Vật lí Lý 10-chương 2

T

trinhminhngoc2911@gmail.com

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn ơi,giúp mình làm mấy câu hỏi này nhé.
1,Một vệ tinh nhân tạo quay quanh trái đất ở độ cao 1600km. cho R=6400km, M=6.[TEX]10^24, G=6,67.10^-11 N.m^2/kg^2[/TEX].Hãy tính tốc độ và chu kỳ quay của vệ tinh.
2, Một vất có khối lượng 100g gắn vào đầu một lò xo dài 20cm, độ cứng 100N/m quay tròn đều
trong mặt phẳng nằm ngang. Tính số vòng quay trong một phút để lò xo dãn 2cm.
3, một bàn nằm ngang quay tròn đều với chu kỳ 2s. Trên bàn đặt vật cách trục quay R=2,4cm. hệ số ma sát giữa bàn và vật tối thiểu là bao nhiêu để vật không trượt trên mặt bàn. lấy g= [TEX]10m/s^2 [/TEX][TEX]\pi ^2 [/TEX]=10
Nhanh lên nha mọi người. Ths.
 
Last edited by a moderator:
S

syphuongcuong3

1,Một vệ tinh nhân tạo quay quanh trái đất ở độ cao 1600km. cho R=6400km, M=6.10^24, G=6,67.10^-11 N.m^2/kg^2.Hãy tính tốc độ và chu kỳ quay của vệ tinh.
Chọn....
Phương trình lực của vệ tinh:
$\vec{F_{hd}}=m.\vec{a}$
Chiếu lên chiều dương: $F_{hd}=ma$
\Leftrightarrow $a=G.\dfrac{M}{(r+R)^2}=6,26m/s^2$
\Leftrightarrow $\dfrac{v^2}{r}=a$
Có r=(1600+6400).1000 (m) rồi, tính ra v
Ta có: Quãng đường vật đi được trong 1 chu kì là: $S = 2.\pi.(R + r)$
có v dựa vô công thức $T = \frac{S}{v}$ tính ra T



2, Một vất có khối lượng 100g gắn vào đầu một lò xo dài 20cm, độ cứng 100N/m quay tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang. Tính số vòng quay trong một phút để lò xo dãn 2cm.
Chọn chiều dương là chiều hướng vào tâm
Phương trình lực của vật:
$\vec{F_{đh}}=m\vec{a}$1
Chiều lên chiều dương ta được: $F_{đh}=ma$
\Leftrightarrow $a=\dfrac{F_{đh}}{m}=\dfrac{k.\Delta l}{m}=...$
Có a suy ra $v=\sqrt{a.r}$
\Rightarrow $f=\dfrac{v}{2.\pi.r}$ \Rightarrow Số vòng quay trong 1 phút là $60.f$


3, một bàn nằm ngang quay tròn đều với chu kỳ 2s. Trên bàn đặt vật cách trục quay R=2,4cm. hệ số ma sát giữa bàn và vật tối thiểu là bao nhiêu để vật không trượt trên mặt bàn. lấy $g= 10m/s^2$, $\pi ^2 = 10$
Ta có: $\omega = \frac{2.\pi}{T} = \pi (rad/s)$
Để vật không trượt trên mặt bàn thì lực hướng tâm ($F_{ms}$) phải có độ lớn bằng lực quán tính li tâm ($F_l$), tức là $\mu_n.N = m.a_{ht}$
\Leftrightarrow $\mu_n.m.g = m.\frac{v^2}{R}$
\Leftrightarrow $\mu_n.m.g = m.\frac{(R.\omega)^2}{R}$
\Leftrightarrow $\mu_n.g = R.\omega^2$
\Leftrightarrow $\mu_n = \frac{R.\omega^2}{g} = \frac{0,024.\pi^2}{10} = 0,024$
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom