[lý 8] Áp suất

L

leduc22122001

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần pít tông nhỏ đi xuống một đoạn h = 0,2, thì pít tông lơn được nâng lên H = 0,01m. Tính lực nén vật bên pít tông lớn nếu lực tác dụng vào pít tông nhỏ là f = 500N.
Bài 2: Người ta dùng một kích thủy lực để nâng một vật có trọng lượng 20000N. Lực tác dụng lên pít tông nhỏ f = 40N và mỗi lần ném xuống nó di chuyển một đoạn h = 10cm. Hỏi sau n = 10 lần ném thì vật nâng lên độ cao là bao nhiều?
Bài 3: Có một cái vại, đáy hình tròn diện tích $S_1$ = 1200 $cm^2$ và một cái thớt hình tròn diện tích $S_2$ = 800 $cm^2$ , bề dày h = 7,5cm. Phải rót nước vào vại tới độ cao ít nhất là bao nhiêu khi thả nhẹ thớt vào vại thì thớt nổi được? Cho khối lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là $D_1$ = 1000kg/$m^3$ và $D_2$ = 600kg/$m^3$
Bài 4: Một ống chữ U có hai nhánh hình trụ có tiết diện khác nhau và chứa thủy ngân. Đổ nước vào nhánh nhỏ, đến khi cân bằng thì thấy mực thủy ngân ở hai nhánh chênh nhau h = 4cm. Tính chiều cao cột nước, cho trọng lượng riêng của thủy ngân $d_1$ = 136000N/$m^3$ . Kết quả đó có thay đổi không nếu đổ nước vào nhánh to?
Bài 5: Một khối gỗ nếu thả trong nước thì nổi 1/3 thể tích. Nếu thả trong dầu thì nổi 1/4 thể tích. Hãy xác định khối lượng riêng của dầu, cho khối lượng của nước là 1g/$cm^3$
Bài 6:Một quả cầu sắt rỗng nước. Tìm thể tích phần rỗng biết khối lượng quả cầu là 500g và khối lượng riêng của sắt là 7,8g/$cm^3$. Biết nước ngập đến 2/3 thể tích quả cầu.
 
T

thangvegeta1604

5) Khi thả vào nước: [TEX]P=F_A_n[/TEX]
\Rightarrow $P=10.D_n.\dfrac{1}{3}V$.
Khi thả vào dầu: [TEX]P=F_A_d[/TEX]
\Rightarrow $P=10.D_d.\dfrac{1}{4}V$.
Vậy: $10.D_n.\dfrac{1}{3}V=10.D_d.\dfrac{1}{4}V$.
\Rightarrow $D_n.\dfrac{1}{3}=D_d.\dfrac{1}{4}$.
\Rightarrow $D_n = \dfrac{3}{4}.D_d$.
\Rightarrow $D_d=\dfrac{4}{3} g/cm^3$.
 
Last edited by a moderator:
D

duc_2605

Bài 6:Một quả cầu sắt rỗng nước. Tìm thể tích phần rỗng biết khối lượng quả cầu là 500g và khối lượng riêng của sắt là 7,8g/$cm^3$. Biết nước ngập đến 2/3 thể tích quả cầu.
TT: m = 500 (g)
$D = 7,8 g/cm^3$
$V_{ngap} = \dfrac{2}{3}V_c$
Nếu quả cầu làm đặc hoàn toàn thì thể tích của nó là:
thể tích quả cầu: $V = \dfrac{m}{d} = 64,1 (cm^3)$
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào quả cầu: $Fa = \dfrac{2}{3}64,1.10 = 427 (N)$
Mức chênh lệch khối lượng: 427 - 50 = 377 (N)
Mức chênh lệch này là do phần bên trong của quả cầu bị làm rỗng nên bị hụt đi. Thể tích của phần này là:
$V_c = 377 : 7,8 \approx 48,3 (cm^3)$


Sai!
 
Last edited by a moderator:
G

galaxy98adt

Bài 1: Một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần pít tông nhỏ đi xuống một đoạn h = 0,2, thì pít tông lơn được nâng lên H = 0,01m. Tính lực nén vật bên pít tông lớn nếu lực tác dụng vào pít tông nhỏ là f = 500N.
Đề bài ko có đủ đơn vị nên a hướng dẫn tổng quát thôi nhé!
Khi ta ấn pittong nhỏ thì phần nước mà bị pittong nhỏ chiếm chỗ sẽ bị "đẩy" đến pittong lớn \Rightarrow ta có tỉ lệ về diện tích của 2 pittong như sau:
$\frac{S_n}{S_l} = \frac{h_l}{h_n}$. (1)
Ta có công thức tính áp suất: $\mathscr P = \frac{F}{S}$ \Rightarrow $S = \frac{F}{\mathscr P}$
Thay vào (1), ta có: $\frac{\frac{F_n}{\mathscr P_n}}{\frac{F_l}{\mathscr P_l}} = \frac{h_l}{h_n}$
Mà trong máy ép thì $\mathscr P_n = \mathscr P_l$
\Rightarrow $\frac{F_n}{F_l} = \frac{h_l}{h_n}$
\Rightarrow $F_l = \frac{F_n.h_n}{h_l}$
(Em tự thay số nha!)


