luyện tập viết văn chứng minh!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

H

heobayby125

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

viết đoạn văn chứng minh ngắn theo các đề sau:
Làm hay co cảm ơn nhiều!

đề 1: Tục ngữ có câu: đi một ngày đàng, học một sàng khôn. nhưng có bạn nói: nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!! hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.

đề 2: chứng minh rằng văn chương " gây cho ta những tình cảm ta không có".

đề 3: chứng minh rằng văn chương " luyện những tình cảm ta sẵn có".

đề 4: chứng minh rằng nói dối rất có hại cho bản thân.

đề 5: chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.

:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
X

xindungmissnhe12

Từ xưa, con người ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc học để mở mang hiểu biết. Đúc kết từ quá trình sống, học hỏi lâu đời, ông cha ta có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Đây là lời khuyên cho con cháu phải biết đi đây đi đó để học hỏi thêm điều hay, trau dồi tri thức.

Câu tục ngữ này hẳn phải có từ lâu đời. Trong xã hội phong kiến Việt Nam ngày xưa, con người sống lạc hậu, quanh năm quanh quẩn ruộng đồng, chẳng mấy khi có dịp đi đâu xa. Thế nhưng người ta vẫn quan trọng việc học hỏi lẫn nhau, đặc biệt là đi xa nơi mình ở một chút càng học nhiều điều hay. Một ngày là quãng thời gian quá ngắn so với cả đời người. "Đi một ngày đàng" với người xưa đi bộ thì quãng đường chẳng xa là bao. Tuy nhiên, người ta lại khẳng định "học một sàng khôn". "Sàng" là một công cụ được đan bằng tre hoặc nứa, được dùng để sàng gạo. "Sàng khôn" là cách đếm ước lượng với ý nghĩa là nhiều điều này. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" mang ý nghĩa là khi đi ra ngoài, được tiếp xúc thì ta sẽ học hỏi được nhiều điều. Vậy nên con người cần phải đi nhiều hơn để học được nhiều điều hay từ thực tế cuộc sống. Đi thêm một ngày đàng là thêm một "sàng khôn".

Xã hội ngày càng tiến bộ dần, không học hỏi thì con người không thể tiến kịp thời đại. Thực tế, lịch sử đã chứng minh điều đó. Những chế độ xã hội xưa không tạo ra nhiều cơ hội cho con người học tập, đi đó đây. Vì vậy mà kinh tế nước ta trong các chế độ đó kém phát triển, nghèo nàn, lạc hậu và thua xa các nước phương Tây thời bấy giờ. Hiện nay, giáo dục được đầu tư chú trọng, ai cũng có thể học tập, dân trí nâng cao, do đó mà kinh tế nước ta đã dần phát triển mạnh mẽ, đang trong đà đi lên sánh kịp với các cường quốc năm châu.

Muốn tiến kịp thời đại, con người phải đi đó đây học hỏi những điều hay trên toàn thế giới. Phải đi rộng, biết nhiều, "đi một ngày đàng" để được tận mắt thấy tai nghe những điều hay, sự tiến bộ của xã hội thì mới biết mình còn kém cỏi bao nhiêu. "Đi một ngày đàng" cũng có ý nghĩa là học được những điều rất thực tế. Hiện nay, người ta thường học theo kiểu lí thuyết suông trong các trường học, cách học này không hiệu quả, không thể ứng dụng thực tiễn được. Câu tục ngữ là lời khuyên ý nghĩa cho việc học hiệu quả. Chúng ta học trong trường, trong sách vở, học ở thầy, ở bạn nhưng không thể quên được trong thực tế cuộc sống. Học từ thực tế là phương pháp học khoa học nhất bởi nó có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, học tập gắn liền lao động và ứng xử trong xã hội. Nếu chỉ biết học trong trường lớp mà xa rời cuộc sống thì sẽ bị lúng túng, thiếu kĩ năng khi bước vào đời.

Thực tế cuộc sống dù bất kì ở đâu cũng có cái hay cho ta học hỏi.Thế nhưng quả đúng như nhiều người nói: "Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn". "Sàng khôn" là cái hay mà ta phải chọn lọc từ cuộc sống này. Chẳng khi nào nó chịu bày ra trước mắt cho ta thấy mà học. Chỉ có những người có ý thức học tập, ham hiểu biết mới tìm tòi phát hiện ra những điều hay và ghi nhớ chúng. Còn những người ngược lại thì dù có phơi bày cái hay ra trước mắt thì chắc gì người ta đã thấy, mà đã thấy thì chắc gì muốn đem về cho mình. Hơn nữa, muốn học được sàng khôn thì cũng phải biết nhận xét, đánh giá và phân tích xem cái nào là cái "khôn" cần học. Có như vậy mới thật sự được "sàng khôn" theo đúng nghĩa của nó.

