[Lý 11] Thuyết electron

B

brain_dead

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

5) Trình bày các nội dung chính của thuyết electron. Vận dụng thuyết electron để giải thích được các hiện tượng nhiễm điện (do cọ xát, do tiếp xúc, do hưởng ứng)?
6) Điện tích tự do là gì? Thế nào là chất (vật) dẫn điện, chất (vật) cách điện?
7) Hệ cô lập về điện là gì? Phát biểu định luật bảo toàn điện tích.
 
Q

quocthinh_psi

7) Hệ cô lập về điện là gì? Phát biểu định luật bảo toàn điện tích.
-Hệ cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.
-Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
 
Q

quocthinh_psi

6) Điện tích tự do là gì? Thế nào là chất (vật) dẫn điện, chất (vật) cách điện?
Điện tích tự do là những hạt mang điện có thể di chuyển đến vị trí bất kì bên trong vật.
-Vật dẫn điện là vật có chức các điện tích tự do. Chất làm nên vật dẫn điện gọi là chất dẫn điện.
-Vật cách điện là vật không có hạt mang điện tích tự do. Chất làm nên vật cách điện gọi là chất cách điện.
 
Q

quocthinh_psi

5) Trình bày các nội dung chính của thuyết electron. Vận dụng thuyết electron để giải thích được các hiện tượng nhiễm điện (do cọ xát, do tiếp xúc, do hưởng ứng)?
-Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật gọi là thuyết electron.
-Thuyết electron để giải thích sự nhiễm điện của các vật có 1 số nội dung cơ bản sau đây:
+Electron có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
+Một nguyên tử trung hòa điện nếu bị mất elecron nó mang điện dương và trở thành ion dương, ngược lại nếu nhận thêm electron thì nguyên tử này mang điện âm gọi là ion âm.
+Ở một vật, nếu tổng số p > tổng số e thì vật này mang điện dương, ngược lại thì vật này nhiễm điện âm.
-Vận dụng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện:
+Sự nhiễm điện do cọ xát: mình không chắc lắm, có thể là như thế này: khi cọ xát một vật rắn với một tấm lụa thì các e tự do trên bề mặt của vật rắn bứt ra và di chuyển sang tấm lụa làm cho tấm lụa nhiễm điện âm còn vật rắn nhiễm điện dương.
+Sự nhiễm điện do tiếp xúc: khi cho vật A chưa nhiễm điện tiếp xúc với vật B đã nhiễm điện thì cả 2 vật đều bị nhiễm điện vì khi tiếp xúc điện tích dương dịch chuyển sang vật A làm vật A nhiễm điện dương.
+Sự nhiễm điện do hưởng ứng: do điện tích dương của vật A đặt ở gần đầu M của thanh kim loại hút các điện tích âm về đầu M làm đầu này mang điện âm, đồng thời đẩy điện tích dương về đầu N làm đầu này mang điện dương. Nếu mang vật A ra xa khỏi thanh kim loại thì nó trở lại trạng thái trung hòa điện.
 
Top Bottom