Mấy đề văn dễ đây!!! Mại zô, mại zô!!!!

D

depvazoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) về tinh thần học tập của lớp em có cấu trúc câu "từ...đến...".
2. Các bạn giúp mình làm mấy đề này với: (văn nghị luận)
Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !
Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ : Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo : Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Đề 5: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
 
Last edited by a moderator:
L

linhkool97

Tham khoa nha:(( :(( :(( :((
đề 3
Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học quí báu,đó là những kinh nghiệm sản xuất kinh nghiệm chiến đấu và là cách ứng xử trong xã hội,đó cũng là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc nhân cách của con người,để diễn tả cách nhìn nhận này,nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:
"Gần mực thì đen gần đèn thì rạng"
Để hiểu ý ông cha ta muốn nói điều gì trong câu tục ngữ trên,trước hết chúng ta phải tìm hiểu xem mực là gì và đèn là gì?
Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp,những gì xấu xa,đèn là vật phát ra ánh sáng,soi rõ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho cái tốt đẹp,sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn,câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn:gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu
Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội,do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu,dẫn chứng:
Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội.
Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần
Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ,tục ngữ nói về quan niệm đó như:
"Ở bầu thì tròn ở ống thì dài"
hay
"Thói thường gần mực thì đen,anh em bạn hữu phải nên chọn người"
Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ-ngụy đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:
" Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu,giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống
____
Dàn bài đề 1
BÀI VIẾT SỐ 5
ĐỀ 1:Dàn ý:
Mở bài
-Nêu tầm quan trọng của việc học tập trong cuộc sống, đây là một công việc cần phải thực hiện khi còn trẻ và cả những lúc sau này.
Thân bài
a)Lí lẻ:
*Lí lẻ 1:Tìm hiểu từ “học tập” vừa tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo vừa thực tập liên hệ với “học hỏi, học hành”.
*Lí lẻ 2:Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ nhỏ như giọt nước.
*Lí lẻ 3: Mỗi giây phút trôi qua thì trên hành tinh của chúng ta lại có một phát mình ra đời vì thế chúng ta không bao giờ học hết được
b)Dẫn chứng
- Những người có tinh thần học hỏi đều thành công
*Dẫn chứng 1: dẫn chứng thời xưa có Trần Minh Khố Chuối ( Anh có tên như vậy là do Ngày xưa, có một người học trò tên là Trần Miên, học hành rất siêng năng cần mẫn. Nhưng nhà anh nghèo quá, áo quần anh rách nát. Vì quá ham học, anh phải lấy lá chuối đóng khố đi học. Trần Miên phải đi hầu hạ các bạn đồng học nhà giầu, để có cơm ăn mà theo đuổi chuyện bút nghiên. Ban đêm, không có dầu mỡ thắp đèn, Trần Miên phải nhờ vào ánh trăng, hoặc là đi bắt đom đóm để đọc sách.
Người học trò Trần Miên chẳng quản ngại khốn khổ khó nhọc. Ngày đêm anh cố sức học, dùi mài kinh sử để sẽ đi thi. Ðến khoa thi, nhìn thấy thiên hạ quần áo dài rộng, lượt là, còn anh học trò Trần Miên đóng lá chuối, tay ôm tráp như tôi tớ theo hầu các thư sinh. Thi xong, tới lúc xướng danh, bạn bè của Trần Miên đều rớt cạ Vị tân khoa lại là kẻ nghèo nàn, áo vá trăm mảnh, khố lá che thân.)
*Dẫn chứng 2: dẫn chứng thời nay thì có tấm gương của bác Hồ.
-Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn mà tưỡng chừng ta không thể nào vượt qua được
*Dẫn chứng 3: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay.
*Dẫn chứng 4: Dẫn chứng thơ văn
“Học để làm người. biết điều hơn thiệt biết lời thị phi”
“Thương con cho bạc cho tiền
Không bằng cho bút cho nghiên học hành”
-Ngoài ra Khổng Tử còn có câu:
“Học nhi bất yếm”
Hay
“Một rương vàng không bằng một nang chữ”
Kết bài:
-Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích .

