

Lý thuyết Hệ trục tọa độ
1. Trục tọa độ
Một đường thẳng được gọi là trục tọa độ (hay gọi tắc là trục) nếu trên đó đã chọn một điểm O làm gốc và vectơ i→ có độ dài bằng 1 là vectơ đơn vị. Hướng của vectơ i→ là hướng của trục. chẳng hạn, ta có trục x’Ox thì hướng của i→ là x’x.
2. Tọa độ của vectơ trên trục
- Cho vectơ u→ nằm trên trục x’Ox. Vì u→ cùng phương với i→ nên tồn tại duy nhất số thực x sao cho u→=xi→, x được gọi là tọa độ của vectơ u→. Kí hiệu u→=(x) hoặc đơn giản u→(x) để chỉ vectơ u→ có tọa độ x.
+ Rõ ràng, u→ cùng hướng với i→ khi và chỉ khi x ≥ 0 ;
u→ ngược hướng với i→ khi và chỉ khi x ≤ 0 ;
+ Vectơ – không có tọa độ bằng 0.
- Tọa độ của vectơ AB→ được gọi là độ dài đại số của vectơ AB→, kí hiệu là:
3. Tọa độ của điểm trên trục
- Cho điểm M trên trục x’Ox. Tọa độ của vectơ OM→ cũng được gọi là tọa độ của điểm M, kí hiệu M(x). Đôi khi để cho thuân tiện người ta còn dùng kí hiệu:
- Độ dài đại số của một vectơ trên trục được tính theo tọa độ của điểm đầu và tọa độ điểm cuối:
4. Hệ trục tọa độ Đề - các
- Cho hai trục x’Ox, y’Oy vuông góc với nhau tại gốc chung O. Hệ hai trục xác định như trên gọi hệ trục tọađộ Oxy (hệ trục tọa độ Đề - các vuông góc); x’Ox là trụ hoành, y’Oy là là trục tung, O là gốc của hệ trục (gốc tọa độ).
- Mặt phẳng có gắn hệ trục tọa độ như trên gọi là mặt phẳng tọa độ.
5. Tọa độ của vectơ
- Cho mặt phẳng tọa độ Oxy với các vectơ đơn vị của trục hoành và trục tung lần lượt là i→, j→ . Vì i→và j→ không cùng phương nên với mỗi vectơ u→ trên mặt phẳng tọa độ, tồn tại suy nhất cặp số (x ; y) sao cho u→ = xi→ + yj→.
Cặp số (x; y) được gọi là tọa độ của vectơ u→ (x là hoành độ, y là tung độ) , kí hiệu u→=(x;y) hoặc u→(x;y).
- Cho hiệu u→ = (x;y) , u'→=(x';y' ). Ta có:
Tổng quát, αu→ + βu'→=(αx+βx', αy+βy' ) ∀α,β ∈ R .
6. Tọa độ của điểm
- Cho điểm M trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Tọa độ của vectơ OM→ được gọi là tọa độ của điểm M.
Để biểu thị M có tọa độ (x ; y) ta viết M = (x ; y) hoặc đơn giản M(x; y). Ta cũng dùng kí hiệu xN ,yMđể chỉ hoành độ và tung độ của điểm M.
M = (x; y) <=> OM→=(x;y).
- Tọa độ của vectơ tính theo tọa độ điểm đầu và điểm cuối:
AB→=(xB-xA; yB-yA )
- Trung điểm I của đoạn thẳng MN có tọa độ :
- Trọng tâm G của tam giác ABC có tọa độ:
7. Kiến thức mở rộng
Định lí Ta – lét (dưới dạng độ dài đại số) : Cho tam giác ABC. Các điểm B’, C’ theo thứ tự thuộc các đường thẳng AB, AC. Ta có:
1. Trục tọa độ
Một đường thẳng được gọi là trục tọa độ (hay gọi tắc là trục) nếu trên đó đã chọn một điểm O làm gốc và vectơ i→ có độ dài bằng 1 là vectơ đơn vị. Hướng của vectơ i→ là hướng của trục. chẳng hạn, ta có trục x’Ox thì hướng của i→ là x’x.
2. Tọa độ của vectơ trên trục
- Cho vectơ u→ nằm trên trục x’Ox. Vì u→ cùng phương với i→ nên tồn tại duy nhất số thực x sao cho u→=xi→, x được gọi là tọa độ của vectơ u→. Kí hiệu u→=(x) hoặc đơn giản u→(x) để chỉ vectơ u→ có tọa độ x.
+ Rõ ràng, u→ cùng hướng với i→ khi và chỉ khi x ≥ 0 ;
u→ ngược hướng với i→ khi và chỉ khi x ≤ 0 ;
+ Vectơ – không có tọa độ bằng 0.
- Tọa độ của vectơ AB→ được gọi là độ dài đại số của vectơ AB→, kí hiệu là:
3. Tọa độ của điểm trên trục
- Cho điểm M trên trục x’Ox. Tọa độ của vectơ OM→ cũng được gọi là tọa độ của điểm M, kí hiệu M(x). Đôi khi để cho thuân tiện người ta còn dùng kí hiệu:
- Độ dài đại số của một vectơ trên trục được tính theo tọa độ của điểm đầu và tọa độ điểm cuối:
4. Hệ trục tọa độ Đề - các
- Cho hai trục x’Ox, y’Oy vuông góc với nhau tại gốc chung O. Hệ hai trục xác định như trên gọi hệ trục tọađộ Oxy (hệ trục tọa độ Đề - các vuông góc); x’Ox là trụ hoành, y’Oy là là trục tung, O là gốc của hệ trục (gốc tọa độ).
- Mặt phẳng có gắn hệ trục tọa độ như trên gọi là mặt phẳng tọa độ.
5. Tọa độ của vectơ
- Cho mặt phẳng tọa độ Oxy với các vectơ đơn vị của trục hoành và trục tung lần lượt là i→, j→ . Vì i→và j→ không cùng phương nên với mỗi vectơ u→ trên mặt phẳng tọa độ, tồn tại suy nhất cặp số (x ; y) sao cho u→ = xi→ + yj→.
Cặp số (x; y) được gọi là tọa độ của vectơ u→ (x là hoành độ, y là tung độ) , kí hiệu u→=(x;y) hoặc u→(x;y).
- Cho hiệu u→ = (x;y) , u'→=(x';y' ). Ta có:
Tổng quát, αu→ + βu'→=(αx+βx', αy+βy' ) ∀α,β ∈ R .
6. Tọa độ của điểm
- Cho điểm M trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Tọa độ của vectơ OM→ được gọi là tọa độ của điểm M.
Để biểu thị M có tọa độ (x ; y) ta viết M = (x ; y) hoặc đơn giản M(x; y). Ta cũng dùng kí hiệu xN ,yMđể chỉ hoành độ và tung độ của điểm M.
M = (x; y) <=> OM→=(x;y).
- Tọa độ của vectơ tính theo tọa độ điểm đầu và điểm cuối:
AB→=(xB-xA; yB-yA )
- Trung điểm I của đoạn thẳng MN có tọa độ :
- Trọng tâm G của tam giác ABC có tọa độ:
7. Kiến thức mở rộng
Định lí Ta – lét (dưới dạng độ dài đại số) : Cho tam giác ABC. Các điểm B’, C’ theo thứ tự thuộc các đường thẳng AB, AC. Ta có: