Toán 11 lý thuyết tổ hợp và xác suất

Sweetdream2202

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
24 Tháng mười 2018
1,616
1,346
216
24
TP Hồ Chí Minh
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Tổ hợp
1. Quy tắc đếm

a. Quy tắc nhân:
Nếu một công việc nào đó phải hoàn thành qua n giai đoạn liên tiếp, trong đó:
Giai đoạn 1 có [tex]m_1[/tex] cách thực hiện
Giai đoạn 2 có [tex]m_2[/tex] cách thực hiện
…. ………..
Giai đoạn n có mn cách thực hiện
Khi đó, có: [tex]m_1.m_2...m_n[/tex] cách để hoàn thành công việc đã cho.
b. Quy tắc cộng:
Nếu một công việc nào nó có thể thực hiện theo n hướng khác nhau, trong đó:
Hướng thứ 1 có [tex]m_1[/tex] cách thực hiện
Hướng thứ 2 có [tex]m_2[/tex] cách thực hiện
…. ………..
Hướng thứ n có mn cách thực hiện
Khi đó, có: [tex]m_1+m_2+...+m_n[/tex] cách để hoàn thành công việc đã cho.
Nhận xét: Từ định nghĩa của quy tắc cộng và quy tắc nhân trên, ta thấy rằng:
- Nếu bỏ 1 giai đoạn nào đó mà ta không thể hoàn thành được công việc (không có kết quả) thì lúc đó ta cần phải sử dụng quy tắc nhân.
- Nếu bỏ 1 giai đoạn nào đó mà ta vẫn có thể hoàn thành được công việc (có kết quả) thì lúc đó ta sử dụng quy tắc cộng.
2. Hoán vị
- một hoán vị của n phần tử khác nhau là một cách sắp xếp n phần tử đó.
- số hoán vị của n phần tử là: [tex]P_n=n![/tex]
* Hoán vị lặp:
- nếu nhóm n phần tử chỉ gồm k loại phần tử khác nhau, loại phần tử thứ i có [tex]m_1[/tex] phần tử trong n phần tử, [tex]\sum m_i=n[/tex], và các phần tử cùng loại không phân biệt nhau. khi đó là có hoán vị lặp và số hoán vị lặp được tính:
[tex]P_n=\frac{n!}{m_1!...m_k!}[/tex]
* ví dụ: số các số tự nhiên gồm 7 chữ số trong đó có 3 chữ số 1, 2 chữ số 2 và 2 chữ số 3 là là số hóan vị của các phần tử 1,1,1,2,2,3,3. ta có:
[tex]\frac{7!}{3!.2!.2!}=210[/tex] số
3. Chỉnh hợp
- một chỉnh hợp chập k của n phần tử khác nhau là một nhóm gồm k phần tử khác nhau được lấy từ n phần tử đó và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định.
- số chỉnh hợp chập k của n phần tử: [tex]A_{n}^{k}=\frac{n!}{(n-k)!}[/tex]
* Chỉnh hợp lặp
- khi k phần tử lấy ra có sự trùng lặp nhưng vẫn có thứ tự thì ta có chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử. số chỉnh hợp lặp được tính bởi công thức: [tex]\overline{A}_{n}^{k}=n^k[/tex]
* ví dụ: Biển đăng kí ô tô có 6 chữ số và 2 chữ cái đầu tiên trong 26 chữ cái (không dùng chữ O và I ). Hỏi số ô tô được đăng kí nhiều nhất là bao nhiêu?
Gọi X là tập hợp các chữ cái dùng trong bảng đăng kí, suy ra X có 24 phần tử ( vì không dùng O và I ). Vì vậy ta có [tex]\overline{A}_{24}^{2}=24^2[/tex] cách chọn cho hai chữ cái đầu tiên. Gọi Y là tập hợp các chữ số dùng trong bảng đăng kí, suy ra Y có 10 phần tử. Vì vậy có [tex]\overline{A}_{10}^{6}=10^6[/tex] cách chọn cho 6 chữ số còn lại. Do đó có tất cả [tex]10^6.24^2[/tex] biển số.
4. Tổ hợp
- một tổ hợp chập k của n phần tử khác nhau là một nhóm gồm k phần tử khác nhau được lấy từ n phần tử đó, thứ tự không quan trọng.
[tex]C_{n}^{k}=\frac{n!}{k!(n-k)!}[/tex]
* chú ý: [tex]C_{n}^{0}=1[/tex]
II. Xác suất
1. định nghĩa xác suất

- giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử với không gian mẫu [tex]\Omega[/tex] chỉ có hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện. ta gọi tỉ số [tex]\frac{n(A)}{n(\Omega )}[/tex] được gọi là xác suất của biến cố A.
- kí hiệu: [tex]P(A)=\frac{n(A)}{n(\Omega) }[/tex]
-với n(A) là số phần tử của A, hay số kết quả thuận lợi cho A, [tex]n(\Omega)[/tex] là số phần tử của [tex]\Omega[/tex]
2. Tính chất của xác suất
  • [tex]P(\Omega )=1; P(\varnothing )=0;0\leq P(A)\leq 1[/tex] với mọi biến cố A
  • [tex]P(\overline{A})=1-P(A)[/tex] với mọi biến cố A
  • nếu A và B là 2 biến cố xung khắc cùng liên quan đến phép thử thì: P(A∪B) = P(A) + P(B)
  • với A và B là 2 biến cố bất kì thì: P(A∪B) = P(A) + P(B) -P(A∩B)
 
Top Bottom