Vật lí 11 Mạch điện

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn điện có suất điện động E =56V , có điện trở trong không đáng kể, [tex]R_{1}=R_{2}=15\Omega[/tex] , [tex]R_{3}=30\Omega[/tex] , [tex]C=2\mu F[/tex] . Người ta chuyển khóa K liên tục giữa A và B sau những khoảng thời gian bằng nhau. Tìm cường độ dòng điện trung bình qua R3 sau khi đã chuyển khóa K qua lại rất nhiều lần.
85068621_892199774570303_4542424233350791168_n.png

Bài giải của người ta như thế này ạ. Em thắc mắc là vì sao qua tụ điện mà vẫn có dòng I3 ạ? Không phải tụ điện là mạch nhánh đó bị hở hay sao ạ
85215298_1666750366806414_8903402062839021568_n.png

@Đức Hải @trà nguyễn hữu nghĩa @Trai Họ Nguyễn @Hiền Lang
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Nguồn của bài này đáng tin cậy không? Vì anh thấy cách ra đề và cách giải phản khoa học.

Qua tụ chỉ có điện lượng Q, nó không ổn định theo thời gian để được gọi là 1 dòng điện.
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Nguồn của bài này đáng tin cậy không? Vì anh thấy cách ra đề và cách giải phản khoa học.

Qua tụ chỉ có điện lượng Q, nó không ổn định theo thời gian để được gọi là 1 dòng điện.
Nguồn thì em lân la tìm bài trên mạng giải thôi ạ
Em cũng có ý giống như anh. Nếu có tụ trong mạch thì khi vẽ lại mạch sẽ bỏ tụ đi vì không có dòng điện qua đây.
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Nguồn của bài này đáng tin cậy không? Vì anh thấy cách ra đề và cách giải phản khoa học.

Qua tụ chỉ có điện lượng Q, nó không ổn định theo thời gian để được gọi là 1 dòng điện.
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng thôi mà anh, đâu cần phải ổn định đâu ạ.
Trong quá trình tích điện cho tụ vẫn có dòng điện qua tụ và em nghĩ cách giải người ta là đúng.
Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn điện có suất điện động E =56V , có điện trở trong không đáng kể, [tex]R_{1}=R_{2}=15\Omega[/tex] , [tex]R_{3}=30\Omega[/tex] , [tex]C=2\mu F[/tex] . Người ta chuyển khóa K liên tục giữa A và B sau những khoảng thời gian bằng nhau. Tìm cường độ dòng điện trung bình qua R3 sau khi đã chuyển khóa K qua lại rất nhiều lần.
85068621_892199774570303_4542424233350791168_n.png

Bài giải của người ta như thế này ạ. Em thắc mắc là vì sao qua tụ điện mà vẫn có dòng I3 ạ? Không phải tụ điện là mạch nhánh đó bị hở hay sao ạ
85215298_1666750366806414_8903402062839021568_n.png

@Đức Hải @trà nguyễn hữu nghĩa @Trai Họ Nguyễn @Hiền Lang
Tích điện thì điện tích phải dịch chuyển đến các bản tụ, và trong quá trình tích điện thì vẫn có dòng điện nên anh nghĩ người ta đang nói đến "trong quá trình tích điện cho tụ"
 
  • Like
Reactions: Deathheart

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Q/t mới là I em. Ở đây ta chỉ có thông số của Q mà hoàn toàn không thể xác định được thời gian t, nghĩa là trong 1 micro giây hay 10 micro giây tụ bị mất điện tích? Nó không thay đổi Q nhưng I thì chênh lệch 10 lần.
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Q/t mới là I em. Ở đây ta chỉ có thông số của Q mà hoàn toàn không thể xác định được thời gian t, nghĩa là trong 1 micro giây hay 10 micro giây tụ bị mất điện tích? Nó không thay đổi Q nhưng I thì chênh lệch 10 lần.
theo em hiểu thì I3 và I3' mà người ta nói là cường độ dòng điện trung bình cho cả quá trình tích điện.
tức là: [tex]I_3 = \frac{Q_3}{\Delta t}[/tex] và [tex]I_3' = \frac{Q_3'-Q_3}{\Delta t}[/tex]
Người ta nói chuyển khóa K giữa A và B trong những khoảng tg bằng nhau có nghĩa là đã cho thời gian xác định rồi đó anh.
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Nếu bài này họ bảo tốc độ đóng/ mở khóa k của họ nhanh hơn tốc độ dòng điện thì anh chấp nhận. Mà hẳn em biết tốc độ dòng điện là bao nhiêu rồi chứ?

Khi vừa đóng bên A, lúc ban đầu 1 phần điện tích sẽ chảy vào tụ nên thừa nhận là I1 > I2, nhưng khi điện tích đã tích đầy điện thì I1 và I2 phải bằng nhau vì điện tích không di chuyển vào tụ nữa.

Vậy, các công thức của họ chỉ đúng khi họ đóng, mở khóa K nhanh hơn tốc độ điện.
 
Top Bottom