[?]Lý 12 - bài tập Dao động cơ học

B

bambilady

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ai giúp mình mấy bài này với :)

Bài 1: 1 lò xo khi cố định đầu trên và treo vật ở đầu dưới thì lò xo dài 30cm.Nếu cố định đầu dưới,đặt vật ở đâù trên (lò xo vẫn thẳng đứng) thì lò xo dài 26cm.
a,Cơ năng của vật dđ là 0,01J.Tính độ cứng của lò xo và khối lượng của vật.
b,Tính lực cực đại,cực tiểu tác dụng lên đế gắn lò xo.Lấy g=10m/s^2.Cho rằng khi vật dđ thì 1 trong 2 vị trí biên là vị trí lò xo kô biến dạng.

Bài 2:Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ tại HN có g1=9,793 m/s^2 và nhiệt độ 20 độ C.Khi đó chu kì dđ là 2s.Hệ số nở dài của dây treo là 2.10^(-5) K^(-1).Đem đồng hồ vào tp HCM có nhiệt độ 30 độ C trong 1 ngày đêm nó chạy chậm 34,56s.Tính gia tốc rơi tự do g2 tại tp HCM?

Bài 3:một con lắc đơn gồm 1 quả cầu nhỏ bằng kim loại có khối lượng m=50g đc treo = 1 sợi dây kô dãn có chiều 90cm.Tính điện cho con lắc q=-5.10^-5 rồi cho dđ trong 1 điện trg` đều có phương thẳng đứng thì thấy chu kì dao động tăng 2 lần.Xác định chiều và độ lớn của cường độ điện trg? g= 10m/s^2.

Bài 4: 1 con lắc đơn có chiều dài 25cm dao động tại nơi có gia tốc g= pi^2 m/s^2,khối lượng = 100g.
a,Con lắc đc tích điên q =-10^-4 C dao động trong điện trg` đều có phương thẳng đứng thì chu kì dđ = 3/4 chu kì dđ ban đầu.Xác định chiều và độ lớn của E.
b,đổi chiều điện trg` nhưng giữ nguyện cường độ.Tính chu kì?

Tiện thể cho mình hỏi luôn là làm thế nào để xác định chiều của E trong các bài toán con lắc đơn chịu tác dụng của lực điện trg`? Cảm ơn trước nhé! :D
 
S

silvery21

t chỉ trả lời câu này ùa cậu làm dc hết
Tiện thể cho mình hỏi luôn là làm thế nào để xác định chiều của E trong các bài toán con lắc đơn chịu tác dụng của lực điện trg`? Cảm ơn trước nhé!
q âm thì lực đtrường hướng ngc chiều vs E
q + thì lực đtrường hướng cùng chiều vs E

từ đó c tính đc P hiệu dụng ruj` tính g hd
 
S

silvery21

Ai giúp mình mấy bài này với :)

Bài 2:Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ tại HN có g1=9,793 m/s^2 và nhiệt độ 20 độ C.Khi đó chu kì dđ là 2s.Hệ số nở dài của dây treo là 2.10^(-5) K^(-1).Đem đồng hồ vào tp HCM có nhiệt độ 30 độ C trong 1 ngày đêm nó chạy chậm 34,56s.Tính gia tốc rơi tự do g2 tại tp HCM?

/QUOTE]

gợi ý

T1= 2s ; T2 chu kì tphCM

bạn có những hệ sau để giải

[TEX] \left {\begin{1 -T1/T2 = 34,56/86400}\\{ T1 = 2 =\sqrt{ \frac{l_0 ( 1+ \alpha T1}{9,793}}}\\{T2 = \sqrt{ \frac{l_0 ( 1+ \alpha T2}{g}}}[/TEX]
 
T

tramngan

Bài 1:
Giả sử chọn chiều dương hướng xuống dưới. [TEX]l_{cb} = l_o + \Delta l[/TEX]
- Lò xo khi cố định đầu trên và treo vật ở đầu dưới thì lò xo dài 30cm:
Ta có: [TEX]l_o + \Delta l = 30[/TEX] (1)
- Nếu cố định đầu dưới,đặt vật ở đâù trên (lò xo vẫn thẳng đứng) thì lò xo dài 26cm.
Ta có: [TEX]l_o - \Delta l = 26[/TEX] (2)

