[Lý 8]Định luật Ác-si-mét

M

mstm04

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình có 2 câu hỏi cần hỏi các bạn:confused:
1/ 1 cục nước đá được thả nổi trong nước.Mực nước trong bình sẽ như thế nào khi cục nước đá tan hết ?Ví sao?
2/Trong 1 buổi cắm trại,người ta dùng củi đốt lửa trại để vui liên hoan.1 bạn đưa ra câu hỏi :"Áp suất không khí quanh đống lửa và áp suất khí quyển,áp suất nào lớn hơn?Ví sao?"
Trả lời nhanh nhé mình đang cần gấp!!!
 
9

9X_conduongtoidi

Khi nước đá tan thành nuớc,khối lượng m vẫn không dổi,khối lượng riêng D'(của nước đá)=900kg/[TEX]m^3[/TEX] tăng lên thành D=1000kg/m^3và thể tích V giảm đi còn là V',ta có:
 
P

pqnga

Mình có 2 câu hỏi cần hỏi các bạn:confused:
1/ 1 cục nước đá được thả nổi trong nước.Mực nước trong bình sẽ như thế nào khi cục nước đá tan hết ?Ví sao?
2/Trong 1 buổi cắm trại,người ta dùng củi đốt lửa trại để vui liên hoan.1 bạn đưa ra câu hỏi :"Áp suất không khí quanh đống lửa và áp suất khí quyển,áp suất nào lớn hơn?Ví sao?"
Trả lời nhanh nhé mình đang cần gấp!!!

Mực nước trong bình sẽ giảm. Vì khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn của nước...
[TEX]V =\frac{m}{D}[/TEX]
Khi đá tan hết D tăng, m không đổi ===> V giảm ==>mực nước giảm

Câu 2 :
áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ....Khi nhiệt độ tăng cao ==>p tăng theo ==> so với khí quyển thì áp suất của nơi có nhiệt độ cao hơn sẽ cao hơn
 
Last edited by a moderator:
9

9X_conduongtoidi

Khi nước đá tan thành nuớc,khối lượng m vẫn không dổi,khối lượng riêng D'(của nước đá)=900kg/[TEX]m^3[/TEX] tăng lên thành D=1000kg/m^3và thể tích V giảm đi còn là V',ta có:

Sr nhé!Hôm qua đang làm thì mama gọi xuống thổi cơm ^^!...Làm tiép nhé...
Khi nước đá tan thành nuớc,khối lượng m vẫn không dổi,khối lượng riêng D'(của nước đá)=900kg/[TEX]m^3[/TEX] tăng lên thành D=1000kg/[TEX]m^3[/TEX] và thể tích V giảm đi còn là V',ta có:
m=D'.V=D.V'​
Do đó: [TEX]V'={\frac{D'}{D}.{V}[/TEX] =[TEX]{\frac{900Kg/m^3}{1000kg/m^3} [/TEX][TEX] =\frac{9}{10}.{V}[/TEX]Vậy
[TEX] V'={\frac {9}{10}.{V}[/TEX]rồi so sánh với thể tích chỗ đá chìm trong nước.
Nếu Bằng thì nước trong bình sẽ không thay đổi.
 
Last edited by a moderator:
H

haitacden869

1: Bạn cứ thử để rồi cân đo đong đếm là ra, định luật Acsimét áp dụng vào cái này là sai, nuớc đá tan chảy đâu có liên quan gì đến định luật này.
2: Cái này bạn đọc lại bài Áp suất khí quyển (Bài 9 Sgk/32), cái này cũng chẳng phải là định luật của ông Acsimét, khi lửa cháy, nó sẽ thiếu oxi và sinh CO2, mà CO2 nặng hơn O2, => áp suất sẽ lớn hơn, vậy áp suất quanh lửa sẽ lớn hơn áp suất khí trời (khí quyển), đúng không nhỉ, hi vọng là sai!
Nói tóm lại, đề nghị bạn sửa lại cái chủ đề, chứ câu hỏi của bạn đưa ra hình như: chẳng liên quan gì đến ông Ácimét cả!
 
