[Lý 7] Hai loại điện tích

C

conangkieusa

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm
a, Hỏi sau khi chải tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlectrôn dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại
b, Vì sao có những lần sau khi chải tóc, ta thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên.
2*. Trong 1 lần thí nghiệm, Hải đưa 1 chiếc lược nhựa lại gần 1 mảnh nilông thì thấy lược nhựa hút mảnh nilông bị nhiễm điện khác loại (mang điện tích trái dấu nhau). Nhưng Sơn lại cho rằng chỉ cần 1 trong 2 vật này bị nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Theo em thì Sơn hay Hải đúng? Ai sai? Làm cách nào để kiểm tra điều này.
3. Cọ xát 1 thước nhựa vào 1 mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện k? Nếu có thì nó cung hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa ? Vì sao.
 
M

me0kh0ang2000

1.Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm
a, Hỏi sau khi chải tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlectrôn dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại
b, Vì sao có những lần sau khi chải tóc, ta thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên.

Trả lời
sau khi chải, ta thấy tóc bị hút vào lược nhựa, mà lược nhựa nhiễm điện âm, tóc mang điện tích dương.
như vậy, ta có kết luận: các êlectrôn đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa.
b, sau khi ta chải tóc, tóc bị hút vào lược nhựa nên có một vài sợi bị dựng thẳng đứng khi kéo luợc ra.

2*. Trong 1 lần thí nghiệm, Hải đưa 1 chiếc lược nhựa lại gần 1 mảnh nilông thì thấy lược nhựa hút mảnh nilông bị nhiễm điện khác loại (mang điện tích trái dấu nhau). Nhưng Sơn lại cho rằng chỉ cần 1 trong 2 vật này bị nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Theo em thì Sơn hay Hải đúng? Ai sai? Làm cách nào để kiểm tra điều này.
Trả lời
ta có thể làm thí nghiệm sau để kiểm tra:
lần lượt đưa lược nhựa và mảnh nilong đó lại gần một mảnh nilong không bị nhiễm điện. nếu cả hai vật trên đều hút mảnh nilong thì cả hai vật này đều bị nhiễm điện và mang điện tích trái dấu. nếu chỉ có lược nhựa hoặc mảnh nilong hút vật kia thì ta có một trong hai vật đó bị nhiễm điện.

3. Cọ xát 1 thước nhựa vào 1 mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện k? Nếu có thì nó cung hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa ? Vì sao.
Trả lời:
mảnh len đã bị nhiễm điện. và nó mang điện tích trái dấu với điện tích trên lược nhưa. vì khi cọ xát, electron của một trong hai vật trên đã di chuyển sang vật còn lại \Rightarrow trái dấu
 
Last edited by a moderator:
0

0973573959thuy

1.Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm
a, Hỏi sau khi chải tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlectrôn dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại

Sau khi chải, tóc bị nhiễm điện dương.
Khi đó các êlectrôn dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa.

b, Vì sao có những lần sau khi chải tóc, ta thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên.

Vì có nhiều sợi tóc bị nhiễm điện dương cùng loại đẩy nhau nên dựng đứng thẳng lên.

2*. Trong 1 lần thí nghiệm, Hải đưa 1 chiếc lược nhựa lại gần 1 mảnh nilông thì thấy lược nhựa hút mảnh nilông bị nhiễm điện khác loại (mang điện tích trái dấu nhau). Nhưng Sơn lại cho rằng chỉ cần 1 trong 2 vật này bị nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Theo em thì Sơn hay Hải đúng? Ai sai? Làm cách nào để kiểm tra điều này.

Cả 2 bạn Sơn và Hải đều nói đúng.
* Thí nghiệm chứng minh :
- Bạn Hải nói đúng :
Sau khi cọ xát thanh thủy tinh vào mảnh lụa và thanh nhựa sẫm màu vào mảnh vải khô thì đưa thanh thủy tinh lại gần thanh nhựa ta thấy 2 vật trên hút nhau.
- Bạn Sơn nói đúng :
Lấy một thước nhựa sau khi đã cọ xát với mảnh len đưa lại gần những vụn giấy nhỏ ta thấy thước nhựa này hút các vụn giấy.

3. Cọ xát 1 thước nhựa vào 1 mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện k? Nếu có thì nó cung hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa ? Vì sao.

Mảnh len lúc này có bị nhiễm điện và nhiễm điện khác dấu với điện tích trên thước nhựa. Vì khi cọ xát với nhau, 2 vật trên đã có quá trình trao đổi êlectrôn với nhau : 1 trong 2 vật trên sẽ mất bớt êlectrôn, vật còn lại được nhận thêm êlectrôn
~~~> Trong 2 vật này sẽ có 1 vật mang điện tích dương, 1 vật mang điện tích âm.
 
T

thoaqnn

hihi .............,.............................
 
Top Bottom