Văn Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đê 1: Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có”.
Đề 2: Chứng minh rằng văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.


Viết đoạn văn chứng minh ngắn cho 2 đề trên.


Các thành viên HMF giúp mình với, mai mình kiểm tra rồi, mình cảm ơn trước nhé! :)
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Đề 1 :
Trong văn bản '' Ý nghĩa văn chương '', nhà văn Hoài Thanh đã đề cập đến công dụng của văn chương là '' gây cho ta những tình cảm ta không có ''. Tại sao lại như vậy ? Bởi văn chương chính là hình ảnh của cuộc sống con người , xã hội. Đọc các tác phẩm văn chương, ta thấy được nhiều mặt trong cuộc sống. Chính vì vậy, khi thưởng thức các tác phẩm văn chương, đời sống tình cảm của ta cũng được bồi đắp thêm, tâm hồn chúng ta đẹp thêm. Thông qua các tác phẩm văn chương, chúng ta biết yêu, biết ghét, biết tự hào, biết căm giận, đấu tranh, biết cảm phục, kính trọng. Đó là nhờ các tác giả đã truyền tải niềm say mê, lòng yêu thương, đồng cảm với tác giả văn học đến với chúng ta. Các tác phẩm văn chương góp phần vào sự hình thành nhân cách con người, Ví dụ như khi ta đọc truyện Thạch Sanh, ta biết yêu, biết mến, biết cảm phục về con người hiền lành, tốt bụng Thạch Sanh. Biết ghét, biết phê phán lên án những hành vi xấu xa thâm độc của Lý Thông. Đó chính là gây cho ta những tình cảm ta không có, cũng là lí do chúng ta chúng ta cần đọc và tiếp cận nhiều hơn những tác phẩm văn chương để làm giàu, làm đẹp cho tâm hồn.
Đề 2 :
Văn chương '' luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có '' - đó là lời nhận định của nhà văn Hoài Thanh về công dụng của văn chương. Quả thực là như vậy. Văn chương bồi đắp, làm sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm ta sẵn có, càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn chương, ta càng thu nhận được nhiều tình cảm bởi các nhà văn đã nói hộ ta bao nhiêu điều thầm kín, làm cho ta nhận rõ nội tâm của bản thân. Ví dụ khi ta đọc bài '' Đức tính giản dị của Bác Hồ'', ta hiểu được nhiều điều về Bác, hiểu được tấm lòng con người vĩ đại mà cuộc đời thật giản dị biết bao. Chính vì thế mà lòng kính yêu Bác trong tâm hồn ta có những biểu hiện rất phong phú và sâu sắc chứ không chỉ giới hạn ở khía cạnh nào đó. Tình cảm của chúng ta ngày càng phong phú và sâu sắc, cũng là nhờ tiếp xúc với các tác phẩm văn chương. Thông qua chúng, các tác giả đã dạy chúng ta học làm người, học cách sống.
 
Top Bottom