lý do cần phải đoàn kết

N

nguyendieulinh2

Tinh thần đoàn kết

bạn viết rõ đề bài ra chứ thế này thì ai mà hiểu được
-Lí do: chúng ta luôn phải đoàn kết trong mọi lĩnh vực, cũng như trong mọi lúc, mọi nơi.
khi đoàn kết chúng ta đã một phần nào đó giúp cho tập thể nơi mình sinh ra thêm gắn bó, tạo liên kết giữa mọi người , tạo nên một mối quan hệ rộng rãi. chúng ta sẽ được mọi người yêu quý.
-luận điểm: Đã có ai tự hỏi chính bản thân mình rằng:''Vì sao chúng ta cần phải đoàn kết?''
-đoạn văn ngắn:
Đã có ai tự hỏi chình mình rằng '' Vì sao chúng ta cần phải đoàn kết?''Trong cuộc sống, đâu chỉ một người mà làm lên được sức mạnh, đâu có thể làm lên được một cộng đồng, hay nói rộng ra là một xã hội. Từ ngàn đời xưa, tinh thần đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng được đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ đi vào lời ăn tiếng nói của mỗi người con quê hương đất Việt, đi sâu vào những câu hát à ơi của người mẹ hằng ngày ru con ngủ:'' Khôn ngoan đối đáp người ngoài- gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau". Và có chăng, ai cũng biết câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch:''đoàn kết ,đoàn kết đại đoàn kết''. Không những thế, ngày nay, vấn đề đoàn kết còn đươc giảng dạy trong nhà trường, đưa vào giáo dục. Trong mỗi cuốn sách đạo đức, giáo dục công dân và nhiều cuồn truyện rất đỗi quen thuộc với học sinh, đều có ghi những lời nhắc nhở được làm nổi bật ở cuối bài học. và khi cần, tinh thần đoàn kết không chỉ của riêng ai, mà là của cả một cộng đồng, dân tộc hào hùng lại hòa làm một cháy rực lên sáng hơn cả ngọn lửa.Qủa thật tinh thần đoàn kết đã dược đưa vào mọi lĩnh vực phương diện ,... Chả thế mà tư trẻ nhỏ dến người già , từ học sinh đến giáo viên,từ nông dân đến công viên chức,...mỗi người lại ấp ủ trong trái tim một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ như thế!
:Dđây bạn
 
T

tieuyetdethuong1

bạn viết rõ đề bài ra chứ thế này thì ai mà hiểu được
-Lí do: chúng ta luôn phải đoàn kết trong mọi lĩnh vực, cũng như trong mọi lúc, mọi nơi.
khi đoàn kết chúng ta đã một phần nào đó giúp cho tập thể nơi mình sinh ra thêm gắn bó, tạo liên kết giữa mọi người , tạo nên một mối quan hệ rộng rãi. chúng ta sẽ được mọi người yêu quý.
-luận điểm: Đã có ai tự hỏi chính bản thân mình rằng:''Vì sao chúng ta cần phải đoàn kết?''
-đoạn văn ngắn:
Đã có ai tự hỏi chình mình rằng '' Vì sao chúng ta cần phải đoàn kết?''Trong cuộc sống, đâu chỉ một người mà làm lên được sức mạnh, đâu có thể làm lên được một cộng đồng, hay nói rộng ra là một xã hội. Từ ngàn đời xưa, tinh thần đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng được đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ đi vào lời ăn tiếng nói của mỗi người con quê hương đất Việt, đi sâu vào những câu hát à ơi của người mẹ hằng ngày ru con ngủ:'' Khôn ngoan đối đáp người ngoài- gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau". Và có chăng, ai cũng biết câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch:''đoàn kết ,đoàn kết đại đoàn kết''. Không những thế, ngày nay, vấn đề đoàn kết còn đươc giảng dạy trong nhà trường, đưa vào giáo dục. Trong mỗi cuốn sách đạo đức, giáo dục công dân và nhiều cuồn truyện rất đỗi quen thuộc với học sinh, đều có ghi những lời nhắc nhở được làm nổi bật ở cuối bài học. và khi cần, tinh thần đoàn kết không chỉ của riêng ai, mà là của cả một cộng đồng, dân tộc hào hùng lại hòa làm một cháy rực lên sáng hơn cả ngọn lửa.Qủa thật tinh thần đoàn kết đã dược đưa vào mọi lĩnh vực phương diện ,... Chả thế mà tư trẻ nhỏ dến người già , từ học sinh đến giáo viên,từ nông dân đến công viên chức,...mỗi người lại ấp ủ trong trái tim một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ như thế!
:Dđây bạn

Từ ngàn xưa, dân tộc ta luôn coi trọng tinh thần đoàn kết. Đó chính là sức mạnh đã giúp dân tộc ta vững bước đến ngày nay cho dù đã trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách. Chính vì vậy, tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ nhất tổ chức ở Hà Nội tháng 4 năm 1955, Bác Hồ có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác và là một chân lí tồn tại muôn đời.