Bài làm
Mở bài:
Dân tộc ta từ nghàn đời nay có rất nhiều truyền thống quí báu. Trong số đó “học tập” là một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta sẵn có. Nó chính là một hành trang cho một tương lai tốt đẹp chỉ dành cho những con người chịu khó vươn lên, biết kiên trì chiu khổ.
Thân bài:
Học tập là những chùm rễ đắng cay, đầy những gian nan thử thách mà ta phải thức khuyu dậy sớm, suy nghĩ tìm tòi khổ luyện, nhiều khi mệt mỏi. không những thế mà ta còn phải có sự nhẫn nại, kiên trì vượt qua gian khổ để đi tới những thành công vinh quang quí giá. Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả mà trên thế gian này không ai có thểhọc hết được. Học tập có một vai trò rất thiêng liêng đối với con người nó giúp ta hoàn thiện từ nhân cách đến trí tuệ. “Học” mang tính chất tiếp thu tri thức, kĩ năng, hoàn thiện nhân cách vô cùng phong phú trong cuộc sống. Những con người ham học hỏi đó sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống.Ở trên hành tinh chúng ta cứ mỗi giây mỗi phút trôi qua thì lại có một phát minh ra đời vì vậy mà ta không thể nào mà học hết được những kiến thức. Cũng như vậy, thời xưa có một người học trò tên là Trần Miên, học hành rất siêng năng cần mẫn. Nhưng nhà anh nghèo quá, áo quần anh rách nát. Vì quá ham học, anh phải lấy lá chuối đóng khố đi học. Trần Miên phải đi hầu hạ các bạn đồng học nhà giầu, để có cơm ăn mà theo đuổi chuyện bút nghiên. Ban đêm, không có dầu mỡ thắp đèn, Trần Miên phải nhờ vào ánh trăng, hoặc là đi bắt đom đóm để đọc sách. Người học trò Trần Miên chẳng quản ngại khốn khổ khó nhọc. Ngày đêm anh cố sức học, dùi mài kinh sử để sẽ đi thi. Ðến khoa thi, nhìn thấy thiên hạ quần áo dài rộng, lượt là, còn anh học trò Trần Miên đóng lá chuối, tay ôm tráp như tôi tớ theo hầu các thư sinh. Thi xong, tới lúc xướng danh, bạn bè của Trần Miên đều rớt cả Vị tân khoa lại là kẻ nghèo nàn, áo vá trăm mảnh, khố lá che thân. Hay thời nay thì ở nước ta có chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về ý thức, tinh thần học hỏi không ngừng. Còn trong thơ văn thì Khổng tử có câu:
“Học nhi bất yếm”
Trong kho tàng ca dao Việt Nam thì có câu:
“Một rương vàng không bằng một nang chữ”
Kết bài:
Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích .
thanks jup neu thay co jch:p:p
:khi (48)::khi (48)::khi (48):
 
C

conan99

đề 5:Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Người đi vào lòng dân với bao nét tinh hoa đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, được hoà quyện và nâng cao thêm bởi tinh hoa của văn hoá thế giới.


Từ năm 1924 khi Người còn ở Nga, Nhà thơ Nga Ôxip-Man-Đaxtan đã viết: "Nguyễn Ái Quốc toả ra một nền văn hoá không phải là văn hoá châu Âu mà là một nền văn hoá của tương lai".

Bác Hồ vĩ đại là vậy, Bác để lại cho mỗi chúng ta bao điều cần học tập. Nhưng đối với tôi, điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất, là sự giản dị và khiêm tốn của Bác. Trong cuộc sống đời thường, Bác thanh bạch và giản dị từ cách ăn, mặc đến cách nói, cách viết, cách tiếp xúc với quần chúng.

Quần áo Bác mặc thường ngày là bộ ka ki màu vàng, bộ bà ba nâu với đôi dép cao su. Mùa đông, có lần Bác bận chiếc áo Tôn Trung Sơn có mảnh vá. Có người hỏi: "Kính thưa Chủ tịch, vì sao Người là Chủ tịch nước mà lại mặc áo vá?" Người trả lời vui vẻ: "Đất nước còn nghèo, Chủ tịch có mặc áo vá thì dân mới có áo lành mặc".

Hẳn nhiều người chúng ta đã được xem một bộ phim, tả cảnh trên đường công tác, Bác Hồ xuống suối tắm, tắm xong, Bác phơi quần áo trên mũ và chiếc gậy vác lên vai tiếp tục lên đường. Hình ảnh đó đã làm chúng ta xúc động đến rơi nước mắt.

Món ăn chính của Bác thường là quả cà giòn với món cá kho ngọt dầm tương quen thuộc của xứ Nghệ, quê nhà. Còn lúc tiếp xúc với quần chúng, Người gần gũi, thân tình như người bác, người cha, người ông, không hề có sự phân cách giữa lãnh tụ và nhân dân, Bác tặng kẹo cho trẻ thơ, tặng luạ cho cụ già, vỗ tay cất nhịp cùng hát bài kết đoàn...

