Vật lí [Lý 8] Lực đẩy ác si mét

Ngockute0302

Học sinh mới
Thành viên
30 Tháng tư 2017
7
6
16
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào tất cả mọi người, hôm nay mình lập topic này để mọi người có thể vào để hỏi cũng như trả lời những thắc mắc về Vật lý mà bản thân mình cũng như nhiều bạn khác đang còn thắc mắc.Mình từng và đang rơi vào trường hợp: Có những thắc mắc bé tí ti tưởng chừng chẳng có gì nhưng thực ra lại để lại những hậu quả khó lường và ảnh hưởng rất nhiều đến việc chúng ta giải những bài khó sau này!!!Vì thế nên một khi đã xuất hiện thắc mắc là phải hỏi liền!Mình hi vọng những bạn đã biết sẽ giúp những bạn chưa biết để chúng ta cùng đạt kết quả cao nhé!
Mở đầu topic sẽ là một câu hỏi từ mình-lính mới hehe:
-Mình ví dụ một bài như vậy nhé:
+Khi thả một vật rắn lập phương có cạnh=a vào một bình nước thì vật rắn nổi cân bằng.Gọi tiết diện đáy bình và vật lần lượt là Sb và Sv, chiều cao mực nước trong bình ban đầu trước khi thả vật vào là h, khi thả vật vào thì mực nước dâng lên đoạn h.Vật chìm trong nước đoạn x.
Điều thắc mắc xíu xiu của mình khi làm dạng bài này là về vụ thể tích vật chìm.Cô mình từng dạy rằng thể tích nước dâng lên=thể tích vật chìm trong chất lỏng.Ở bài này có thể có phương trình sau:
Vc=Vdl
=>Sv.x=(Sb-Sv)h

Đến đây thì mọi chuyện hoàn toàn bình thường.Nhưng mình cũng từng gặp một phương trình như sau:
Vc=Sb.h
Bạn mình nói là nó đúng và nó bảo khi nhấn chìm vật vào nước một đoạn y thì mực nước cũng dâng lên đoạn y luôn.Mình ngẫm mãi nhưng vẫn không hiểu.Hi vọng các chế có thể giúp mình giải đáp thắc mắc.
Cám ơn mọi người rát nhiều.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
-Mình ví dụ một bài như vậy nhé:
+Khi thả một vật rắn lập phương có cạnh=a vào một bình nước thì vật rắn nổi cân bằng.Gọi tiết diện đáy bình và vật lần lượt là Sb và Sv, chiều cao mực nước trong bình ban đầu trước khi thả vật vào là h, khi thả vật vào thì mực nước dâng lên đoạn h.Vật chìm trong nước đoạn x.
Điều thắc mắc xíu xiu của mình khi làm dạng bài này là về vụ thể tích vật chìm.Cô mình từng dạy rằng thể tích nước dâng lên=thể tích vật chìm trong chất lỏng.Ở bài này có thể có phương trình sau:
Vc=Vdl
=>Sv.x=(Sb-Sv)h

Đến đây thì mọi chuyện hoàn toàn bình thường.Nhưng mình cũng từng gặp một phương trình như sau:
Vc=Sb.h
Bạn mình nói là nó đúng và nó bảo khi nhấn chìm vật vào nước một đoạn y thì mực nước cũng dâng lên đoạn y luôn.Mình ngẫm mãi nhưng vẫn không hiểu.Hi vọng các chế có thể giúp mình giải đáp thắc mắc.
Cám ơn mọi người rát nhiều.
cho mik hỏi nha mik cx hơi ngu phần này
mấy cái h kia đáng ra là phải khác nhau chứ bạn
 

Ngockute0302

Học sinh mới
Thành viên
30 Tháng tư 2017
7
6
16
21
cho mik hỏi nha mik cx hơi ngu phần này
mấy cái h kia đáng ra là phải khác nhau chứ bạn
Mình cũng bị vướng đoạn đấy!Nhưng không biết cái
thể tích nước dâng lên=thể tích vật chìm trong chất lỏng
có mâu thuẫn với "khi nhấn chìm vật vào nước một đoạn y thì mực nước cũng dâng lên đoạn y " hay k?:((

cho mik hỏi nha mik cx hơi ngu phần này
mấy cái h kia đáng ra là phải khác nhau chứ bạn
à đún rồi mình nhầm!!!Cám ơn bạn!Nhưng vẫn cái thắc mắc cũ huhu
 
