Vật lí [Lý 12] Pic luyện giải một số câu hỏi trong đề thi thử

E

endinovodich12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VẬT LÝ CỦA CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN TOÀN QUỐC ! :khi (59):

Bắt đầu từ ngày hôm nay 05/03/2014 topic này sẽ hoạt động trở lại :

- Mọi người có thể trao đổi đề thi thử đại học của chính trường mình đang học lên học mãi hoặc đưa những câu hỏi khó trong đề lên để mọi người cùng tham khảo.

- Các ban đưa đề lên bằng bất kỳ hình thức nào cũng được ; như có thể đưa đề qua hình ảnh ; hay qua goole.doc ; hoặc đính phai kèm ; và có thê gõ
[\url] nếu đề của bạn muốn đăng có...hắn trên hocmai cho mình [/SIZE][/B][/COLOR]
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Khởi động với các câu sau:p
Bài 1: Một lò xo nằm ngang có k=10N/m có một đầu cố định, đầu kia gắn một vật $m=100g$. Vật chuyển động có ma sát trên mặt bàn nằm ngang dọc theo trục lò xo. Ban đầu đưa đến vị trí lò xo bị nén 6cm rồi buông nhẹ. Khi đến vị trí lò xo bị nén 4cm, vật có tốc độ 40cm/s. Khi qua vị trí lò xo không biến dạng lần thứ nhất, tốc độ của vật:
$A.40\sqrt{2}cm/s$
$B.60cm/s$
$C.20\sqrt{6}cm/s$
$D.50cm/s$
Bài 2:Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V vào 2 đầu đoạn mạch gồm RLC nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch $i_1=I_0cos(100\pi.t+\frac{\pi}{4})(A)$. Nếu ngắt bỏ tụ C thì cường độ trong mạch $i_2=I_0cos(100\pi.t-\frac{\pi}{12})(A).$ Điện áp 2 đầu đoạn mạch là:
$A.u=220\sqrt{2}cos(100\pi.t+\frac{pi}{12})$
$B.u=220\sqrt{2}cos(100\pi.t-\frac{\pi}{6})$
$C.u=220\sqrt{2}cos(100\pi.t-\frac{\pi}{12})$
$D.u=200\sqrt{2}cos(100\pi.t+\frac{\pi}{6})$
 
Last edited by a moderator:
X

xlovemathx

Mở hàng nào :D

Câu 3 : Một con lắc đơn có sợi dây chiều dài [TEX]l=1m[/TEX] và quả cầu nhỏ khối lượng [TEX]m=100g[/TEX] . Lấy [TEX]g=9,8m/s^2[/TEX] , quả cầu được tích điện dương [TEX]q=2,5.10^4 C[/TEX] . Đặt con lắc trong điện trường đều có cường độ [TEX]E=1000V/m[/TEX] hướng thẳng đứng xuống dưới. Chu kì dao động của con lắc là :
A. 1,6s
B. 1,8s
C. 2s
D. 1,4s

Câu 4 : Cho 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số , cùng biên độ và có các pha ban đầu là [TEX]\frac{\pi}{3}[/TEX] và [TEX]\frac{-\pi}{6}[/TEX] . Pha ban đầu của dao động tổng hợp của 2 dao động trên bằng :
A. [TEX]\frac{\pi}{12}[/TEX]
B. [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX]
C. [TEX]\frac{-\pi}{2}[/TEX]
D. [TEX]\frac{\pi}{4}[/TEX]

Câu 5 : Một lực [TEX]0,2N[/TEX] nén một lò xo dịch chuyển được một khoảng cách [TEX]2cm[/TEX] . Thế năng khi bị nén là :
A. [TEX]W_t=2.10^{-3}J[/TEX]
B. [TEX]W_t=2.10^{-5}J[/TEX]
C. [TEX]W_t=4.10^{-5}J[/TEX]
D. [TEX]W_t=8.10^{-5}J[/TEX]

Câu 6 : Một lò xo xoắn ở đầu có treo khối lượng 40g đang dao động điều hòa chu kì là 10s. Để chu kì giảm còn 5s thì khối lượng vật phải treo là :
A. m=10g
B. m=20g
C. m=80g
D. m=160g

