Vật lí [Lý 8] Đề cương ôn tập Vật lý 8 học kì I

tuananh982

Á quân kiên cường WC 2018
Thành viên
5 Tháng tư 2017
2,897
7,033
694
Quảng Trị
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là đề cương mình tự làm, các bạn có thể đóng góp dưới phần bình luận nếu muốn :D
Bài 1: Chuyển động cơ học.

- Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác được chọn làm mốc gọi là chuyển động cơ học.

- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vật được chọn làm mốc.

- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó so với vật làm mốc không thay đổi theo thời gian.

Ví dụ: Cột cờ trong sân trường đứng yên vì nó không thay đổi vị trí so với cổng trường hoặc một phòng học nào đó.

- Tùy theo vật chọn làm mốc mà một vật có thể chuyển động hoặc đứng yên so với vật khác

Ví dụ: Một hành khách ngồi yên trên ô tô đang chuyển động thì so với sàn xe thì hành khách này đứng yên, còn so với cây cối hai bên đường, thì hành khách này chuyển động.

- Một số dạng chuyển động thường gặp: Các dạng chuyển động thẳng, chuyển động cong.

Ví dụ: Chuyển động thẳng (ví dụ chuyển động của máy bay sắp cất cánh trên đoạn đường băng thẳng), chuyển động tròn (chuyển động của đầu kim đồng hồ đang quay), chuyển động cong (ví dụ chuyển động của ô tô trên đoạn đường cong).

Bài 2: Vận tốc.

- Vận tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự chuyển động nhanh hay chậm của vật được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

- Khi cùng chuyển động trên một quãng đường như nhau, chuyển động nào càng mất ít thời gian hơn thì chuyển động đó càng nhanh. Hoặc khi cùng chuyển động trong một khoảng thời gian, chuyển động nào đi được quãng đường lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

- Dụng cụ đo: tốc kế.

- Kí hiệu: v.

- Đơn vị (hệ SI): km/h; m/s.

- Công thức tính vận tốc: v= s/t, trong đó: s là độ dài quãng đường đi được, t là khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.

- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động.

- Muốn so sánh chuyển động nào nhanh hơn hay chậm hơn thì ta cần so sánh số đo vận tốc của chúng trong cùng một đơn vị vận tốc.

- 1 nút = 1,852 km/h = 0,514 m/s.

- 1 năm ánh sáng: làm tròn 10 triệu tỉ mét (10^16m, chính xác 9,4608.10^12km).

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều.

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

- Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức: vtb = (s1+s2+...)/(t1+t2+...), trong đó s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

- Chuyển động không đều là chuyển động thường gặp hang ngày của các vật. Trong chuyển động không đều, vận tốc thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn ô tô, xe máy chuyển động trên đường, vận tốc liên tục thay đổi thể hiện ở số chỉ tốc kế.

- Khi đề cập đến chuyển động không đều, người ta thường đưa ra khái niệm vận tốc trung bình: Vtb là quãng đường vật đi được trên thời gian đi hết quãng đường đó.

- Vận tốc trung bình trên những đoạn đường khác nhau thường có giá trị khác nhau, vì vậy phải nêu rõ vận tốc trung bình trên đoạn đường cụ thể (hoặc trong thời gian cụ thể).

- Vận tốc trung bình không phải là trung bình cộng của các vận tốc.

- Vân tốc: sên - 0,0014m/s; rùa - 0,055m/s; người đi bộ: 1,5m/s; người đi xe đạp: 4m/s; tàu hỏa = ô tô du lịch: 15m/s; máy bay dân dụng phản lực: 200m/s.

- Vận tốc ánh sáng: 300.000 km/s (300.000.000 m/s. 3.10^8, chính xác: 299.792.458 m/s; 1.080.000 km/h).

- Vận tốc âm thanh: 330m/s.

Bài 4: Biểu diễn lực.

- Lực là một đại lượng vectơ mà khi tác dụng vào vật có thể làm vật chuyển động hoặc biến dạng hoặc có thể vừa biến dạng vừa chuyển động.

- Lục biểu diễn bằng một mũi tên có: Gốc là điểm đặt của lực; phương, chiều chiều của lực; độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.

- Các đại lượng vật lí có hướng là các đại lượng vectơ nên lực là đại lượng vectơ.

- Vectơ lực được kí hiệu là ..... ; cường độ của lực được kí hiệu là F; ba yếu tố của lực là: điểm đặt, phương và chiều, độ lớn; kết quả tác dụng của lực phụ thuộc vào các yếu tố này.

