Toán 12 Ma trận nghịch đảo

Vũ Hoàng Linh

Học sinh
Thành viên
15 Tháng một 2019
25
1
21
24
Hà Nam
Thpt c thanh liem
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người cho mình hỏi nếu có 1 pt: A.X=B =>X=A^-1.B
X.A=B =>X=B.A^-1
có phải thế ko ạ, vì đổi vai trò đi cho nhau kết quả nhân sẽ khác , mình cảm thấy thật khó hiểu , ai đã từng làm dạng này rồi thì giúp mình thông với ạ
 

Tiến Phùng

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
27 Tháng mười 2018
3,742
3,706
561
Hà Nội
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phép nhân ma trận không có tính chất giao hoán. Nó chỉ giao hoán được khi 2 ma trận vuông nhân với nhau thì phải. Theo anh nhớ là vậy
Tổng quát thì X.A khác với A.X
 

Cá Rán Tập Bơi

Học sinh
Thành viên
9 Tháng tám 2018
141
181
46
TP Hồ Chí Minh
Trường Không Học
Quy tắc là làm sao để cho ẩn X đứng 1 mình 1 vế ko chơi với ai cả là xong, để ra được thế thì thằng cần biến mất nằm bên nào, cứ nhân nghịch đảo của nó về bên ấy với cả 2 vế (ví dụ: A.X=B thì cần biến mất A, mà A nằm bên trái của X nên nhân vào bên trái cả 2 vế với ma trận [tex]A^{-1}[/tex] ta sẽ có phép tính: [tex]A^{-1}.A.X=A^{-1}.B\rightarrow X=A^{-1}.B[/tex]

Hoặc [tex]A.X.B=C[/tex] chẳng hạn, thì ta cần làm biến mất cả A lẫn B. Mà A nằm bên trái X nên nhân trái 2 vế với [tex]A^{-1}[/tex]; B nằm bên phải X nên nhân phải 2 vế với [tex]B^{-1}[/tex], ta có: [tex]A^{-1}A.X.B.B^{-1}=A^{-1}.C.B^{-1}\rightarrow X=A^{-1}.C.B^{-1}[/tex]

Phức tạp hơn, ví dụ [tex]A.B.X.C=D[/tex] thì ta cứ làm từ từ, đầu tiên cho 2 ma trận 2 đầu biến mất bằng cách nhân như trên:
[tex]A^{-1}A.B.X.C.C^{-1}=A^{-1}.D.C^{-1}\rightarrow B.X=A^{-1}.D.C^{-1}[/tex]
Tới đây lại làm như bước 1: [tex]B^{-1}B.X=B^{-1}.A^{-1}.D.C^{-1}\rightarrow X=B^{-1}.A^{-1}.D.C^{-1}[/tex]

Thế là xong, khá đơn giản
 
  • Like
Reactions: ledoanphuonguyen
Top Bottom