  • Like
Reactions: Trai Họ Nguyễn

Ngockute0302

Học sinh mới
Thành viên
30 Tháng tư 2017
7
6
16
21
chiều cao mực nước trong bình ban đầu trước khi thả vật vào là h,
Mình sửa lại thành h1 nhé, huhu trong một phút sơ sẩy mình đã viết lộn.Chỉ thay mình chỗ đấy thôi, còn đâu vẫn đún nhé mọi người:)

cái khí vật chìm trong nước 1 đoạn y thì nước dâng 1 đoạn y là sai nha bạn
Cám ơn bạn nha.À, mình có một bài có dính tới cái thắc mắc này cụ thể hơn.Bạn thử làm rồi so với cách làm của mình nha.Đợi mình một chút.
 
  • Like
Reactions: Trai Họ Nguyễn

Ngockute0302

Học sinh mới
Thành viên
30 Tháng tư 2017
7
6
16
21
Một bình hình trụ tiết diện S1 chứa nước, mực nước có chiều cao h1=15 cm.Người ta thả vào bình một vật hình trụ không thấm nước, đồng chất(tiết diện S2, độ cao h2) sao cho nó nổi thẳng đứng trong nước thì mực nước dâng lên một đoạn h=8 cm.Khối lượng riêng của nước là D1=1/cm3, của vật là D2=0,8/cm3.
a.Khi vật nổi trên mặt nước, tính chiều cao phần chìm của vật tron nước theo h2?Mực nước dâng cao bao nhiêu so với đáy nếu nhấn chìm hoàn toàn vật trong nước?
b.Tính côn thực hiện để đẩy vật chuyển động thẳng đều từ vị trí vật nổi đến đáy bình.Biết h2=20 cm, S2=10 cm2.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
ta có pt

Một bình hình trụ tiết diện S1 chứa nước, mực nước có chiều cao h1=15 cm.Người ta thả vào bình một vật hình trụ không thấm nước, đồng chất(tiết diện S2, độ cao h2) sao cho nó nổi thẳng đứng trong nước thì mực nước dâng lên một đoạn h=8 cm.Khối lượng riêng của nước là D1=1/cm3, của vật là D2=0,8/cm3.
a.Khi vật nổi trên mặt nước, tính chiều cao phần chìm của vật tron nước theo h2?Mực nước dâng cao bao nhiêu so với đáy nếu nhấn chìm hoàn toàn vật trong nước?
b.Tính côn thực hiện để đẩy vật chuyển động thẳng đều từ vị trí vật nổi đến đáy bình.Biết h2=20 cm, S2=10 cm2.
a) Ta có trọng lượng của vật là
P = 10.Dv.S2.h2
Thể tích nước dâng lên bằng thể tích phần vậtchìm trong nước
Vc= ( S 1- S2 ).h
Lực đẩy acsimet tác dụng lên thanh S
Fa = 10.Dn.( S1 - S2 ).h
Do vật ở trạng thái cân bằng nên P = Fa
=> Dv.S2.h2=Dn.(S1-S2).h
=> h2 ok nha bạn
Khi thanh sắt bị nhấn chìm hoàn toàn trong nước thì thể tích nước dâng lên = thể tích thanh.
Gọi Vo là thể tích thanh sắt ta có Vo = S2.h2
Thay h2 vừa tìm vào ta có
Vo = [tex]\frac{Dn}{Dv}.(S1-S2).h[/tex]
Khi đó; mực nước dâng lên 1 đoạn đentah so với khi chưa thả thanh sắt vào
[tex]\Delta h=\frac{Vo}{S1-S2}[/tex] thay Vo nha
=> Chiều cao cột nước khi nhúng hoàn toàn thanh sắt là
h'=h+đentah
thay số ok nốt
b) phần này tính công có thêm quãng đường nx mak mik ngu cái này nên ko giúp đc nếu bạn cần tính lực thì ok (f chia công ra thành 2 phần)
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Ngockute0302

ki_su

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng một 2015
188
49
126
Đến đây thì mọi chuyện hoàn toàn bình thường.Nhưng mình cũng từng gặp một phương trình như sau:
Vc=Sb.h
Bạn mình nói là nó đúng và nó bảo khi nhấn chìm vật vào nước một đoạn y thì mực nước cũng dâng lên đoạn y luôn.Mình ngẫm mãi nhưng vẫn không hiểu.Hi vọng các chế có thể giúp mình giải đáp thắc mắc.
Cám ơn mọi người rát nhiều.

