[lý 8] Áp suất chất lỏng

S

supperdragon9510

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1.2 điểm A,B trong nước có độ cao cách nhau 2m thì độ chênh lệch áp suất giữa chúng là bao nhiêu? Cho trọng lượng riêng của nc là $10 000 N/m^3$

Bài 2. 1 hình trụ có diện tích đáy là $50 cm^2$. Người ta đổ 0,5 lít nước vào bình.
___________a)Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A ở đáy bình
___________b)Đổ tiếp 0,5 lít dầu hỏa vào bình. Tính áp suất của chất lỏng tác dụng lên điểm B ở mặt phân cách giữa dầu và nước. Cho D1 của nước là $10 000 N/m^3$ và D2 của dầu là $8000 N/m^3$


Các bạn giúp mình nha,chủ nhật mình phải học rùi :khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15)::khi (15):
 
Last edited by a moderator:
0

0973573959thuy

Giải giúp cu nè :D

Bài 1.2 với lại 2.1 =))

Bài 1 :

Bài này vẽ hình ra thì càng tốt. Nhìn cho nó dễ :D

Tóm tắt :
$h_A = h_B + 2 (cm)$

$d = 10 000 N/m^3$
____________________

$p_A - p_B = ?$

Giải :

Áp suất nước tác dụng lên điểm A là :

$p_A = h_A. d = 10 000(h_B + 2) = 10 000. h_B + 20 000 (Pa)$

Áp suất nước tác dụng lên điểm B là :

$p_B = h_B.d = 10 000. h_B (Pa)$

Độ chênh lệch áp suất giữa 2 điểm A,B là :

$p_A - p_B = 10 000. h_B + 20 000 - 10 000. h_B = 20 000 (Pa)$

Đ/s : ....

Bài 2:

Tự tóm tắt nhé!

Giải:
a) Chiều cao tính từ A đến mặt thoáng là :

$h_1 = V_1 : S_{\text{đáy}} = 500 : 50 = 10 (cm) = 0,1 (m)$

Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là :

$p_1 = d_1.h_1 = 10 000. 0,1 = 1000 (Pa)$

b) Do trọng lượng riêng của dầu hỏa nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên dầu hỏa tạo thành một lớp váng bên trên mặt nước, phân biệt hẳn với nước (không bị hòa tan trong nước).

Tính tương tự trên, ta cũng có chiều cao tính từ B đến mặt thoáng của dầu hỏa là 0,1 m.

Tương tự a cũng lại có : Áp suất của dầu hỏa tác dụng lên điểm B là : $p_2 = 800 (Pa)$
 
Top Bottom