Lý thi học kì 2 khó

S

snsdpro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình không giỏi lý lắm nên bạn nào biết thì giúp mình nha. Cảm ơn nhiều

Hai con lắc đơn m1 và m2 (2m1=m2) và có chiều dài l1 và l2 (l1=l2) được treo sát nhau sao cho m1 và m2 ở cùng độ cao.Kéo con lắc m1 lệch khỏi phương thẳng đứng một góc = 45 độ rồi thả nhẹ cho m1 chuyển động trực diện va chạm đàn hồi trực diện với m2 Hãy xác định góc lệch lớn nhất của mỗi con lắc
 
N

nguyenkm12

Mình không giỏi lý lắm nên bạn nào biết thì giúp mình nha. Cảm ơn nhiều

Hai con lắc đơn m1 và m2 (2m1=m2) và có chiều dài l1 và l2 (l1=l2) được treo sát nhau sao cho m1 và m2 ở cùng độ cao.Kéo con lắc m1 lệch khỏi phương thẳng đứng một góc = 45 độ rồi thả nhẹ cho m1 chuyển động trực diện va chạm đàn hồi trực diện với m2 Hãy xác định góc lệch lớn nhất của mỗi con lắc

xin cái định nghĩa về góc lệch trong trường hợp này
 
C

congratulation11

Mình không giỏi lý lắm nên bạn nào biết thì giúp mình nha. Cảm ơn nhiều

Hai con lắc đơn m1 và m2 (2m1=m2) và có chiều dài l1 và l2 (l1=l2) được treo sát nhau sao cho m1 và m2 ở cùng độ cao.Kéo con lắc m1 lệch khỏi phương thẳng đứng một góc = 45 độ rồi thả nhẹ cho m1 chuyển động trực diện va chạm đàn hồi trực diện với m2 Hãy xác định góc lệch lớn nhất của mỗi con lắc

Bài này bạn cần quan tâm đến định luật bảo toàn cơ và bảo toàn động lượng (có chuyển động cơ, có va chạm truyền năng lượng)

Khi kéo lệch khỏi phương thẳng đứng 1 góc $\alpha = 45^o$, $m_1$ được cung một cơ năng, mà trạng trái ban đầu của nó là thế năng tại điểm giữ, trước khi thả. Khi buông $m_1$, nó tới va chạm với $m_2$, cung vận tốc cho $m_2$ động đi lên ---> làm dây lệch đi so với phương thẳng đứng. Và nếu tớ không nhầm thì người ta hỏi góc lệch lớn nhất của mỗi con lắc sau va chạm.

Giải như sau:


*) Trước khi va chạm, $m_1$ có vận tốc $v_1$ sao cho:
$$m_1.g.l_1.(1-\cos 45^o)=\dfrac{1}{2}m_1v_1^2$$ (Do không có ngoại lực khác lực thế tác dụng lên $m_1$, cơ năng bảo toàn)

Thay số, ta tìm được $$v_1=\sqrt{2gl_1(1-\cos45^o)}$$

*) Xét hệ {$m_1,\ m_2$} là hệ cô lập. Va chạm của hai vật là đàn hồi trực diện ---> động lượng, động năng bảo toàn.

$$\left\{\begin{matrix} m_1v_1=m_2v_2-m_1v_1' \leftrightarrow v_1=2v_2-v_1'\\ \dfrac{1}{2}m_1v_1^2=\dfrac{1}{2}m_2v_2^2+\dfrac{1}{2}m_1v_1'^2\end{matrix}\right.$$

Giải hệ Pt trên, tìm được: $v_2=\dfrac{2}{3}v_1=\dfrac{2}{3}\sqrt{2gl_1.(1-cos 45^o)}$ và $v_1'=\dfrac{1}{3}v_1$

*) Áp dụng định luật bảo toàn cơ cho vị trí va chạm và vị trí cao nhất của $m_2$, có:
$$\dfrac{1}{2}m_2v_2^2=m_2gl_2.(1-cos\alpha_2) \rightarrow 1-\cos\alpha_2=\dfrac{v_2^2}{2gl_2}=\dfrac{\dfrac{4}{9}.2gl_1.(1-cos45^o)}{2gl_1}=\dfrac{4}{9}.(1-\cos45^o) ---\alpha_2 =29^o 56'$$

*) Tương tự như trên, ta tìm được góc lệch max của dây 1 sau va chạm là: $\alpha_1=...$
 
Top Bottom