Giải (1) và (2) Tính được lo và Denta L

Cho rằng khi vật dđ thì 1 trong 2 vị trí biên là vị trí lò xo kô biến dạng: [TEX]\Delta l = A[/TEX]

[TEX]mg = \Delta l . k[/TEX] (3)
[TEX]2W = k.\Delta l^2[/TEX] (4)

Giải (3) và (4) ra m, k
 
B

bambilady

Con lắc lò xo cố định đầu trên và đầu dưới khác nhau ntn? Tính lực cực đại,cực tiểu tác dụg vào đế gắn thì sao? Lực tác dụng vào điểm đặt lò xo khác với lực tác dụng vào vật ntn và đc tính ra sao? Sr,mình thắc mắc hơi nhiều,hehe :p
 
T

tramngan

- Lực tác dụng vào điểm đặt lò xo: là lực đàn hồi [tex]F_{dh} = k(\Delta l + x)[/tex] cực đại x = A , cực tiểu x = -A
- Lực tác dụng vào vật là lực hồi phục F = -k.x
Mấy cái này trong SGK có ghi hết mà, bộ mới bắt đầu học chương dao động cơ hả?
 
B

bambilady

Hì,mình muốn hiểu bản chất ý mà :p.Con lắc lò xo nằm ngang,thẳng đứng cố định đầu trên,đầu dưới,con lắc nằm trên mặt phẳng nghiêng cố định đầu trên,dưới khác nhau ntn,nhất là các công thức tính toán ý :p.
 
B

bambilady

Có bạn nào học khoá luyện thi VIP hem nhỉ.Có thể pm nick mình đc kô,mình nhờ chút xíu vs: bambjlady.
 
R

rocky1208

Hì,mình muốn hiểu bản chất ý mà :p.Con lắc lò xo nằm ngang,thẳng đứng cố định đầu trên,đầu dưới,con lắc nằm trên mặt phẳng nghiêng cố định đầu trên,dưới khác nhau ntn,nhất là các công thức tính toán ý :p.
  • con lắc ngang: vị trí cân bằng thì lò xo không nén giãn.
  • con lắc thẳng đứng: nếu cố định đầu trên thì ở VTCB lò xo bị giãn, còn cố định đầu dưới lò xo bị nén.
  • con lắc nàm trên mp ngiêng thì cũng tương tự nhưng phải phân tích lực. Khi vật ở VTCB thì nó chịu td của 2 lực: trọng lực P hướng thẳng xuống dưới, lực đàn hồi song song với mp nghiêng, phản lực mặt sàn td vuông góc với mp nghiêng. Do con lắc đứng yên nên các lực TD lên nó cân bằng, tuy nhiên không phải P cân bằng với Fđh. Phải phân tích P thành P1 song song với mp nghiêng và P2 vuông góc với mp nghiêng như hồi lớp 10 ấy. Khi đó Fđh = P1 , P2 = N (phản lực mặt sàn). Do vật di chuyển theo phương song song với mp nghiêng nên ta chỉ xét nhũng lực song song thôi, bỏ qua các lực vuông góc. Nếu bắt tính cả lực ma sát nữa thì phải xét Fms = k*N (k là hệ số ma sát, ko phải độ cứng)
Về công thức thì không khác nhau nhiều ω vẫn bằng [TEX]\sqrt{k/m}[/TEX] Tuy nhiên sẽ khác nhau về lực hồi phục, lực đàn hồi min max .... cái này cứ làm nhiều bài tập là sẽ vững kiến thức và nắm được dạng. Có một lời khuyên rất tốt: Let the solutions show the method .
:)>-

From Rocky
Ps: mấy hôm nay anh đang bận không lên pic được, hôm nay mới vớ được cái quán net onl tạm :D. Em nhờ mọi người trên diễn 4r giải đáp nhé
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom