Vật lí [Lý 8]Sự nổi

Q

qazplm654

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Một cốc nhựa hình trụ đáy dày 1cm. Nếu thả cốc vào trong 1 bình nước thì cốc nổi thẳng đứng và chìm 3cm trong nước. Nếu đổ vào cốc 1 chất lỏng chưa biết khối lượng riêng, có độ cao 3cm thì cốc chìm trong nước 5cm. Hỏi phải đổ thêm vào cốc bao nhiêu chất lỏng đó để mực chất lỏng trong cốc ngang với mức nước ngoài cốc?
2/ Trong bình hình trụ tiết diện S chứa nước có chiều cao H=15cm, thả vào bình 1 thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi trong nước thì mực nước dâng lên 1 đoạn h=8cm. Nếu nhấn chìm thanh hoàn toàn thì mực nước sẽ cao bao nhiêu?
3/ 2 quả cầu có khối lượng bằng nhau được treo vào 2 đĩa cân của 1 cân đòn. 2 quả cầu có khối lượng riêng lần lượt là D1=7,8g/cm3; D2=2,6g/cm3. Nhúng quả 1,2 vào chất lỏng có khối lượng riêng D3, D4 thì cân mất thăng bằng. Để cân thăng bằng trở lại, bỏ vào đĩa 2 khối lượng 17g. Đổi vị trí 2 chất lỏng, để cân thăng bằng phải thêm 27g vào đĩa 2. Tìm tỉ số D3/D4.
 
M

minhmai2002

1..........

$d_1=1$cm, $d_2=3$cm, $d_3=5$cm.

Gọi $D_0$ là khối lượng riêng của nước và $D_1$ là khối lượng riêng của chất lỏng, m là

khối lượng của cốc nhựa, $S$ là tiết diện của cốc. Khi thả cốc không vào bình nước, ở trạng

thái cân bằng thì lực đẩy Acsimet của nước bằng trọng lượng của cốc:

$10m=10Sd_2D_0$ hay $m=Sd_2D_0$ (1)

Khi đổ chất lỏng vào cốc thì: $(m+d_2SD_1)=d_3SD_0$ (2)

Muốn mực chất lỏng ở trong cốc ngang bằng với mực nước ở ngoài cốc ta phải đổ thêm chất

lỏng vào cốc một độ cao $x$.

Vì bình nước lớn nên coi độ cao mặt thoáng của nước không thay đổi. Khi cốc đứng cân

bằng, ta có: $m+(d_2+x)SD_1=(d_2+x+d_1)SD_0$ (3)

Từ (1) và (2) $\Longrightarrow D_1=D_0.\dfrac{d_3-d_2}{d_2}$

$\Longrightarrow D_1=\dfrac{2}{3}.D_0$ (4)

Từ 1,3,4 thay các giá trị vào đc $x=3$cm
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom