[Lý 12] 2 bài về sóng khá khó [Tiêu đề chung chung]

S

sieunhantapbay

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 :trên 1 sợi dây có sóng dừng,điểm bụng M cách nút gần nhất N một đoạn 10cm , khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp trung điểm P của đoạn MN có cùng cùng li độ vs điểm M là 0,1s .Tốc độ truyền sóng trên dây là (DA: 200cm/s)

Bài 2: Hai nguồn âm [TEX]O_1[/TEX] [TEX]O_2[/TEX] coi là 2 nguồn điểm cách nhau 4m, phát sóng kết hợp cùng tần số 425Hz, cùng biên độ 1cm và cùng pha ban đầu bằng không (vận tốc truyền âm là 340m/s) .Số điểm dao động vs biên độ 1cm ở trong khoảng giữa [TEX]O_1[/TEX][TEX]O_2[/TEX] là? (DA: 20 điểm)

Mọi người giải chi tiết cho mình nhé,cám ơn ;)
 
L

lankuter

bài 1:khoảng cách ngắn nhất giữa 1bungj và 1nút kế tiếp là lamda/4 =10.suy ra lamda =40cm
theo đề có T/2=0.1.Suy ra T=0.2.
vậy v=40/0.2=200cm/s
 
L

lankuter

bài 2: ta có d1+d2=4 (1)
ma lamda=v/f=340/425=0.8m
theo ycbt ta có d1-d2 =0.8k (2)
tư (1) và (2) có .d1=0.4k+2.cho d1 lớn hơn -4 và nhỏ hơn 4.tìm được k.có 20
diểm
 
S

sieunhantapbay

bài 1:khoảng cách ngắn nhất giữa 1bungj và 1nút kế tiếp là lamda/4 =10.suy ra lamda =40cm
theo đề có T/2=0.1.Suy ra T=0.2.
vậy v=40/0.2=200cm/s
Mình nghĩ bạn nhầm ở chỗ T/2=0,1 rồi, thời gian để điểm P đạt đến biên độ của M lần thứ 2 là T/2 sau khi đã đạt đến li độ của M lần 1, còn thời gian để P đạt đến biên độ của M lần thứ nhất thì ngắn hơn,trung điểm P của MN có cùng li độ vs điểm M có nghĩa là nó có giá trị bằng li độ của M /:)
 
S

sieunhantapbay

bài 2: ta có d1+d2=4 (1)
ma lamda=v/f=340/425=0.8m
theo ycbt ta có d1-d2 =0.8k (2)
tư (1) và (2) có .d1=0.4k+2.cho d1 lớn hơn -4 và nhỏ hơn 4.tìm được k.có 20
diểm

bài 2 bạn làm cũng ko ăn thua :khi (22): công thức của bạn là để tìm số điểm dao động vs biên độ cực đại =2a=2cm, đề ra là tìm số điểm dao động vs biên độ a=1cm mà bạn :khi (42):
 
V

vit_capcap

đề khó hiểu quá, vay bài 1 có nghĩa là P cùng giá trị với li độ của M chứ không phải là P đạt giá trị biên độ của M hả bạn
 
A

aslongasuloveme

khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp trung điểm P của đoạn MN có cùng cùng li độ vs điểm M là T/2 ah?
 
I

ironman01

mình làm bài 2 nhé
điểm giữa O1O2 dao động vs biên độ 1 cm là nghiệm của PT
|cos([TEX]\frac{\pi\d_1-d_2}{\lambda}[/TEX]) |= 1/2 (áp dụng CT biên độ dđ tổng hợp)
==> [TEX]\frac{d_1-d_2}{\lambda}[/TEX] = [TEX]\frac{\pi}{3}[/TEX]+[TEX]k\pi[/TEX]
<=> [TEX]d_1-d_2[/TEX]=[TEX]\frac{4}{15}+\frac{4k}{5}[/TEX]
mà -4 [TEX]\leq[/TEX][TEX]d_1-d_2[/TEX] [TEX]\leq[/TEX]4
=>K
đáp án là 10 điểm,kết quả của bạn nhầm rồi
 
V

vit_capcap

bài 1 mấy bạn giải thich vì sao sau khi cùng li độ với M lần 1 thì sau T/2 lại cùng li độ với M lần 2 giùm mình
 
H

huutrang93

bài 1 mấy bạn giải thich vì sao sau khi cùng li độ với M lần 1 thì sau T/2 lại cùng li độ với M lần 2 giùm mình

Bạn vẽ đường tròn lượng giác ra
Trung điểm P sẽ dao động cùng pha với đầu dây nên vuông pha với điểm M
Mình xét trường hợp pha ban đầu của P là 0, thì pha ban đầu của M là +pi/2
Dễ thấy điểm P và điểm M sẽ cùng li độ khi pha của P là +pi/4 hoặc +5pi/4, vậy khoảng thời gian ngắn nhất là T/2
 
Top Bottom