 
Last edited by a moderator:
L

l94

: Một con lắc đơn có sợi dây chiều dài [TEX]l=1m[/TEX] và quả cầu nhỏ khối lượng [TEX]m=100g[/TEX] . Lấy [TEX]g=9,8m/s^2[/TEX] , quả cầu được tích điện dương [TEX]q=2,5.10^4 C[/TEX] . Đặt con lắc trong điện trường đều có cường độ [TEX]E=1000V/m[/TEX] hướng thẳng đứng xuống dưới. Chu kì dao động của con lắc là :
A. 1,6s
B. 1,8s
C. 2s
D. 1,4s
Sửa đề 1 tí $q=2,5.10^{-4}$
$\vec{E}$ hướng xuống dưới, q dương $\to F_d$ hướng xuống dưới.
$g_d=\frac{F_d}{m}=\frac{qE}{m}=2,5m/s^2$
$T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g_d+g}}=1,77s \to B$

Cho 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số , cùng biên độ và có các pha ban đầu là [TEX]\frac{\pi}{3}[/TEX] và [TEX]\frac{-\pi}{6}[/TEX] . Pha ban đầu của dao động tổng hợp của 2 dao động trên bằng :
A. [TEX]\frac{\pi}{12}[/TEX]
B. [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX]
C. [TEX]\frac{-\pi}{2}[/TEX]
D. [TEX]\frac{\pi}{4}[/TEX]
Loại đáp án C vì pha ban đầu phải nằm khoảng giữa 2 pha của 2 dao động.
2 dao động này vuông pha, có cùng biên độ $ \to $ dao động tổng hợp lệch pha $\frac{\pi}{4}$ so với dao động 2
Suy được đáp án A.


Một lực [TEX]0,2N[/TEX] nén một lò xo dịch chuyển được một khoảng cách [TEX]2cm[/TEX] . Thế năng khi bị nén là :
A. [TEX]W_t=2.10^{-3}J[/TEX]
B. [TEX]W_t=2.10^{-5}J[/TEX]
C. [TEX]W_t=4.10^{-5}J[/TEX]
D. [TEX]W_t=8.10^{-5}J[/TEX]

$k=\frac{F}{A}=\frac{0,2}{0,02}=10N/m$
$W_t=\frac{1}{2}kA^2=2.10^{-3}$

Một lò xo xoắn ở đầu có treo khối lượng 40g đang dao động điều hòa chu kì là 10s. Để chu kì giảm còn 5s thì khối lượng vật phải treo là :
A. m=10g
B. m=20g
C. m=80g
D. m=160g

$\frac{T_1}{T_2}=\sqrt{\frac{m_1}{m_2}} \to m_2=10g$
 
A

ahcanh95

Khởi động với các câu sau:p
Bài 1: Một lò xo nằm ngang có k=10N/m có một đầu cố định, đầu kia gắn một vật $m=100g$. Vật chuyển động có ma sát trên mặt bàn nằm ngang dọc theo trục lò xo. Ban đầu đưa đến vị trí lò xo bị nén 6cm rồi buông nhẹ. Khi đến vị trí lò xo bị nén 4cm, vật có tốc độ 40cm/s. Khi qua vị trí lò xo không biến dạng lần thứ nhất, tốc độ của vật:
$A.40\sqrt{2}cm/s$
$B.60cm/s$
$C.20\sqrt{6}cm/s$
$D.50cm/s$
Bài 2:Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V vào 2 đầu đoạn mạch gồm RLC nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch $i_1=I_0cos(100\pi.t+\frac{\pi}{4})(A)$. Nếu ngắt bỏ tụ C thì cường độ trong mạch $i_2=I_0cos(100\pi.t-\frac{\pi}{12})(A).$ Điện áp 2 đầu đoạn mạch là:
$A.u=220\sqrt{2}cos(100\pi.t+\frac{pi}{12})$
$B.u=220\sqrt{2}cos(100\pi.t-\frac{\pi}{6})$
$C.u=220\sqrt{2}cos(100\pi.t-\frac{\pi}{12})$
$D.u=200\sqrt{2}cos(100\pi.t+\frac{\pi}{6})$