- Ta thường dễ thấy được kết quả tác dụng lực làm thay đổi độ lớn vận tốc (nhanh lên hay chậm đi) mà ít thấy được tác dụng làm đổi hướng của vận tốc, chẳng hạn như :

+ Trong chuyển động tròn đều, lực tác dụng chỉ làm thay đổi hướng chuyển động.

+ Trong chuyển động của vật bị ném theo phương ngang, trọng lực P làm thay đổi hướng và độ lớn của vận tốc.

Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính.

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.
- Dưới tác dụng của lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
- Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi không có lực tác dụng lên vật và ngay cả khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau.
- Vì lực gây ra sự thay đổi vận tốc chuyển động, còn hai lực cân bằng khi đặt lên vật đang đứng yên thì sẽ đứng yên mãi, như vậy nó không làm thay đổi vận tốc. Do đó lực cân bằng tác dụng lên vật đang chuyển động cũng không làm thay đổi vận tốc nên vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Kết luận này được kiểm nghiệm bằng thí nghiệm trên máy A – tút.
- Quán tính là tính chất vật lý nhằm bảo toàn hướng và độ lớn của vật khi có lực tác dụng. Mọi vật thể không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.

- Dưới tác dụng của trọng lực, con người và mọi sinh vật khác trên Trái Đất đều chuyển động theo Trái Đất. Ở gần xích đạo vận tốc của chuyển động này là khoảng 465m/s.

Bài 6: Lực ma sát.

- Lực ma sát trượt: lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt vủa vật khác. Kí hiệu: .......... (đơn vị: N).

Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại.

- Lực ma sát lăn: Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Kí hiệu: .......... (đơn vị: N).

Ví dụ: Ôtô đang chạy tắt máy, hay cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện... sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lắn.

- Lực ma sát nghỉ: Lực ma sát nghỉ sinh ra khi vật có xu thế chuyển động nhưng chưa chuyển động, giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác. Kí hiệu: .......... (đơn vị: N).

Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

- Lưu ý:

+ Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.

+ Cường độ của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.

- Lực ma sát nghỉ luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.

- Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.

VD:

Có ích: lau bàn → bụi biến mất, phanh xe đạp,...

Có hại: đẩy vật trên mặt phẳng không có con lăn sẽ xuất hiện ma sát trượt làm vật di chuyển chậm (không theo ý muốn của chúng ta), vật thiếu chất bôi trơn → vận hành chậm chạp.

- Lực ma sát phụ thuộc vào: diện tích tiếp xúc, vật liệu và khối lượng của vật.

- Độ lớn của lực ma sát: Fms = M . N, trong đó: Fms là lực ma sát, M là hệ số ma sát, N là phản lực của vật (N).

- Nhờ dầu mở bôi trơn, ma sát trượt có thể giảm từ 8 đến 10 lần. Khi dùng ổ trục, ổ bi lăn, lực ma sát sẽ giảm từ 20 đến 30 lần.

Bài 7: Áp suất.

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Đặc điểm: tác dụng lên bề mặt, đi từ ngoài vào phía trong bề mặt.

- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Áp suất được tính bằng công thức p = F/S, trong đó p là áp suất (N/m^2; Pa); F là áp lực (N); S là diện tích (m^2).

- Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố là độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.

- Áp lực tỉ lệ thuận với áp suất và tỉ lệ nghịch với diện tích bị ép. Tức là khi áp suất càng lớn thì áp lực càng cao, diện tích bị ép càng nhỏ.

- Dụng cụ đo: áp kế.

- Đơn vị của áp suất: paxcan (Pa); N/m^2.

Lưu ý:

- Đơn vị áp suất trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là paxcan: 1 Pa = 1 N/m2. Vì Pa quá nhỏ nên trong thực tế, người ta dùng đơn vị lớn hơn là bar: 1 bar = 105 Pa.

- Ngoài ra, người ta cũng dùng atmotphe làm đơn vị áp suất. Atmotphe là áp suất gây bời một cột thủy ngân cao 76 cm: 1 at = 103360 Pa.

- Áp suất ánh sáng là áp suất mà ánh sáng tác dụng lên vật được rọi sáng, cỡ một phần triệu Pa.

- Một số áp suất:

+ Áp suất ở tâm Mặt Trời: 2.10^16Pa.

+ Áp suất ở tâm trái đất: 4.10^11Pa.

+ Áp suất lớn nhất tạo được ở phòng thí nghiệm: 1,5.10^10Pa.

