Mấy bài văn mới siu tập đc

T

thayboiso1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hồi còn đi học tiểu học, Mây rất thích làm......văn....(sau việc làm nũng để đòi en). Một hôm, Mây được cô giáo ra bài tập về nhà: Hãy tả con vật mà em nuôi

Mây về bắt 1 con.....rận nghiên cứu và tả con rận rất chi tiết, tất nhiên là cô giáo không hài lòng, cô bắt Mây làm lại bài văn là hãy tả con chó nhà em.

Mây bèn làm lại một bài văn như sau: "Nhà em có một con chó, con chó có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận : ...." và Mây bắt đầu tả con rận

Cô giáo đọc bài văn, rất bực mình, liền bắt Mây làm lại lần nữa, lần này là tả con cá

Mây làm bài văn khác y như sau: "Nhà em có một con cá, con cá sống dưới nước nên nó có nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn chắc hẳn nó sẽ có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận : ...."

Rồi một hôm, Mây lại được cô giáo cho ra bài tập về nhà làm : Hãy tả cô bé dễ thương mà em ngồi cạnh

Mây bèn làm một bài văn như sau: " Em được may mắn ngồi cạnh một cô bé dễ thương và vô cùng láu lỉnh , Tóc cô bé dài mượt nên không có rận , Nhưng sau đây em xin được tiếp tục tả con rận : ...." và Mây lại bắt đầu tả con rận

St

Đề : Em hãy phân tích bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.
bài làm: Bài thơ nói lên tâm trạng của tác giả họ Hồ, ông nhớ vợ của mình và thèm ăn chè xôi nước mà vợ mình nấu đến nỗi đã tả vợ mình như cái bánh xôi nước nhằm che dấu dục vọng khi liên tưởng đến cái thân hình trắng trẻo đẫy đà của vợ, lại còn nói vợ mình hay tắm, ngày tắm ba đến bảy lần, ông rất thương vợ ở chỗ mạc dù ông thường đánh đập ra tay nặng với vợ nhưng vợ ông vẫn luôn chung thuỷ với ông mà không bỏ ông đi theo trai, như mấy đứa con gái bây giờ.....

Một nữ sinh giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" như thế này:
"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...".



Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" được 1 người giải thích một cách đầy "sáng tạo":
"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".

Bài văn tả cây bưởi:
Cây bưởi nhà ngọai em trồng thân yếu ớt, còi cọc, nhưng rất nhiều trái. Trái bười nhỏ y như cây bưởi, nhưng rất chua, thân cây đầy gai, nên em không thể leo cây hái được. Lá cây bưởi xì xào trong gió như nói với em là bạn đừng ăn thịt tôi(chắc nhân hóa). Nhưng em không thèm đâu, vì em thích trái mận hơn. Tuy em cũng thích ăn bưởi, nhưng em ghét nó vô cùng vì nó gai tùm lum(??), lá nó rụng nhiều nên mỗi lần về ngọai, mẹ đều bắt em quét lá. Em nghĩ sau này em lớn em sẽ xin ngọai chặt bỏ cây bưởi ích kỷ đó( vô ích?)và em sẽ trồng thật nhiều mận...(Bắt đầu tả về mận cả trang giấy sau)

Một học sinh "miêu tả hình dáng cô giáo em" :
Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn gọn được buông ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo nghoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ..."



Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
Đây chỉ là một trong những "áng văn" độc đáo mà tôi đã gặp trong quá trình dạy học. Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Đấm! Đá! Hự ! Bụp!..." và đã áp dụng khá nhuần nhuyễn khi làm bài văn "Tả con gà nhà em".
Còn đây là bài văn "Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em": "Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'". (Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất).
Một học sinh giỏi toán của lớp, bố mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi", thì tả cô giáo: "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là...". (Xin lỗi, tôi không thể tiết lộ (...) được).
Khi cô giáo ra đề bài: "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian", có em đã viết: "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã". Chao ôi! Sự tưởng tượng này rất có thể bắt nguồn từ thực tế em được chứng kiến các cuộc nhậu triền miên ở xung quanh.


Một học sinh mê truyện trinh thám thì tả tiết học trong lớp như thế này: "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp...".
Với đề bài "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em", một học sinh "tả thực" như sau: "... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại".
Ca dao, tục ngữ vốn là những thứ rất thân thuộc với người Việt từ nhỏ. Thế mà học sinh, sinh viên của chúng ta cũng có những kiến giải rất lý thú. Một nữ sinh giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" như thế này: "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...". Hay như câu "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" có người giải thích một cách đầy "sáng tạo": "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".

:eek::eek::eek::eek::eek::eek:
 
T

thayboiso1

TUYÊN NGÔN "HỌC TẬP"

Hỡi toàn thể học sinh, sinh viên!


Tất cả học sinh, sinh viên đều có quyền học tập. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được học, quyền được học nữa và quyền được học mãi.


Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Học tập của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các học sinh, sinh viên trên thế giới đều có quyền học tập, học sinh, sinh viên nào cũng có quyền học, quyền học nữa và quyền học mãi.


Thế mà bao năm nay, các giáo viên lợi dụng quyền học tập của học sinh, sinh viên để đàn áp chúng ta phải thi lại, học lại và thậm chí là lưu ban. Hành động của họ trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.


Chúng ta muốn an lành, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, giáo viên càng lấn tới, vì họ quyết cho chúng ta thi lại, học lại, lưu ban một lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không để bị lưu ban, nhất định không để học lại hay thi lại...


Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ học sinh, sinh viên nào, dù nam hay nữ, dù thông minh hay đần độn, không phân biệt mập gầy hay cao thấp, không lăn tăn giàu có hay nghèo hèn. Hễ là học sinh, sinh viên thì phải làm mọi cách để có kết quả thi tốt.


Ai có sách dùng sách, ai có phao thì dùng phao. Không có sách, có phao thì nhìn đứa kế bên mà chép, không chép được thì đi chạy điểm. Không chạy điểm được thì thi lại, mà thi lại thì phải học mọi cách để thi lại thật tốt..."
 
S

sunflower10c1

Đung la nhưngx bai văn bất hủ.....có 1 0 2..........bái phục............................:))
 
H

hiensau99

Văn bây giờ HS chủ yếu là chép văn mẫu. Nhưng Hs chép văn mẫu cũng có lí do: Bố mẹ bắt học thêm nhiều quá, học thêm ngày đêm, lại hok chú trọng đến văn nên mặc kệ cho con muốn học văn thế nào thì học mà chỉ quan tâm đến Toán, Lí, Hóa.... CHính vì vậy, HS bây giờ hok có tình cảm với văn học, cầm quyển sách là chán, các thầy cô giảng văn cũng buồn ngủ,..Thật buồn cho văn học Vn
 
Top Bottom