Đoàn kết là tập hợp các phần tử nhỏ lỗ hoặc các bộ phận thành một khối thống nhất. Song thống nhất không có nghĩa là không đấu tranh với những biểu hiện sai trái của mỗi thành viên. Ví như ở lớp, ở trường, chúng ta đoàn kết chính là yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu phấn đấu tốt, dồng thời biết góp ý, phê phán những khuyết điểm của bạn để bạn tiến bộ. Đoàn kết được thể hiện bằng động cơ, mục đích đúng đắn vì lợi ích tập thể phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Nếu tập hợp lại chỉ vì lợi ích nhỏ hẹp của tập thể mà đi ngược lại sự phát triển chung của xã hội thì đố là tư tưởng cục bộ, là chủ nghĩa cá nhân.

Nhưng tại sao đoàn kết lại là sức mạnh vô địch? Có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp, vĩ đại, không ai địch nổi. Trước hết, đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết con người mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng những công trình lớn. Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình là một minh chứng rõ nhất. Dưới sự giúp đỡ của những chuyên gia Liên Xô (cũ), những công nhân Việt Nam và những công nhân nước bạn cùng chung sức, đồng lòng xây dựng nên nhà máy, mang đến ánh sáng kì diệu cho nhiều nơi trên đất nước ta. Cùng như vậy, sự đoàn kết các (dán tộc trên đất nước Việt Nam làm cho chúng ta có sức mạnh tổng hợp, nhờ đó đã đánh thăng biết bao kẻ thù xâm lược mạnh hơn và trang bị hiện đại hơn chúng ta gấp nhiều lần.

doan ket Đoàn kết là sức mạnh

Đoàn kết là sức mạnh

Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong nghiên cứu khoa học là nguồn gốc của biết bao thành tựu kĩ thuật. Nhóm kiến trúc sư trẻ do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào làm nhóm trưởng đã đạt giải thưởng thế giới năm 1994 về quy hoạch đổi mới làng gốm Bát Tràng. Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhóm trưởng Hoàng Thúc Hào có nói: “Một trong những nguyên nhân thành công cơ bản là sự thương yêu, đoàn kết của toàn nhóm”. Quả thật không sai.

Muốn đoàn kết được các dân tộc trong một nước thì các dân tộc không phân biệt dân tộc lớn hay dân tộc nhỏ đều phải tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước cần phải ưu tiên tiền của, cơ sở vật chât kĩ thuật cho các dân tộc vùng sâu vùng xa để họ phát triển kinh tế, văn hóa, tiến kịp các dân tộc vùng xuôi. Các dân tộc vùng xuôi cùng cần góp sức xây dựng miền núi. Các dân tộc sống trên cùng một nước phải hòa nhập với nhau để xây dựng đất nước vững mạnh. Nhưng một đất nước dù lớn mạnh đến đâu, sống trên cùng hành tinh này cũng không thể tách rời nhân loại mà phát triển phồn thịnh mãi mãi được. Các nước cứ tranh chấp nhau liên miên thì trái đất này cũng chẳng có hòa bình, hạnh phúc. Cho nên các nước cần phải đoàn kết lại với nhau.

Hiểu được câu nói của Bác Hồ, học sinh chúng ta cần phải rèn luyện thường xuyên. Cần có tinh thần đoàn kết trong công việc của lớp, của trường, cùng nhau xây dựng một tập thể vững mạnh. Trong cuộc sống ở gia đình, khu phố cùng vậy, phải luôn luôn có ý thức đoàn kết đúng đắn.

Tuy câu nói của Bác Hồ ra đời cách nay hơn nửa thế kỉ nhưng giá trị của nó vẫn còn nguyên và mang giá trị hiện thực sâu sắc. Ngày nay, công cuộc xây dựng xã hội hơn lúc nào cần phải quán triệt câu nói của Bác Hồ, để tất cả mọi người cùng chung tay góp sức xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp như Bác Hồ hàng mong ước.

Tất cả nhân loại trên thế giới này đoàn kết lại như năm ngón tay trên một bàn tay thì trái đất này sẽ tươi đẹp hơn biết bao, yên vui, hạnh phúc biết bao.
Nguồn:google
 
Top Bottom