[Lý 12]BIÊN ĐỘ dao động con lắc lò xo

P

phuonglien.1710

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cả nhà giúp em bài này với ạ! Em ngồi nghĩ mãi không ra, đặc biệt là câu 3, chẳng hiểu phải làm thế nào cả!

Bài 12: Một lò xo có độ cứng k = 40 N/m có gắn vật khối lượng m = 100 g, CB là sợi dây không giãn và lò xo có chiều dài l0 = 20 cm. Cho g = 10 m/s2.
1/ Tìm chiều dài l của lò xo khi m cân bằng.
2/ Nâng vật lên 2 cm rồi thả nhẹ. Chứng minh vật m dao động điều hòa. Viết phương trình dao động ? Chọn trục Ox có chiều dương hướng xuống.
3/ Tìm điều kiện biên độ A của m để khi dao động dây CB không bị chùng.
 
V

vu_95

câu 1: khi vật ở vị trí cân bằng, ta có:m.g=k.delta l
=>delta l= m.g/k=0.025(m)
l=l0+delta l=0.2+0.025=0.045(m)
 
C

connguoivietnam

bạn ơi để dây ko trùng khi dao động thì [TEX]A \leq [/TEX]dentaL

[TEX]A \leq 0,025(m)[/TEX]
 
M

manhtuan99

Cả nhà giúp em bài này với ạ! Em ngồi nghĩ mãi không ra, đặc biệt là câu 3, chẳng hiểu phải làm thế nào cả!
Mình ko tiện trình bày cả bài, chỉ hướng dẫn bạn câu 3 thôi nhé: Dây bắt đầu chùng khi lò xo bắt đầu có xu hướng bị nén tức là lúc vật đến vị trí lò xo không biến dạng. Vì vậy muốn dây không chùng thì vật phải không thể đến được vị trí lò xo không biến dạng tức là biên độ A của vật phải nhỏ hơn [TEX]\Delta \iota [/TEX]=2.5cm
 
P

phuonglien.1710

bạn ơi để dây ko trùng khi dao động thì A \leq dentaL

A \leq 0,025(m)

Mình ko tiện trình bày cả bài, chỉ hướng dẫn bạn câu 3 thôi nhé: Dây bắt đầu chùng khi lò xo bắt đầu có xu hướng bị nén tức là lúc vật đến vị trí lò xo không biến dạng. Vì vậy muốn dây không chùng thì vật phải không thể đến được vị trí lò xo không biến dạng tức là biên độ A của vật phải nhỏ hơn \Delta \iota =2.5cm

Hóa ra là thế! Bây h thì em đã hiểu! Thanks cả nhà nhiều nha!
 
Top Bottom