LUYỆN TẬP VỀ Tăng giảm khối lượng(phần 3)

P

phanvan4

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

4. Dạng 4: Bài tập về axit cacboxylic, este
a. Phản ứng trung hòa
Ví dụ: Để trung hòa hết 10,6 gam axit cacboxylic A cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 15 gam chất rắn. Giá trị của V là:
A. 100 B. 200 C. 300 D. 400
Bài giải:
10,6g RCOOH + V(ml) dd NaOH 1M (vừa đủ) 15g RCOONa
Tìm V?

1 mol RCOOH 1 mol RCOONa : ∆m tăng = (R + 67) – (R + 45) = 22g
x mol RCOOH x mol RCOONa : ∆m tăng = 15 – 10,6 = 4,4g
x = 0,2 mol
nNaOH = nRCOOH = 0,2 mol VddNaOH = 0,2 lít hay 200 ml
b. Phản ứng este hóa
Ví dụ: Trộn 40 gam ROH với CH3COOH dư trong bình cầu có H2SO4 đặc làm xúc tác, sau một thời gian thu được 36,3 gam este. Biết hiệu suất của phản ứng este hóa là 75%. Số mol ROH đã phản ứng là:
A. 0,3 B. 0,1 C. 0,09 D. 0,15
Bài giải:
40g ROH + CH3COOH dư (xt H2SO4 đặc) 36,3g CH3COOR
Tính nROH đã phản ứng.
H = 75% mROH phản ứng =

1 mol ROH 1 mol CH3COOR : ∆m tăng = (R + 59) – (R + 17) = 42g
x mol ROH x mol CH3COOR : ∆m tăng = 36,3 – 30 = 6,3g
x = 0,15 mol
c. Phản ứng xà phòng hóa
Ví dụ: Khi thủy phân hoàn toàn 0,05 mol một este A của một axit đa chức với một ancol đơn chức cần 5,6 gam KOH. Mặt khác thủy phân 5,475 gam este A đó thì cần 4,2 gam KOH và thu được 6,225 gam muối. Vậy công thức cấu tạo của este là:
A. (COOC2H5)2 B. (COOCH3)2 C. (COOC3H7)2 D. (COOC4H9)2
Bài giải:
0,05 mol R(COOR')n + 5,6g KOH (vừa đủ)
5,475g R(COOR')n + 4,2g KOH (vừa đủ) 6,225g R(COOK)n
Tìm CTPT R(COOR')n ?
+ 0,05 mol R(COOR')n + 5,6g KOH (vừa đủ): nKOH = 0,1 mol
Ta có: este hai chức CTPT este là: R(COOR')2
+ 5,475g R(COOR')2 + 4,2g KOH (vừa đủ) 6,225g R(COOK)2
nKOH = 0,075 mol neste A = 0,00375 mol

1 mol R(COOR')2 1 mol R(COOK)2 : ∆m tăng = (166 + R) – (88 + 2R' + R) = 78 – 2R' (g)
0,00375 mol R(COOR')2 0,00375 mol R(COOK)2 : ∆m tăng = 0,75g
78 – 2R' = 20
R' = 29 R' là C2H5-
5. Dạng 5: Bài tập về aminoaxit
a. Tác dụng với axit
Ví dụ: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Vậy thể tích của dung dịch HCl đã dùng là:
A. 16 ml B. 100 ml C. 32 ml D. 320 ml
Bài giải:
20g + V(lít) dd HCl 1M 31,68g
Tìm V?
Gọi CTPT trung bình cho 3 amin là

1 mol 1 mol : ∆m tăng = ( + 52,5) – ( + 16) = 36,5g
x mol x mol : ∆m tăng = 31,68 – 20 = 11,68g
x = 0,32 mol

nHCl = 0,32 lít hay 320 ml
b. Tác dụng với bazơ
Ví dụ: Trung hòa 2,94 gam α – aminoaxit A (MA= 147) bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 3,82 gam muối B. A có tên gọi là:
A. Alanin B. Glyxin C. Axit glutamic D. Anilin
Bài giải:
2,94g R(NH2)(COOH)x (A) + dd NaOH (vừa đủ) 3,84g R(NH2)(COONa)x (B).
(α – aminoaxit, MA = 147)
Tên gọi của α – aminoaxit A là?
nA = 0,02 mol.

1 mol A 1 mol B : ∆m tăng = (67x + 16 + R) – (45x + 16 + R) = 22x (g)
0,02 mol A 0,02 mol B : ∆m tăng = 3,82 – 2,94 = 0,88g
x = 2 CTPT A là: R(NH2)(COOH)2
Theo đề: MA = 147 R + 106 = 147
R = 41 R là C3H5
Vậy CTCT của A là:

Axit glutamic
 
Top Bottom