Ngày nay nhu cầu của việc học là rất lớn. Cần phải học để tiếp thu tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại để phục vụ xay dựng và phát triển đất nước. Học sinh, sinh viên nước ta phải đi du học qua các nước phát triển khác là vậy...Trong giai đoạn hiện nay, dù đang trong đà đi lên nhưng kinh tế, cơ sở vật chất nước ta vẫn nằm trong tình trạng kém phát triển, thiếu thốn. Việc cấp bách là phải học hỏi các nước bạn tiên tiến để nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu. Chính vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn có ý nghĩa to lớn đến ngày nay.

Truyền thống hiếu học của nhân dân ta từ xưa đã được khẳng định. Thế nhưng, ngày xưa có mấy ai được đi học. Họ phải tự khuyên nhau, bảo ban nhau mà tự học, điều đó chứng tỏ đầu óc thực tế của người lao động. Họ luôn ý thức rằng kiến thức mình còn hạn hẹp, cần phải trau dồi nhiều hơn nữa và khuyên con cháu mình như thế:

Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

Hay

Ở nhà nhất mẹ nhì con
Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta.

Việc học với mỗi người học sinh chúng ta là rất quan trọng. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một lời khuyên ý nghĩa cho việc học của chúng ta. Chúng ta phải biết áp dụng nó, đi nhiều để học hỏi được nhiều điều bổ ích từ cuộc sống. Có nhiều tri thức, chúng ta sẽ góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp.
 
G

guest

Từ xưa, con người ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc học để mở mang hiểu biết. Đúc kết từ quá trình sống, học hỏi lâu đời, ông cha ta có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Đây là lời khuyên cho con cháu phải biết đi đây đi đó để học hỏi thêm điều hay, trau dồi tri thức.

Câu tục ngữ này hẳn phải có từ lâu đời. Trong xã hội phong kiến Việt Nam ngày xưa, con người sống lạc hậu, quanh năm quanh quẩn ruộng đồng, chẳng mấy khi có dịp đi đâu xa. Thế nhưng người ta vẫn quan trọng việc học hỏi lẫn nhau, đặc biệt là đi xa nơi mình ở một chút càng học nhiều điều hay. Một ngày là quãng thời gian quá ngắn so với cả đời người. "Đi một ngày đàng" với người xưa đi bộ thì quãng đường chẳng xa là bao. Tuy nhiên, người ta lại khẳng định "học một sàng khôn". "Sàng" là một công cụ được đan bằng tre hoặc nứa, được dùng để sàng gạo. "Sàng khôn" là cách đếm ước lượng với ý nghĩa là nhiều điều này. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" mang ý nghĩa là khi đi ra ngoài, được tiếp xúc thì ta sẽ học hỏi được nhiều điều. Vậy nên con người cần phải đi nhiều hơn để học được nhiều điều hay từ thực tế cuộc sống. Đi thêm một ngày đàng là thêm một "sàng khôn".

Xã hội ngày càng tiến bộ dần, không học hỏi thì con người không thể tiến kịp thời đại. Thực tế, lịch sử đã chứng minh điều đó. Những chế độ xã hội xưa không tạo ra nhiều cơ hội cho con người học tập, đi đó đây. Vì vậy mà kinh tế nước ta trong các chế độ đó kém phát triển, nghèo nàn, lạc hậu và thua xa các nước phương Tây thời bấy giờ. Hiện nay, giáo dục được đầu tư chú trọng, ai cũng có thể học tập, dân trí nâng cao, do đó mà kinh tế nước ta đã dần phát triển mạnh mẽ, đang trong đà đi lên sánh kịp với các cường quốc năm châu.

Muốn tiến kịp thời đại, con người phải đi đó đây học hỏi những điều hay trên toàn thế giới. Phải đi rộng, biết nhiều, "đi một ngày đàng" để được tận mắt thấy tai nghe những điều hay, sự tiến bộ của xã hội thì mới biết mình còn kém cỏi bao nhiêu. "Đi một ngày đàng" cũng có ý nghĩa là học được những điều rất thực tế. Hiện nay, người ta thường học theo kiểu lí thuyết suông trong các trường học, cách học này không hiệu quả, không thể ứng dụng thực tiễn được. Câu tục ngữ là lời khuyên ý nghĩa cho việc học hiệu quả. Chúng ta học trong trường, trong sách vở, học ở thầy, ở bạn nhưng không thể quên được trong thực tế cuộc sống. Học từ thực tế là phương pháp học khoa học nhất bởi nó có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, học tập gắn liền lao động và ứng xử trong xã hội. Nếu chỉ biết học trong trường lớp mà xa rời cuộc sống thì sẽ bị lúng túng, thiếu kĩ năng khi bước vào đời.