Bài 1: vật đạt tốc độ lớn nhất tại vị trí: x

ĐLBTNL: 0,5. 10 ( 0,06-x ) ^2 = 0,5.0,1.0,4^2 + 0,5. 10 . ( 0,04 - x ) ^2

dùng máy tính giải nhanh hem

=> x = 0,01cm => biên độ dao động = 5cm

tại vị trí cân = , vật có li độ: x = 1cm , dùng ĐLBTNL trên => v = C

Bài 2: Io k đổi => Zl^2 = ( Zc-Zl ) ^2

=> Zc = 2Zl

độ lệch pha 2 I = 60 độ và kết hợp với dữ kiện trên => U sẽ chậm pha ở TH1 là 30 độ, nhanh pha hơi I ở TH2 = 30 độ

=> A

Cả 2 bài cũng khá hay anh, hi vọng anh sẽ post nhiều bài như vậy

:khi (131)::khi (131)::khi (131)::khi (131)::khi (131)::khi (131):
 
A

ahcanh95

Câu 7: đặt điện áp: u = Uo cos wt vào 2 đầu đoạn mạch gồm điện trở R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 4/ ( 5.pi ) H và tụ mắc nối tiếp: khi W = Wo thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch đạt cực đại = Im.khi W = W1 và W = W2 thì cường độ dòng điện cực đại qua đoạn mạch = Im. biết W1 - W2 = 200.pi ( rad/s ) . giá trị của R = ?

A:160 -B:50 -C:100 -D:150

Câu 8: 1 nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s^.dao động với biên độ góc = 60 độ, tại vị trí li độ góc = 30 độ, vật có a = ?

1232 -732 -887- 500 cm/s^2


:khi (197)::khi (197)::khi (197)::khi (197)::khi (197):
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Câu 1: đặt điện áp: u = Uo cos wt vào 2 đầu đoạn mạch gồm điện trở R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 4/ ( 5.pi ) H và tụ mắc nối tiếp: khi W = Wo thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch đạt cực đại = Im.khi W = W1 và W = W2 thì cường độ dòng điện cực đại qua đoạn mạch = Im. biết W1 - W2 = 200.pi ( rad/s ) . giá trị của R = ?

A:160 -B:50 -C:100 -D:150

Sr mọi người thông cảm, bận quá:D
Bài này đại học khối A vừa rồi, đáp án đầy trên google, khỏi giải hi:D

Câu 2: 1 nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s^.dao động với biên độ góc = 60 độ, tại vị trí li độ góc = 30 độ, vật có a = ?

1232 -732 -887- 500 cm/s^2
:khi (197)::khi (197)::khi (197)::khi (197)::khi (197):

Bài ni cho 60 làm gì nhỉ :D
đó là gia tốc do lực phục hồi gây ra: a=gsin30=500cm/s2
pic vắng quá:(
 
L

l94

Bài đơn giản lấy tinh thần nhá, pic vắng quá chán:(
Câu 9: Cho mạch gồm R=50, $u_{AB}=200cos100\pi.t$, X là đoạn mạch gồm 2 trong số 3 phần tử RLC mắc nối

tiếp với R trên và một cuộn cảm L thay đổi được. Khi $L=\frac{0,5}{\pi} H$ thì P mạch AB cực đại và $u_X$ trễ

pha $\frac{\pi}{3}$ so với $u_{AB}$. Công suất cực đại của đoạn mạch là:
$A.400W$

$B.254W$

$C.500W$

$D.100W$
Câu ni dễ nè, nhào vô nào :D
 
A

ahcanh95

Bài ni cho 60 làm gì nhỉ :D
đó là gia tốc do lực phục hồi gây ra: a=gsin30=500cm/s2
pic vắng quá:(

anh thi ban cơ bản à, thảo nào. đây là phần thi ban nâng cao. lúc đó anh sẽ kiểm tra lại kỹ

video thầy Đặng Việt Hùng, lời giải đề thi đại học năm nay, đáp án:C

:khi (45)::khi (45)::khi (45)::khi (45)::khi (45):
 