+ Áp suất dưới đáy biển ở chỗ sâu nhất: 1,1.10^8Pa.

+ Áp suất của không khí ở trong lốp ôtô: 4.10^5Pa.

+ Áp suất bình thường của máu: 1,6,10^4Pa.

Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau.

- Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng chất lỏng.

Khác với chất rắn chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.

Như vậy, chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật trong lòng chất lỏng.

- Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h, trong đó p là áp suất chất lỏng (N/m^2, Pa), h là độ sâu tính từ điểm áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m), d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

- Một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng ngang có độ lớn như nhau.

- Bình thông nhau: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng độ cao.

+ Cấu tạo: 1 xi-lanh, 2 pít-tông.

+ Nguyên lí hoạt động: Tác dụng một lực F vào pít tông lớn gây ra áp suất S. Áp suất này được truyền đi nguyên vẹn trong chất lỏng đến pít-tông nhỏ sinh ra áp lực f, gây ra áp suất s theo biểu thức: p = F/S = f/s => F/f = S/s.

- Pít-tông lớn có diện tích lớn hơn pít-tông nhỏ bao nhiêu lần thì lực nâng F có độ lớn hơn lực f bấy nhiêu lần.

Bài 9: Áp suất khí quyển.

- Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng (phương).

- Độ lớn của áp suất khí quyển: áp suất khí quyển bằng áp suất của thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

Lưu ý: Do trọng lượng riêng của thủy ngân là d = 136 000 N/m3.

Mà p = d.h nên một cột thủy ngân cao h = 1mm = 0,001m có áp suất là:

P = 136000. 0,001 = 136 N/m3N/m3. Vậy ta có 1mmhg = 136 N/m3.

- Lên cao 12m, áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg.

- Độ cao so với mặt biển: cao 0m: 760mmHg - cao 250m: 740mmHg - cao 400m: 724mmHg - cao 600m: 704mmHg - cao 1000m: 678mmHg - cao 2000m: 540mmHg - cao 3000m: 525mmHg.

Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét.

- Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đó tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.

- Công thức tính lực đẩy Ác si mét: FA = d.V, trong đó FA là lực đẩy Ác-si-mét, d là trọng lực riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.

Bài 11: Thực hành.

Bài 12: Sự nổi.

- Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của hai lực ... và ... .

+ Vật nổi lên trong chất lỏng khi FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA > P.

+ Vật lơ lửng trong chất lỏng khi FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA = P.

+ Vật chìm xuống trong chất lỏng khi FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P.

- Khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét: FA = d. V, trong đó V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, (không phải thể tích của vật), d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

- Khi nhúng chìm vật rắn vào trong một bình chất lỏng thì có ba trường hợp xảy ra: vật chìm xuống; vật nằm lơ lửng trong lòng chất lỏng; vật nổi lên trên mặt chất lỏng (tự giải thích).

- Lưu ý:

+ Khi vật nằm yên, các lực tác dụng vào vật phải cân bằng nhau.

+ Khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì FA = d. V với V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng.

- Tàu ngầm lặn được nhờ phần đáy tàu có nhiều ngăn, có thể dùng máy bơm để bơm nước vào hoặc đẩy nước ra. Nhờ đó có thể thay đối TLR của tàu để tàu lặn xuống, lơ lưng trong nước hoặc nổi lên mặt nước.

Bài 13: Công cơ học.

- Điều kiện xuất hiện công cơ học: có lực tác dụng lên vật và vật phải chuyển động (quãng đường dịch chuyển).

- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.

- Trong các trường hợp có công có học, ta cần tìm ra lực nào đã thực hiện công đó.

Ví dụ: Trong trường hợp đầu tàu hỏa đang kéo các toa chuyển động thì lực thực hiện công là lực kéo của đầu tàu hỏa, hoặc trong trường hợp quả táo rơi từ trên cây xuống thì lực thực hiện công là trọng lực.

- Công thức tính công cơ học khi lực F làm dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực: A = F.s, trong đó A là công của lực (J), F là lực tác dụng lên vật (N), s là quãng đường (m).

Lưu ý: công thức chỉ áp dụng cho trường hợp vật chuyển dời theo phương của lực, còn khi vật chuyển dời theo phương vuông góc với lực thì công của lực đó bằng 0.

- Công của trái tim: một công: 0.12J; trung bình một ngày: 10.368J; trung bình 70 năm: >260.000.000J.
 
Top Bottom