Sử 8 Mặt tích cực và tiêu cực

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Việc Pháp đã làm đối với Việt Nam chủ yếu thể hiện ở 2 chương trình khai thác thuộc địa, do vậy câu này hiểu theo ý là nói về 2 chương trình ấy...
Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với kinh tế, xã hội Việt Nam :
* Về kinh tế :
- Tích cực : Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân ; thành thị theo hướng hiện đại ra đời ; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực : Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức lười. sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy :
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt;
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ;
+ công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
—> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ. lạc hậu và phụ thuộc.
* Về xã hội : Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới :
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.
- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
 
  • Like
Reactions: thaov4035

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
Việt Nam không còn là một quốc gia độc lập, trở thành chế độ quân chủ nửa thuộc địa, phải phụ thuộc vào Pháp. Bằng các hiệp ước ký với triều Nguyễn, Việt Nam bị người Pháp chia thành 3 Kỳ (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ) với các chế độ chính trị, bộ máy hành chính và hệ thống luật pháp khác nhau. Do các ràng buộc trong những Hiệp ước đã ký với nhà Nguyễn, Pháp không xây dựng một hình thức nhà nước dân chủ tại Việt Nam mà nhà Nguyễn vẫn tồn tại với các thành viên hoàng gia, quý tộc, quan lại... Nhà Nguyễn mất uy tín chính trị, vương quyền không còn là yếu tố đoàn kết quốc gia như các nước quân chủ khác trên thế giới. Chế độ bảo hộ của Pháp đã biến người Việt thành những nhân viên hành chính chỉ biết thừa hành một cách thụ động, thiếu sáng tạo còn quyền lãnh đạo nằm trong tay người Pháp.
Trong chính quyền thuộc địa, tri thức, tài năng, đạo đức không được xem trọng bằng sự trung thành và phục tùng đối với người Pháp. Thuật lãnh đạo không được truyền lại, khả năng lãnh đạo quốc gia của người Việt thui chột đi, đạo đức và năng lực của giới công chức nhà nước người Việt suy đồi. Người Pháp không có ý định trao trả độc lập cho người Việt nên họ không đào tạo một tầng lớp tinh hoa người Việt đủ sức lãnh đạo, quản trị quốc gia. Đa số người Việt thiếu trưởng thành về mặt chính trị do bị loại ra khỏi đời sống chính trị quốc gia cùng chính sách ngu dân của người Pháp. Nhà vua mất vai trò là người quyết định và giám sát tối cao mọi hoạt động nhà nước còn người Pháp không có những biện pháp hữu hiệu chống tệ quan liêu, tham nhũng, cường hào ác bá.
Người dân thuộc địa mất liên kết với nhà nước, bất mãn với cách cai trị của người Pháp và triều đình nhà Nguyễn. Chủ nghĩa dân tộc và tinh thần chống Pháp phát triển mạnh.Trong bối cảnh đó, những tư tưởng cách mạng du nhập từ phương Tây, được phổ biến rộng rãi thông qua sự truyền bá của chủ nghĩa cộng sản cũng như qua hệ thống giáo dục của người Pháp. Các đảng phái chủ trương dùng bạo lực giành chính quyền hoạt động bí mật tại Việt Nam hoặc lưu vong ở nước ngoài.
Năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh tạo điều kiện cho các đảng phái bí mật công khai hoạt động, tuyển mộ đảng viên và thu hút quần chúng. Triều đình nhà Nguyễn cải tổ thành Đế quốc Việt Nam nhưng không đủ uy tín chính trị để thu hút quần chúng, không có lực lượng để duy trì an ninh. Sau Cách mạng tháng Tám các đảng phái non trẻ, thiếu kinh nghiệm hoạt động trong một nền dân chủ, thiếu kinh nghiệm trị quốc, bị chia rẽ vì những khác biệt ý thức hệ và bất đồng trong đường lối chính trị, cạnh tranh nhau giành quyền lãnh đạo quốc gia.
Với sự quay lại của thực dân Pháp năm 1945, xung đột Pháp - Việt và giữa người Việt với nhau bùng phát ngay khi Việt Nam vừa giành độc lập kéo dài cho đến tận năm 1975, sau đó lại tiếp tục là chiến tranh với Khmer Đỏ và Trung Quốc kéo dài tới năm 1988. Các cuộc chiến tranh liên tiếp kéo dài suốt 40 năm khiến hàng triệu người chết, khiến Việt Nam bị tàn phá nặng nề về kinh tế, gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ người Việt và dẫn đến sự ra đi của hơn một triệu người trong đó nhiều người thuộc giới trí thức. Sự chia rẽ của người Việt; tình trạng đạo đức xã hội và truyền thống văn hóa bị tan rã; tâm lý sính ngoại, vọng ngoại, ỷ ngoại và bài ngoại phổ biến; bộ máy nhà nước có năng lực hạn chế, quốc gia thiếu những người lãnh đạo tài năng và những chính trị gia có tầm nhìn; dân chúng thiếu trưởng thành về mặt chính trị; cùng nỗi ám ảnh quá khứ thuộc địa còn kéo dài đến tận ngày nay.
nguồn:wiki
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Nhận xét về mặt tích cực và mặt tiêu cực của Pháp ở Việt Nam ?
Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với kinh tế, xã hội Việt Nam :
* Về kinh tế :
- Tích cực : Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân ; thành thị theo hướng hiện đại ra đời ; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực : Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức lười. sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy :
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt;
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ;
+ công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
—> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ. lạc hậu và phụ thuộc.
* Về xã hội : Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới :
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.
- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
 
Top Bottom