A

ahcanh95

Bài đơn giản lấy tinh thần nhá, pic vắng quá chán:(
Câu 9: Cho mạch gồm R=50, $u_{AB}=200cos100\pi.t$, X là đoạn mạch gồm 2 trong số 3 phần tử RLC mắc nối

tiếp với R trên và một cuộn cảm L thay đổi được. Khi $L=\frac{0,5}{\pi} H$ thì P mạch AB cực đại và $u_X$ trễ

pha $\frac{\pi}{3}$ so với $u_{AB}$. Công suất cực đại của đoạn mạch là:
$A.400W$

$B.254W$

$C.500W$

$D.100W$
Câu ni dễ nè, nhào vô nào :D

P max => Zl = Zc => pha I = pha U

Pha X lệch pha so với Uab = pi/3

=> X: Zc và R1

=> Zc = 50 => R1 = 50 / căn 3

=> P = 254 W

chuẩn men

:khi (159)::khi (159)::khi (159)::khi (159)::khi (159)::khi (159):
 
A

ahcanh95

tiếp hem

Câu 10:2 nguồn sóng trên mặt nước: S1S2 cách nhau = 7.lamda. phát ra 2 sóng có pt: u1 = a.sin wt và u2 = a.cos wt . sóng ko suy giảm. điểm M trên đường trung trực S1S2 gần nhất có dao động cùng pha với dao động phát ra ở nguồn s1 cách s1 bao nhiêu?

Đ/á: 33/8.lamda

:khi::khi::khi::khi::khi:
 
Last edited by a moderator:
L

l94

tiếp hem

2 nguồn sóng trên mặt nước: S1S2 cách nhau = 7.lamda. phát ra 2 sóng có pt: u1 = a.sin wt và u2 = a.cos wt . sóng ko suy giảm. điểm M trên đường trung trực S1S2 gần nhất có dao động cùng pha với dao động phát ra ở nguồn s1 cách s1 bao nhiêu?

Đ/á: 33/8.lamda


:khi::khi::khi::khi::khi:

