[Lý 8] Định luật về công

N

nom1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình yếu BT về phần ĐLVC có kèm theo hiệu suất. giúp mình bài này:
người ta dúng mặt phẳng nghiêng để kéo 1 vật có khối lượng m=60kg lên độ cao h=3m. biết chiều dài mặt phẳng nghiêng là 5m. hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 75%
tính lực ma sát của mặt phẳng nghiêng
 
S

saodo_3

mình yếu BT về phần ĐLVC có kèm theo hiệu suất. giúp mình bài này:
người ta dúng mặt phẳng nghiêng để kéo 1 vật có khối lượng m=60kg lên độ cao h=3m. biết chiều dài mặt phẳng nghiêng là 5m. hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 75%
tính lực ma sát của mặt phẳng nghiêng

Công cần thiết để đưa vật lên là:

[TEX]A = P.h[/TEX]

Công toàn phần là:

[TEX]A_{tp} = P.h + A_{ms} = P.h + F_{ms}.L[/TEX]

h là chiều cao, L là chiều dài mặt phẳng nghiêng.

Ta có: [TEX]H = \frac{A}{A_{tp}} =0,75[/TEX]

Từ đó tính được công ma sát ---> lực ma sát.
 
U

ulrichstern2000

Giải:
Gọi A(0) là công nâng vật lên khi không dùng mặt phẳng nghiêng
A(1) là công nâng vật lên khi dùng mặt phẳng nghiêng
P = 10m = 600N
h = 3m
=> Công để nâng vật lên:
A(0) = P.h = 600.3 = 1800 (J)
Vì hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 75% nên ta có:
[A(0)/ A(1)]* 100% = 75%
Hay: => A(1) = A(0)/[75/100] = 2400 (J)
Nếu không có lực ma sát thì:
A(0) = A(1)
\Leftrightarrow 1800 = 2400
=> Công phải sinh thêm: A’ = 2400 – 1800 = 600
=> Fms = A’/5 = 600/5 = 120 (N)
(Nếu bài không sai xác nhận giúp nhé)
 
Last edited by a moderator:
K

kienconktvn

mình yếu BT về phần ĐLVC có kèm theo hiệu suất. giúp mình bài này:
người ta dúng mặt phẳng nghiêng để kéo 1 vật có khối lượng m=60kg lên độ cao h=3m. biết chiều dài mặt phẳng nghiêng là 5m. hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 75%
tính lực ma sát của mặt phẳng nghiêng

bạn yếu về phần nào, nói rỏ hơn để mọi người giúp bạn khá hơn, chứ chỉ hỏi 1 bài tập thì sao mà khá lên được?
vài ý thế này
1/ Công là gì? phân biệt lực và công?
- ở THCS thực sự củng không cần hiểu quá chính xác công là gì, bạn chỉ cần nghĩ rằng nó là 1 dạng năng lượng được sinh ra để làm một điều gì đó :D
công thức toán học : A=Fs
ví dụ như bài tập trên: năng lượng đưa vật 60kg lên độ cao 3m, đó là công! còn nó có giá trị bao nhiêu thì cần phải xét thêm, bạn muốn xác định công gì?
- phân biệt công và lực
có nhiều bạn nhầm lẫn giữa công và lực, nên nhớ công là 1 dạng năng lượng còn lực là 1 đại lượng vecto,
ví dụ như bài tập trên: muốn đưa vật lên cao cần dùng một lực lớn hơn trọng lực của vật là 600N. Nói về vecto lực: vecto lực ở đây có độ lớn >600N và hướng của vecto là hướng di chuyển của vật. vậy công và lực là 2 đại lượng hoàn toàn khác nhau.
2/ Phân loại công?
- Công có công toàn phần, công có ích, công hao phí...
công toàn phần: ở ví dụ trên được hiểu là toàn bộ năng lượng sinh ra khi thực hiện nâng vật lên 3m.
- Công có ích: là loại công có ích :D có nghĩa là có ích cho người thực hiện công, là một phần của công toàn phần luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng công toàn phần. (trong thực tế thì luôn nhỏ hơn).
- Công hao phí: là loại công chẳng có ích gì, nó sinh ra do ma sát (thường phần lớn ở trong cơ học vật lý)...
ở ví dụ trên: công hao phí chính là do ma sát khi kéo vật trên mặt phẳng nghiêng gây ra, bạn cần hiểu ma sát là 1 lực cản trở chuyển động, ở đây gọi nó là lực ma sát trượt.
công thức toán học: Atp = Ahp + Aci
từ công thức trên mới sinh ra khái niệm gọi là hiệu suất (ở đây chủ yếu là hiệu suất của các máy đơn giản mà các bạn học)
hiệu suất có nghĩa là có năng suất bao nhiêu.
ví dụ: năng suất của máy là 80% nghĩa là máy phát ra 10J nhưng ta chỉ sử dụng được 8J, 2J còn lại bị hao hụt mà ta gọi đó là công hao phí.
công thức toán học: H=Aci/Atp (*)
từ (*) -> 1/H=Atp/Aci = (Aci+Ahp)/Aci = 1+ Ahp/Aci
công thức trên dùng để tính nhanh công hao phí hoặc công có ích hoặc hiệu suất khi biết 2 trong 3 đại lượng (rất tốt cho toán trắc nghiệm)