N

nhok_teen

theo mình thì áp suất không khí quanh đống lửa nhỏ hơn áp suất của khí quỷên(vì khi lủa cháy o2 giảm, CO2 tăng=>O2 quanh đống lửa loãng hơn ở nơi khác=> áp suất không khí quanh đống lửa < áp suất khí quyển)( mình hok bik là coa đúng hok nữa! Nếu sai mong các bạn góp ý nha! thanks nhiu nhiu!)
 
T

thienxung759

Khi tảng đá nổi gọi V là thể tích của nó, V1 là thể tích phần chìm trong nước.
Vì đá nằm cân bằng nên P = Fa Hay V*d = V1*dn (*)
Sau khi đá tan hết, nó tạo ra một lượng nước có thể tích là V2 Khối lượng M = V2*dn
Vì khối lượng lúc đầu và lúc sau không đổi nên V*d = V2*dn (**).
(*), (**) <=> V1*dn = V2*dn <=> V1=V2.
Thể tích sau khi tan đúng bằng thể tích phần chìm trong nước của tảng đá ban đầu. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng mực nước trong bình không hề thay đổi.~O)

Áp suất khí quyển sẽ lớn hơn vì xung quanh đống lửa trại nhiệt độ không khí cao do đó không khí nở nhiều=> thể tích khối không khí tăng+Khối lượng không đổi => khối lượng riêng giảm => áp suất giảm.
Áp suất giảm do đó khối không khí lạnh xung quanh sẽ ùa vào đống lửa, manh theo Oxi, điều này giúp cho lửa cháy liên tục.
 
Last edited by a moderator:
T

thienthandethuong_minigirl

câu 1:vận dung công thức V= m/ D.khi nước đá tan hết D tăng,m ko đổi => V giảm
còn câu 2 thì có nhiều ý kiến quá nhỉ,nhưng mình nghĩ thì áp suất tỉ lệ nghịch với nhiệt độ,mà nhiệt độ xung quanh đám lửa lớn hơn nhiệt độ trong không khí =>áp suất nhỏ hơn
mình nhầm tí ^^!
 
Last edited by a moderator:
T

thienxung759

~O)Áp suất chỉ tỉ lệ với nhiệt độ khi thể tích của khối khí không đổi thôi. Tin mình đi.
 
N

nhokloveyou

hình như sai rồi khi nước đá tan hết thì thể tích không giảm ( đáp án đúng nhưng mình vẫn không hiểu tại sao vì thầy mình bảo thế, để mình hỏi thầy đã nha )
 
T

thuyduong1851998

khi nhiệt độ tăng thì áp suất cũng thay đổi nhưng không đáng kể nên cũng xem như là áp suất không phụ thuộc vào nhiệt độ.
chính xác đó. thầy mìh nói vậy.
good luck
 
H

hcmanh98

Mình có 2 câu hỏi cần hỏi các bạn:confused:
1/ 1 cục nước đá được thả nổi trong nước.Mực nước trong bình sẽ như thế nào khi cục nước đá tan hết ?Ví sao?

Khi thả đá vào nước (chưa tan) thì phần nước dâng lên bằng thể tích chìm của đá
Sau khi tan thì thê tích dâng lên bằng thể tích đá sau khi tan
Gọi V là thể tích đá sau khi tan
Vì trọng lượng lượng đá sau khi tan không đổi nên ta có:
Vđá.dđá = V.dn
Vì đá nổi trong nước nên lực đẩy acsimet bằng trọng lực
Fa=P
Vchìm.dn = Vđá . dđá
Vchìm.dn=V.dn
=>Vchìm=V
=> sau khi đá tan mực nước không đổi
 
Top Bottom