$\frac{-\pi}{2}+k2\pi=\frac{-\pi}{4}-\frac{\pi.2d_1}{\lambda}$
$ \to \frac{-1}{4}+2k=\frac{-2d_1}{\lambda} \to d_1=(\frac{1}{8}-k)\lambda$
Gọi x là khoảng cách từ M đến đường S1S2:
$x=\sqrt{d_1^2-(3,5\lambda)^2}=\lambda\sqrt{k^2-\frac{k}{4}+\frac{1}{64}-3,5^2}=\lambda.\sqrt{k^2-\frac{k}{4}-\frac{783}{64}}$
$k^2-k/4-783/64>=0$
$=> k >=3 và k <=-4$
chọn k =-4 phù hợp yêu cầu => d=33lambda/8
Mai mình post bài câu nào biết thì để bạn khác làm cho vui nhé:D
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Tiếp nha:p
Câu 11: Hai bức xạ đỏ và tím khi truyền trong chân không có $\lambda_1=760nm;\lambda_2=400nm$. Khi hai bức xạ cùng truyền trong 1 môi trường có chiết suất với từng bx lần lượt là $n_1=1,33;n_2=1,34$ thì tỉ số năng lượng, ts bước sóng 2 bx là:
$A.\frac{E_1}{E_2}=\frac{35}{67};\frac{\lambda_1}{\lambda_2}=\frac{67}{35}$
$B.\frac{E_1}{E_2}=\frac{10}{19};\frac{\lambda_1}{\lambda_2}=\frac{67}{35}$
$C.\frac{E_1}{E_2}=\frac{35}{67};\frac{\lambda_1}{\lambda_2}=\frac{19}{10}$
$D.\frac{E_1}{E_2}=\frac{10}{19};\frac{\lambda_1}{\lambda_2}=\frac{19}{10}$
Câu 12: Một người nghe thấy âm do 1 nhạc cụ phát ra có $f=100Hz$ và tại v trí đó cường độ âm là I. Nếu tần số và cường độ âm tại đó đều tăng gấp 10 lần thì người nghe thấy âm có:
A. Độ cao tăng 10 lần.
B. Độ to tăng 10 lần.
C. Độ to tăng thêm 10dB.
D. Độ to tăng thêm hơn 1B.
Câu 13: Ở mặt thoáng 2 chất lỏng có 2 nguồn A và B dao động theo phương đứng với pt $u_A=acos\omega.t;u_B=2asin\omega.t$. Bước sóng tên mặt chất lỏng là $\lambda$. Coi biên không đổi khi lan truyền. Điểm M trên mặt chất lỏng không nằm trên đường AB, cách nguồn Ab những đoạn lần lượt $18,25\lambda;9,5\lambda$. Biên tại M?
A. 2a
B. 3a
C. a
$D.\sqrt{5}a$
Câu 14: Vật dao động điều hòa trên Õ có pt dao động $x=4cos(5\pi.t+\frac{\pi}{3})$. Kể từ t=0, quãng đường đi trong 4,5s là
$A.185,5cm$
$B.181,5cm$
$C.178,5cm$
$D.158,5cm$
Câu 15: Sóng dừng trên dây có bước sóng $\lambda$. Hai điêm MN đối xứng qua 1 nút sóng cách nhau $\frac{\lambda}{4}$. Kết luận nào sai?
A. Pha dao động lệch nhau $\frac{\pi}{2}$
B. Hai điểm luôn có cùng tốc độ dao động.
C. Hai điểm dao động cùng biên độ.
D. Hai điểm dao động ngược pha nhau.
Câu 16:( Câu này trong đề tuyển mod vừa rồi, dễ mà chẳng ai làm đúng:()
Con lắc lò xo kl m dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hoà với tần số f. f=f1 thì dao động cưỡng bức ổn định với biên A1, f=f2 (f1<f2<2f1) dao động ổn định với biên A2, A1=A2. Độ cứng lò xo có thể là:
$A.4\pi^2.m(f_2-f_1)^2$
$B.4\pi^2.m(f_2+f_1)^2$
$C.\frac{\pi^2.m.(f_1+3f_2)^2}{4}$
$D.\frac{\pi^2m(2f_1-f_2)^2}{3}$
@ahcanh: post bài đánh số vào giúp mình nhé!. thanks.
 
Last edited by a moderator:
N

newstarinsky

Tiếp nha:p

Câu 13: Ở mặt thoáng 2 chất lỏng có 2 nguồn A và B dao động theo phương đứng với pt $u_A=acos\omega.t;u_B=2asin\omega.t$. Bước sóng tên mặt chất lỏng là $\lambda$. Coi biên không đổi khi lan truyền. Điểm M trên mặt chất lỏng không nằm trên đường AB, cách nguồn Ab những đoạn lần lượt $18,25\lambda;9,5\lambda$. Biên tại M?
A. 2a
B. 3a
C. a
$D.\sqrt{5}a$


Ta có
$U_{AM}=a.cos(\omega.t-36,5\pi)=acos(\omega.t-\frac{\pi}{2})=-a.sin(\omega.t)\\
U_{BM}=2a.sin(\omega.t-19\pi)=2a.sin(\omega.t)\\
U_M=U_{AM}+U_{BM}=a.sin(\omega.t)$
Vậy biên độ là a
Nhầm mất đổi sai

Vật dao động điều hòa trên Õ có pt dao động $x=4cos(5\pi.t+\frac{\pi}{3})$. Kể từ t=0, quãng đường đi trong 4,5s là
$A.185,5cm$
$B.181,5cm$
$C.178,5cm$
$D.158,5cm$
Ta có $T=0,4(s)$
$\triangle t=4,5=11T+\frac{T}{4}$
Trong 11T vật đi được $S_1=11.4.4=176(cm)$
Trong $\frac{T}{4}$ ứng với góc quay là $\frac{\pi}{2}$ thì vật đi được quãng đường là
$S_2=2+2\sqrt{3}(cm)$
Nên tổng quãng đường là $S=S_1+S_2=181,5(cm)$
 