Thực tế cuộc sống dù bất kì ở đâu cũng có cái hay cho ta học hỏi.Thế nhưng quả đúng như nhiều người nói: "Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn". "Sàng khôn" là cái hay mà ta phải chọn lọc từ cuộc sống này. Chẳng khi nào nó chịu bày ra trước mắt cho ta thấy mà học. Chỉ có những người có ý thức học tập, ham hiểu biết mới tìm tòi phát hiện ra những điều hay và ghi nhớ chúng. Còn những người ngược lại thì dù có phơi bày cái hay ra trước mắt thì chắc gì người ta đã thấy, mà đã thấy thì chắc gì muốn đem về cho mình. Hơn nữa, muốn học được sàng khôn thì cũng phải biết nhận xét, đánh giá và phân tích xem cái nào là cái "khôn" cần học. Có như vậy mới thật sự được "sàng khôn" theo đúng nghĩa của nó.

Ngày nay nhu cầu của việc học là rất lớn. Cần phải học để tiếp thu tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại để phục vụ xay dựng và phát triển đất nước. Học sinh, sinh viên nước ta phải đi du học qua các nước phát triển khác là vậy...Trong giai đoạn hiện nay, dù đang trong đà đi lên nhưng kinh tế, cơ sở vật chất nước ta vẫn nằm trong tình trạng kém phát triển, thiếu thốn. Việc cấp bách là phải học hỏi các nước bạn tiên tiến để nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu. Chính vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn có ý nghĩa to lớn đến ngày nay.

Truyền thống hiếu học của nhân dân ta từ xưa đã được khẳng định. Thế nhưng, ngày xưa có mấy ai được đi học. Họ phải tự khuyên nhau, bảo ban nhau mà tự học, điều đó chứng tỏ đầu óc thực tế của người lao động. Họ luôn ý thức rằng kiến thức mình còn hạn hẹp, cần phải trau dồi nhiều hơn nữa và khuyên con cháu mình như thế:

Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

Hay

Ở nhà nhất mẹ nhì con
Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta.

Việc học với mỗi người học sinh chúng ta là rất quan trọng. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một lời khuyên ý nghĩa cho việc học của chúng ta. Chúng ta phải biết áp dụng nó, đi nhiều để học hỏi được nhiều điều bổ ích từ cuộc sống. Có nhiều tri thức, chúng ta sẽ góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp.
Hay đấy ..................................................................................... ;);)
 

Taeyongie

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng hai 2019
1
2
6
18
Hà Nội
THCS Nguyễn Huy Tưởng
Bài làm:
"Đi một ngày đàng,học một sàng khôn", đây là câu tục ngữ giàu ý nghĩa được lưu truyền từ xa xưa của nhân dân ta. "Đi một ngày đàng" chính là sự tiếp xúc của con người với xã hội ngoài kia-nơi đầy những cái thiện ... và cả cái ác. Đúng vậy, xã hội ấy rất phong phú, càng đi nhiều thì lại càng tích lũy được lắm cái tài, cái khôn và cả kinh nghiệm. Có đi mới gặp được nhiều người, có thoát khỏi vỏ bọc ăn toàn trong ngôi nhà của mình thì mới có nhiều trải nghiệm, nhiều cuộc phiêu lưu. Ra ngoài rồi mới nghe được nhiều điều hay, biết nhiều về nền văn hóa đã dạng của thế giới muôn hình vạn trạng này. Trái đất này rộng lớn biết bao nhiêu, có đi mới khám phá được nhiều nơi, để hiểu xã hội xung quanh ta như thế nào. Từ đó, trí hiểu biết của ta dần được nâng cao, được mở rộng, rút ra nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải cứ nhất ngày cắn mặt vào chồng sách vở mà đã giỏi. Chúng ta còn phải ra ngoài để trải nghiệm thực tế vì chính cuộc sống này mới dạy ta bao nhiêu điều mới mẻ và thú vị. Cũng nhờ ra ngoài ngồi hóng gió dưới gốc táo thù Newton mới phát hiện ra thuyết trọng lực. Túi khôn của con người là vô hạn, nhưng dường như việc ngồi thờ thẫn trong nhà đã chôn lấp đi cái tài ấy. Thế nên muốn thành công thì phải luyện mới thành. Nếu như ta có điều kiện học tập tốt, được ngồi trong lớp học nghề giảng mà lại để trí óc bay bổng mắc trên cành cây ngoài cửa sổ thì dù lời giảng của giáo viên có hay, có cuốn hút, có bổ ích đến mấy cũng chẳng lọt vào đầu. Nếu ta không đi thì làm sao chứng kiến sự vĩ đại của tạo hóa, làm sao ra được biển lớn để vẫy vùng. Giống như lời một tác giả đã từng viết:
"Cứ mãi ở ao làng, rồi ao sẽ cạn
Sao không ra sông ra biển mà vẫy vùng
Sao cứ trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng
Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán
Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán...
Trên đường băng sân bay mỗi đời người
Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh."
Chính vì vậy, để thành công thì nên xách balô và đi, đừng lãng phí sức trẻ để khi già có cái mà kể cho con cháu. Và cũng phải luôn có ý thức học hỏi thì mỗi hành trình sẽ thật tuyệt vời, mỗi chuyến đi thật hiệu quả.
 
Top Bottom