Qua ví dụ trên mình muốn nói rõ hơn một tý về công cơ học, đơn giản mà, hiểu được vấn đề thì bài toán trong SGK sẽ vô cùng dễ, cố gắng nha! :cool:
 
N

nguyentranminhhb

Giải:
Gọi A(0) là công nâng vật lên khi không dùng mặt phẳng nghiêng
A(1) là công nâng vật lên khi dùng mặt phẳng nghiêng
P = 10m = 600N
h = 3m
=> Công để nâng vật lên:
A(0) = P.h = 600.3 = 1800 (N)
Vì hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 75% nên ta có:
[A(0)/ A(1)]* 100% = 75%
Hay: => A(1) = A(0)/[75/100] = 2400 (N)
Nếu không có lực ma sát thì:
A(0) = A(1)
\Leftrightarrow 1800 = 2400

=> Công phải sinh thêm: A’ = 2400 – 1800 = 600
=> Fms = A’/5 = 600/5 = 120 (N)
(Nếu bài không sai xác nhận giúp nhé)

Mình nghĩ phần này là thừa vì hiệu suất không đạt 100% đã cho ta biết là có lực ma sát. Tính luôn công ma sát A'=A(1)-A(0).
Và lưu ý với bạn công đơn vị J
 
U

ulrichstern2000

Mình nghĩ phần này là thừa vì hiệu suất không đạt 100% đã cho ta biết là có lực ma sát. Tính luôn công ma sát A'=A(1)-A(0).
Và lưu ý với bạn công đơn vị J

Thanks, phần kia mình giải thích thôi,. còn về đơn vị mình học qua rồi nên không nhớ rõ, chỉ nhớ được sơ qua cách làm thôi. Thông cảm.
 
N

nom1

bạn yếu về phần nào, nói rỏ hơn để mọi người giúp bạn khá hơn, chứ chỉ hỏi 1 bài tập thì sao mà khá lên được?
vài ý thế này
1/ Công là gì? phân biệt lực và công?
- ở THCS thực sự củng không cần hiểu quá chính xác công là gì, bạn chỉ cần nghĩ rằng nó là 1 dạng năng lượng được sinh ra để làm một điều gì đó :D
công thức toán học : A=Fs
ví dụ như bài tập trên: năng lượng đưa vật 60kg lên độ cao 3m, đó là công! còn nó có giá trị bao nhiêu thì cần phải xét thêm, bạn muốn xác định công gì?
- phân biệt công và lực
có nhiều bạn nhầm lẫn giữa công và lực, nên nhớ công là 1 dạng năng lượng còn lực là 1 đại lượng vecto,
ví dụ như bài tập trên: muốn đưa vật lên cao cần dùng một lực lớn hơn trọng lực của vật là 600N. Nói về vecto lực: vecto lực ở đây có độ lớn >600N và hướng của vecto là hướng di chuyển của vật. vậy công và lực là 2 đại lượng hoàn toàn khác nhau.
2/ Phân loại công?
- Công có công toàn phần, công có ích, công hao phí...
công toàn phần: ở ví dụ trên được hiểu là toàn bộ năng lượng sinh ra khi thực hiện nâng vật lên 3m.
- Công có ích: là loại công có ích :D có nghĩa là có ích cho người thực hiện công, là một phần của công toàn phần luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng công toàn phần. (trong thực tế thì luôn nhỏ hơn).
- Công hao phí: là loại công chẳng có ích gì, nó sinh ra do ma sát (thường phần lớn ở trong cơ học vật lý)...
ở ví dụ trên: công hao phí chính là do ma sát khi kéo vật trên mặt phẳng nghiêng gây ra, bạn cần hiểu ma sát là 1 lực cản trở chuyển động, ở đây gọi nó là lực ma sát trượt.
công thức toán học: Atp = Ahp + Aci
từ công thức trên mới sinh ra khái niệm gọi là hiệu suất (ở đây chủ yếu là hiệu suất của các máy đơn giản mà các bạn học)
hiệu suất có nghĩa là có năng suất bao nhiêu.
ví dụ: năng suất của máy là 80% nghĩa là máy phát ra 10J nhưng ta chỉ sử dụng được 8J, 2J còn lại bị hao hụt mà ta gọi đó là công hao phí.
công thức toán học: H=Aci/Atp (*)
từ (*) -> 1/H=Atp/Aci = (Aci+Ahp)/Aci = 1+ Ahp/Aci
công thức trên dùng để tính nhanh công hao phí hoặc công có ích hoặc hiệu suất khi biết 2 trong 3 đại lượng (rất tốt cho toán trắc nghiệm)

Qua ví dụ trên mình muốn nói rõ hơn một tý về công cơ học, đơn giản mà, hiểu được vấn đề thì bài toán trong SGK sẽ vô cùng dễ, cố gắng nha! :cool:

cho mình hỏi: trong trường hợp như đề bài thì tính chất của lực ma sát là cản trở chuyển động của thùng hàng tức là có tác dụng lực lên thùng hàng nhưng do có lực tác dụng của người mà lực của người lớn hơn lực ma sát nên thùng hàng chuyển động theo phương của người chứ không chuyển động theo phương của lực ma sát. theo chương trình SGK ta dã biết 1 vật sinh công khi vật đó tác dụng lực lên vật khác và làm cho vật đó chuyển động theo phương của lực. vậy lực ma sát chỉ tác dụng lực, mà thùng hàng ko di chuyển theo phương của lực ma sát thì lực ma sát ko sinh công??
 
Top Bottom