Bài 2: Người ta dùng một kích thủy lực để nâng một vật có trọng lượng 20000N. Lực tác dụng lên pít tông nhỏ f = 40N và mỗi lần nén xuống nó di chuyển một đoạn h = 10cm. Hỏi sau n = 10 lần nén thì vật nâng lên độ cao là bao nhiều?
Ta dựa vào CM ở câu 1: $\frac{F_n}{F_l} = \frac{h_l}{h_n}$
Thay số, ta có: $\frac{40}{20000} = \frac{h_l}{n.10}$
\Rightarrow $h_l = 0,2 (cm)$



Bài 3: Có một cái vại, đáy hình tròn diện tích S1 = 1200 cm2 và một cái thớt hình tròn diện tích S2 = 800 cm2 , bề dày h = 7,5cm. Phải rót nước vào vại tới độ cao ít nhất là bao nhiêu khi thả nhẹ thớt vào vại thì thớt nổi được? Cho khối lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là D1 = 1000kg/m3 và D2 = 600kg/m3
Vì $D_2 < D_1$ nên thớt sẽ nổi trên nước.
Vì thớt nổi nên ta có: $P_t = F_A$
\Rightarrow $d_g.V = d_n.V_{cc}$
\Leftrightarrow $10.D_g.S_2.h = 10.D_n.V_{cc}$
Thay số: $10.600.\frac{800}{100^2}.\frac{7,5}{100} = 10.1000.V_{cc}$
\Leftrightarrow $V_{cc} = 3,6.10^{-3} (m^3) = 3600 (cm^3)$
\Rightarrow Chiều dày thớt nhập trong nước là: $h = \frac{V_{cc}}{S} = \frac{3600}{800} = 4,5 (cm)$
\Rightarrow Thể tích nước tối thiểu đổ vào vại để thớt nổi là: $V_{min} = S_1.h = 1200.4,5 = 5400 (cm^3)$


Bài 4: Một ống chữ U có hai nhánh hình trụ có tiết diện khác nhau và chứa thủy ngân. Đổ nước vào nhánh nhỏ, đến khi cân bằng thì thấy mực thủy ngân ở hai nhánh chênh nhau h = 4cm. Tính chiều cao cột nước, cho trọng lượng riêng của thủy ngân d1 = 136000N/m3 . Kết quả đó có thay đổi không nếu đổ nước vào nhánh to?
Gọi diện tích nhánh to là $S_1$, diện tích nhánh nhỏ là $S_2$, Thể tích nước đổ vào là $V_n$.
Theo giả thiết, ta có: $d_{Hg}.h = d_{n}.h_n$
Thay số: $136000.\frac{4}{100} = 10000.h_n$
\Leftrightarrow $h_n = \frac{125}{68} (m)$
Nếu lấy cùng 1 thể tích nước như giả thiết đổ vào nhánh to thì kết quả sẽ thay đổi vì diện tích 2 nhánh là khác nhau \Rightarrow chiều cao cột nước là khác nhau \Rightarrow Áp suất tác dụng là khác nhau ...



Bài 6:Một quả cầu sắt rỗng nước. Tìm thể tích phần rỗng biết khối lượng quả cầu là 500g và khối lượng riêng của sắt là 7,8g/cm3. Biết nước ngập đến 2/3 thể tích quả cầu.
Đổi: $7,8 (g/cm^3) = 7800 (kg/m^3)$, $500 g = 0,5 kg$
Giả sử quả cầu đặc thì thể tích phần đặc là: $V_đ = \frac{m}{D} = \frac{1}{15600} (m^3)$
Vì vật nổi \Rightarrow $P = F_A$
\Rightarrow $10.m = d_n.V_{cc}$
Thay số \Rightarrow $V_{cc} = 5.10^{-4} (m^3)$
\Rightarrow Thể tích thực của quả cầu là: $V_t = \frac{3}{2}.V_{cc} = 7,5.10^{-4} (m^3)$
\Rightarrow Thể tích phần rỗng là: $V_r = V_t - V_đ = \frac{107}{15600} (m^3) \approx 6858,974 (cm^3)$
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom