Vật lí lý 8, cơ học

alynkhun

Học sinh
Thành viên
4 Tháng bảy 2017
14
7
26
Phú Thọ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một miếng gỗ hình trụ có chiều cao h, diện tích đáy S nổi trong 1 cốc nước hình trụ có diện tích đáy gấp đôi so với diện tích đáy miếng gỗ. Khi gỗ đang nổi, chiều cao mực nước so với đáy cốc là l, trọng lượng riêng của gỗ bằng 1/2 trọng lượng riêng của nước. Tính công của lực dùng để nhấn chìm miếng gỗ xuống đáy cốc.
giúp mk giải bài này vs ạ, pls:):):)
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
22
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Một miếng gỗ hình trụ có chiều cao h, diện tích đáy S nổi trong 1 cốc nước hình trụ có diện tích đáy gấp đôi so với diện tích đáy miếng gỗ. Khi gỗ đang nổi, chiều cao mực nước so với đáy cốc là l, trọng lượng riêng của gỗ bằng 1/2 trọng lượng riêng của nước. Tính công của lực dùng để nhấn chìm miếng gỗ xuống đáy cốc.
giúp mk giải bài này vs ạ, pls:):):)
+Vì gỗ nổi nên:
P=Fa
<=> dgSh = dnSh'
=> h' = 1/2 h
=> s1 = 1/2h
Lực tăng đều từ 0 ->F: F1 = Fa -P = Shdn - 1/2Shdn = 1/2Shdn
=> A1 = 1/2 * F1*s1 = 1/8S[tex]h^{2}[/tex]dn (vì đây là lực trung bình)
+ Khi vật chìm hoàn toàn thì nước dâng lên 1 đoạn: 1/2h *S = l1*2S
=> l1 = 1/4h
=>l' = l +l1 = l+1/4h
=>s2 = l'-h = l -3/4h
F2 = 1/2Shdn
=> A2 = F2 *s2 = Shdn(1/2l - 3/8h)
Vậy A = A1+ A2 = 1/2Shdn(l-1/2h)
Mình tính sợ có chỗ sai sót, bạn cứ dựa theo cách ấy rồi tính lại xem nha :)
 
  • Like
Reactions: alynkhun

Tưi Tưi

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng sáu 2017
493
696
119
22
Thực sự chị phải nói là đề bài này quá hóc ^^ quá nguy hiểm :)) và nói chung đây là cách nghĩ và cách giải của chị ^^ cũng không biết có đúng ko ^^

Trạng thái ban đầu [tex]P=F_A\Leftrightarrow d_gSh=d_nSx\Leftrightarrow x=\frac{h}{2}[/tex]

Thể tích nước trong cốc không đổi và bằng [tex]V_n=2S(l-\frac{h}{2})+S.\frac{h}{2}=2Sl-S.\frac{h}{2}[/tex]

Giả sử thanh chìm hoàn toàn và mực nước ngang bằng với mặt trên của thanh.

Khi đó thể tích nước là [tex]V_n=S.h[/tex]

[tex]\Rightarrow 2Sl-\frac{h}{2}=Sh\Leftrightarrow l=\frac{3}{4}h[/tex]

Vậy ta xét 3 trường hợp:

+) TH1: [tex]l<\frac{3}{4}h[/tex] => nước không ngập hết thanh

Quãng đường : [tex]s=l-\frac{h}{2}[/tex]

Khi đó phần thanh chìm trong nước là [tex]\frac{V_n}{S}=\frac{2S(l-x)+Sx}{S}=2l-x=2l-\frac{h}{2}[/tex]

Lực nhấn trung bình: [tex]F=\frac{F_A-P}{2}=\frac{d_nS.\frac{4l-h}{2}-d_gSh}{2}=d_gS(2l-h)[/tex]

Công cần thực hiện: [tex]A=F.s=d_gS(2l-h).\frac{2l-h}{2}=\frac{d_gS(2l-h)^2}{2}[/tex]

+) TH2: [tex]l=\frac{3}{4}h[/tex] => mực nước ngang bằng mặt trên của thanh

Quãng đường: [tex]s=l-x=\frac{3}{4}h-\frac{h}{2}=\frac{h}{4}[/tex]

Lực nhấn trung bình: [tex]F=\frac{d_nSh-d_gSh}{2}=\frac{d_gSh}{2}[/tex]

Công thực hiện: [tex]A=F.s=\frac{d_gSh}{2}.\frac{h}{4}=\frac{d_gSh^2}{8}[/tex]

+) TH3: [tex]l>\frac{3}{4}h[/tex] => nước ngập cao hơn thanh

Giả sử mặt trên của thanh đến mặt thoáng là y : [tex]2S(l-x)+Sx=2Sy+S(l-y)\Rightarrow y=l-\frac{h}{2}[/tex]

* GĐ1: Từ khi bắt đầu nhấn đến khi mặt trên của thanh ngang bằng mặt nước

Khi thanh chìm hoàn toàn thì mực nước dâng lên một đoạn là [tex]\Delta h=\frac{S.\frac{h}{2}}{2S}=\frac{h}{4}[/tex]

Quãng đường: [tex]s_1=\frac{h}{2}-\frac{h}{4}=\frac{h}{4}[/tex]

Lực trong GĐ này: [tex]F_1=\frac{d_nSh-d_gSh}{2}=\frac{d_gSh}{2}[/tex]

Công trong GĐ này: [tex]A_1=F_1.s_1=\frac{d_gSh}{2}.\frac{h}{4}=\frac{d_gSh^2}{8}[/tex]

* GĐ2:

Quãng đường: [tex]s_2=y=l-\frac{h}{2}[/tex]

Lực nhấn: [tex]F_2=F_A-P=d_gSh[/tex]

Công trong GĐ này: [tex]A_2=F_2.s_2=\frac{d_gSh(2l-h)}{2}[/tex]

Tổng công: A = A1 + A2 = ...
 
Top Bottom