Tôi ghi sâu ấn tượng về cách nói và cách viết của Bác. Bác không chỉ dạy các nhà báo về quan điểm viết báo là để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, mà còn phải viết thế nào cho người đọc dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo, nhất là quần chúng lao động.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong một bài viết có kể lại: Hồi ở Việt Bắc, Bác giao cho Đại tướng viết bài báo để ca ngợi phụ nữ. Đại tướng đã để công viết hai trang đánh máy, cho là hay và đem trình Bác. Bác đọc và nói, bài chú viết hay nhưng dân ở đây đọc sẽ không hiểu. Chú rút ngắn lại. Đại tướng đã rút ngắn dần, đem cho nhiều người đọc, đến lúc chỉ còn 200 chữ, đưa trình Bác, Bác đọc và cho đưa đăng.

Bác là người thông tuệ, không chỉ ngôn ngữ dân tộc mà còn biết nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Bác là nhà chính trị, ngoại giao sắc sảo, là nhà văn, nhà thơ lớn đã từng viết những áng văn tuyệt tác như Tuyên ngôn Độc lập, những vần thơ Nhật ký trong tù, sắc nét của Đường thi. Nhưng bao giờ Bác cũng lấy sự giản dị, trong sáng làm đầu. Bác lấy sự học làm đầu và rất khiêm tốn học hỏi.

Chúng ta đã từng biết Bác đã học cách viết báo như thế nào! Từ tập viết ngắn đến viết dài rồi từ viết dài đến viết ngắn. Sau cùng dài ngắn đều viết được. Viết xong mỗi bài, Bác đều đưa cho người phục vụ ít chữ đọc. Chỗ nào không hiểu Bác chữa lại. Nhiều lần, Bác đã dặn các nhà báo là "viết cho ngắn gọn, dễ hiểu", "đừng lằng nhằng dây cà ra dây muống như đưa chắt chắt vào rừng xanh" và "chữ ta có thì dùng, không dùng chữ nước ngoài"...

Gần 2.000 bài báo Bác viết đăng trên báo Việt Nam Độc lập, Nhân Dân và một số báo khác, ít bài dài trên 1.000 chữ mà có sức mạnh giáo dục và chiến đấu như gươm súng. Sự khiêm tốn của Bác còn thể hiện, tự nhận mình là người "học trò nhỏ "của các bậc vĩ nhân đại diện cho nền văn minh nhân loại từ Đức Phật thích ca, Đức Chúa Giê su, Khổng tử, K.Mác, Lênin, đến Tôn Trung Sơn, thánh Gandhi, hay nhà văn L. Tônxtôi...

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói về Bác: "Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, lớn mà không làm ra vĩ đại, soi sáng mà không choáng ngợp".

Nhà thơ Cuba Ô-Tê-Rô đã viết:

Hồ Chí Minh, gốc của dân và cũng chính là dân
Vẫn hoà trong thác dân cuộn chảy
Là gió cuốn vượt muôn đèo dốc núi
Lại thu mình biến hoá trong muôn cây...

(Lê Xuân Quỳnh dịch)

Từ sự giản dị, khiêm tốn của Bác, chúng ta nghĩ nhiều về nếp sống hiện nay. Lịch sử đất nước đã sang trang, đất nước và cuộc sống đã có những đổi thay kỳ diệu. Nhưng đất nước ta vẫn đang còn nghèo, bình quân thu nhập của người dân vẫn còn thấp thua nhiều nước trên thế giới và khu vực, nguy cơ lạc hậu còn tiềm ẩn. Thế mà, một số cán bộ làm việc lười biếng, ăn chơi đua đòi, học làm sang, xa rời quần chúng. Một số vừa lên chức lên quyền, chỉ cán bộ xã, phường thôi, cũng đã lên mặt, doạ nạt nhân dân. Báo chí chẳng thèm đọc, chỉ vụ thành tích, vụ lợi, thích nghe lời nịnh hót.

Một số quan chức lợi dụng những khe hở của cơ chế, tham ô, tham những, lãng phí, ăn chơi phè phỡn, đến thế giới cũng kinh ngạc. Một số nhà báo trẻ mới ra nghề cũng tham viết dài dòng, văn hoa, chất lượng thông tin kém. Thậm chí có nhà báo đã dùng nhiều chiêu vòi tiền, tham lợi lộc uốn cong ngòi bút. Có những quan chức nhà báo phải hầu toà. Đau đớn thay! Chính họ, đang cưỡi trên nhiều nỗi đau khổ, đói nghèo của nhân dân, làm chậm bước tiến của đất nước.

Nhắc lại vài nét về nếp sống cần kiệm, giản dị, khiêm tốn của lãnh tụ vĩ đại để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm, tự nhìn lại mình, cố gắng thực hiện những điều Bác dạy, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội X của Đảng vào cuộc sống, xây dựng đất nước ta đàng hoàng, to đẹp hơn trong thời hội nhập như Bác Hồ hằng mong muốn
 
Top Bottom