Phần bài tập mình không để tâm. Còn lý thuyết mình có tý nhận xét để các bạn có thêm ý tham khảo.

*) Mọi công thức khi vật nổi đều được xây dựng từ quy luật hiển nhiên sau: "Khối lượng bình sau khi thả vật bằng tổng khối lượng vật và nước trong bình".

- Giả sử ban đầu mực nước trong bình là H1. Khi thả vật vào, nó dâng lên H2. Đáy bình tiết diện S. Vật có tiết diện s và chìm vào bình một đoạn x.

- Khối lượng nước ban đầu trong bình và khối lượng vật (dùng công thức áp lực): dn.H1.S + V.dv

- Khối lượng lúc sau = áp lực mà nước gây ra ở đáy bình (vì trọng lượng vật đã cân bằng với lực đẩy Acsimet): dn.H2.S

- Ta có: dn.H1.S + V.dv = dn.H2.S hay V.dv = dn.S(H2 - H1)

- Mà trọng lực của vật lại cân bằng với lực đẩy Acsimet: V.dv = Vc.dn

Vậy có Vc = S(H2 - H1) = S.h

*) Ý nhấn chìm 1 vật vào nước 1 đoạn y thì mực nước dâng lên đoạn y hoàn toàn sai. Bạn nhấn chìm 1 cây kim vào cái hồ nước một đoạn 5 cm không lẽ mực nước hồ dâng lên 5 cm?
 
Last edited:

hocmai_19981112

Học sinh
Thành viên
27 Tháng tư 2017
4
1
26
21
Bài 1
Một vận động viên môn xe đạp đã chuyển động trên 3 quãng đường liên tiếp AB, BC, CD (như hình vẽ)
Quãng đường AB dài 45km trong 2 giờ 15 phút.
Quãng đường BC dài 30km trong 24 phút.
Quãng đường CD dài 10km trong 15 phút.
Hãy tính:
a, Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường?
b, Vận tốc trung bình trên cả quãng đường ABCD?
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Bài 1
Một vận động viên môn xe đạp đã chuyển động trên 3 quãng đường liên tiếp AB, BC, CD (như hình vẽ)
Quãng đường AB dài 45km trong 2 giờ 15 phút.
Quãng đường BC dài 30km trong 24 phút.
Quãng đường CD dài 10km trong 15 phút.
Hãy tính:
a, Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường?
b, Vận tốc trung bình trên cả quãng đường ABCD?
Thứ nhất là hình đâu bạn???
Thứ 2 là bài này chỉ cần áp dụng CT thôi bạn ak. :)
Gợi ý:
a, Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường tính theo CT: [tex]v=\frac{S}{t}[/tex]
mà $S,v$ có rùi đó bạn. =)
b, Áp dụng CT:
[tex]v_{tb}=\frac{AB+BC+CD}{t_{1}+t_{2}+t_{3}}[/tex]
Nhớ đổi và thống nhất đơn vị nha.
 
  • Like
Reactions: hocmai_19981112

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Bài 1
Một vận động viên môn xe đạp đã chuyển động trên 3 quãng đường liên tiếp AB, BC, CD (như hình vẽ)
Quãng đường AB dài 45km trong 2 giờ 15 phút.
Quãng đường BC dài 30km trong 24 phút.
Quãng đường CD dài 10km trong 15 phút.
Hãy tính:
a, Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường?
b, Vận tốc trung bình trên cả quãng đường ABCD?
a/đổi 2 giờ 15' = 2,25 h
24' =0,4 h
15'=0,25 h
vận tốc trung bình của quãng đường AB là
[tex]V_{1}=\frac{s_{1}}{t_{1}}=\frac{45}{2,5}=18[/tex] km/h
vận tốc trung bình của quãng đường BC là
[tex]V_{2}=\frac{s_{2}}{t_{2}}=\frac{30}{0,4}=75[/tex]km/h
vận tốc trung bình của quãng đường CD là
[tex]V_{3}=\frac{s_{3}}{t_{3}}=\frac{10}{0,25}=40[/tex]km/h
b/vận tốc trung bình trên cả quãng đường ABCD là
[tex]V_{tb}=\frac{s_{1}+s_{2}+s_{3}}{t_{1}+t_{2}+t_{3}}=\frac{45+30+10}{2,5+0,4+0,25}=27[/tex]km/h [vận tốc gần bằng nhé]
 
Top Bottom