J
jeetkunedo_9x


Lý Tiểu Long và triết lý Triệt quyền đạo
Lý Tiểu Long là thiên tài võ thuật thế giới. Anh men theo võ thuật để nhập “đạo”, mượn thực tiễn và thể nghiệm để chứng thực rằng “đạo ở trong công phu”. Cũng chính vì điều ấy mà Lý mới sáng lập và phấn đấu vì môn “Triệt quyền đạo”(Jeet Kune Do).
Võ thuật như nước
Trong hệ thống lý luận Triệt quyền đạo, Lý Tiểu Long lấy “nước” làm biểu tượng của cảnh giới võ thuật tối cao. “Hãy trở thành nước, các bạn tôi! Giống như nước vậy, khi bạn rót nó vào trong ly, nó thành chiếc ly; khi bạn rót nó vào chén, nó thành chén”.
Có một lần, do lo nghĩ về điều cốt tử của võ thuật là gì, đầu óc Lý Tiểu Long căng thẳng, không tập trung luyện võ, sư phụ Diệp Vấn hiểu ý mới bảo anh nên buông lỏng, về nghỉ ngơi, không nên luyện nữa. Lý Tiểu Long về nhà suốt một tuần suy nghĩ vẫn không ra, nên ra bờ biển, lên chiếc ghe nhỏ bơi cho khuây khoả. Không ngờ, khi đấm xuống nước để bơi thuyền, anh hốt nhiên tỉnh ngộ.
Từ đó, Lý đem võ học tích luỹ bấy lâu của mình “biến” thành nước. Nước vốn không có hình thái cố định, võ thuật cũng vậy. Sự mềm yếu của nước có thể phá mọi thứ cứng rắn, quyền thuật nếu có thể đạt đến cực nhu thì cũng trở thành chí cương.
Phương pháp "không phương pháp"
Triệt quyền đạo của Lý không có hệ thống bài quyền hay kỹ thuật riêng biệt, phái này cũng không có biểu tượng. Triệt quyền đạo không còn bị ước thúc bởi hình thức, vì thế gọi nó là một võ phái chẳng bằng nói đó là một khái niệm quyền thuật. Triết lý võ đạo của Lý được phản ảnh rõ nét trong phim Long tranh hổ đấu. Đầu phim là đoạn Lý Tiểu Long hướng dẫn Đổng Vĩ ra đòn tấn công: phải dựa vào trực giác của bản năng để có phản ứng nhanh nhất và hữu hiệu nhất.
Vượt qua chính mình
Là cao thủ truy cầu cảnh giới võ thuật tối cao, Lý Tiểu Long không đánh giá cao giá trị ứng dụng của võ thuật. Dưới góc nhìn ấy, kẻ thù chính là bản thân mình chứ không phải là lão chủ hãng nước đá trong Đường Sơn đại huynh, võ sĩ Nhật Bản trong Tinh võ môn hay nhà vô địch thế giới trong Mãnh long quá giang. Những bộ phim Lý đóng phải kết nối lại xem liên tục mới thấy được triết lý võ thuật và cảnh giới công phu mà Lý biểu đạt.
Nếu chỉ xem một phim sẽ không nhận diện “trí tuệ võ học” của Lý: anh đánh bại cao thủ giỏi nhất nhưng không dùng một công phu cố định nào của riêng mình mà sử dụng chính những công phu mà người khác cho là lợi hại nhất để hạ gục họ.
form: vietnamfight.com
Lý Tiểu Long là thiên tài võ thuật thế giới. Anh men theo võ thuật để nhập “đạo”, mượn thực tiễn và thể nghiệm để chứng thực rằng “đạo ở trong công phu”. Cũng chính vì điều ấy mà Lý mới sáng lập và phấn đấu vì môn “Triệt quyền đạo”(Jeet Kune Do).
Võ thuật như nước
Trong hệ thống lý luận Triệt quyền đạo, Lý Tiểu Long lấy “nước” làm biểu tượng của cảnh giới võ thuật tối cao. “Hãy trở thành nước, các bạn tôi! Giống như nước vậy, khi bạn rót nó vào trong ly, nó thành chiếc ly; khi bạn rót nó vào chén, nó thành chén”.
Có một lần, do lo nghĩ về điều cốt tử của võ thuật là gì, đầu óc Lý Tiểu Long căng thẳng, không tập trung luyện võ, sư phụ Diệp Vấn hiểu ý mới bảo anh nên buông lỏng, về nghỉ ngơi, không nên luyện nữa. Lý Tiểu Long về nhà suốt một tuần suy nghĩ vẫn không ra, nên ra bờ biển, lên chiếc ghe nhỏ bơi cho khuây khoả. Không ngờ, khi đấm xuống nước để bơi thuyền, anh hốt nhiên tỉnh ngộ.
Từ đó, Lý đem võ học tích luỹ bấy lâu của mình “biến” thành nước. Nước vốn không có hình thái cố định, võ thuật cũng vậy. Sự mềm yếu của nước có thể phá mọi thứ cứng rắn, quyền thuật nếu có thể đạt đến cực nhu thì cũng trở thành chí cương.
Phương pháp "không phương pháp"
Triệt quyền đạo của Lý không có hệ thống bài quyền hay kỹ thuật riêng biệt, phái này cũng không có biểu tượng. Triệt quyền đạo không còn bị ước thúc bởi hình thức, vì thế gọi nó là một võ phái chẳng bằng nói đó là một khái niệm quyền thuật. Triết lý võ đạo của Lý được phản ảnh rõ nét trong phim Long tranh hổ đấu. Đầu phim là đoạn Lý Tiểu Long hướng dẫn Đổng Vĩ ra đòn tấn công: phải dựa vào trực giác của bản năng để có phản ứng nhanh nhất và hữu hiệu nhất.
Vượt qua chính mình
Là cao thủ truy cầu cảnh giới võ thuật tối cao, Lý Tiểu Long không đánh giá cao giá trị ứng dụng của võ thuật. Dưới góc nhìn ấy, kẻ thù chính là bản thân mình chứ không phải là lão chủ hãng nước đá trong Đường Sơn đại huynh, võ sĩ Nhật Bản trong Tinh võ môn hay nhà vô địch thế giới trong Mãnh long quá giang. Những bộ phim Lý đóng phải kết nối lại xem liên tục mới thấy được triết lý võ thuật và cảnh giới công phu mà Lý biểu đạt.
Nếu chỉ xem một phim sẽ không nhận diện “trí tuệ võ học” của Lý: anh đánh bại cao thủ giỏi nhất nhưng không dùng một công phu cố định nào của riêng mình mà sử dụng chính những công phu mà người khác cho là lợi hại nhất để hạ gục họ.
form: vietnamfight.com