Last edited by a moderator:
F

firemonter_199x

help me!!!!!
cho lò xo chuyển động theo phương nằm ngang 1 đầu được giữ cố định đầu còn lại gắn với vật m =125(gam). vật mo=25(gam),(hình tròn nhak)chuyển động không ma sát dọc theo trục lò xo. mo đến va chạm không đàn hồi vs vật m(ngay sau va chạm 2 vật có cùng vận tốc), với vận tốc ban đầu của mo là vo=1,2m/s. Chọn chiều dươnh từ trong ra ngoài, vị trí cân bằng là gốc tọa độ, gốc thời gian là lúc mo rời khỏi m, HÃY VIẾT PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG, dạng x=Acos(omegat+phi)
 
Last edited by a moderator:
N

nguyen_van_ba

help me!!!!!
cho lò xo chuyển động theo phương nằm ngang 1 đầu được giữ cố định đầu còn lại gắn với vật m =125(gam). vật mo=25(gam),(hình tròn nhak)chuyển động không ma sát dọc theo trục lò xo. mo đến va chạm không đàn hồi vs vật m(ngay sau va chạm 2 vật có cùng vận tốc), với vận tốc ban đầu của mo là vo=1,2m/s. Chọn chiều dươnh từ trong ra ngoài, vị trí cân bằng là gốc tọa độ, gốc thời gian là lúc mo rời khỏi m, HÃY VIẾT PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG, dạng x=Acos(omegat+phi)
Không hiểu đề lắm nhưng vẫn giải thử xem sao:
Vì đây là va chạm không đàn hồi nên áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:
[TEX]{m}_{o}{v}_{o}=(m_o+m)v \Rightarrow v=\frac{{m}_{o}{v}_{o}}{(m_o+m)}[/TEX]
Đây là vận tốc tại vị trí cân bằng và khi mo rời khỏi m cũng tại vtcb
=> Biên độ dao động là: [TEX]A= \frac{v}{\omega }=\frac{v}{\sqrt{k/m}}[/TEX]
Khi hai vật rời nhau cũng là lúc vật m đi từ trong ra ngoài => [TEX]\varphi = \frac{-\Pi }{2}[/TEX]
 
L

lovee_11

Tiếp nha:p

Câu 15: Sóng dừng trên dây có bước sóng $\lambda$. Hai điêm MN đối xứng qua 1 nút sóng cách nhau $\frac{\lambda}{4}$. Kết luận nào sai?
A. Pha dao động lệch nhau $\frac{\pi}{2}$
B. Hai điểm luôn có cùng tốc độ dao động.
C. Hai điểm dao động cùng biên độ.
D. Hai điểm dao động ngược pha nhau.
.

câu A
2 điểm đối xứng nhau qua 1 nút sóng luôn dao động ngược pha,cùng biên độ
2 điểm nằm về 2 phía của 1 nút sóng của 2 bụng sóng kề nhau (2 điểm nằm trên 2 bụng sóng liền kề ) luôn dao động ngược pha,( ko nhất thiết phải đối xứng,ko cùng A )
 
L

lovee_11

Tiếp nha:-
Câu 16:( Câu này trong đề tuyển mod vừa rồi, dễ mà chẳng ai làm đúng:()
Con lắc lò xo kl m dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hoà với tần số f. f=f1 thì dao động cưỡng bức ổn định với biên A1, f=f2 (f1<f2<2f1) dao động ổn định với biên A2, A1=A2. Độ cứng lò xo có thể là:
$A.4\pi^2.m(f_2-f_1)^2$
$B.4\pi^2.m(f_2+f_1)^2$
$C.\frac{\pi^2.m.(f_1+3f_2)^2}{4}$
$D.\frac{\pi^2m(2f_1-f_2)^2}{3}$
.
do A1=A2 nên f<= f(cộng hưởng)=f1*f2
từ đó giải ra,nếu ko nhầm thì chỉ có đáp án A thỏa mãn..
 
Top Bottom