Luyện tập ~ toán tổng hợp

V

vy000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Rảnh rỗi sinh nông nổi ^^, có tập đề thi từ năm ngoái ,mỗi ngày post 2 bài ^^, bé nào muốn thì là ha ^^ , coi như luyện tập thêm để chuẩn bị cho kỳ thi HSG sắp tới ^^


1.Cho hệ phương trình: $$\begin{cases}2x+y=m \\ (x-y+2)(x-2y+1)=0\end{cases}$$

a)Giải hệ khi m=-1
b)Tìm m để hệ có nghiệm duy nhất

2.cho hình vuông ABCD nội tiếp (O;R).Điểm $M \in (O;R)$.Chứng minh rằng:$MA^4+MB^4+MC^4+MD^4$ không phụ thuộc vị trí điểm M
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenbahiep1

1.Cho hệ phương trình: $$\begin{cases}2x+y=m \\ (x-y+2)(x-2y+1)=0\end{cases}$$

a)Giải hệ khi m=-1
b)Tìm m để hệ có nghiệm duy nhất

[laTEX]y = m -2x \Rightarrow (x+2x-m +2)(x+4x-2m +1) =0 \\ \\ (3x -m+2)(5x+1-2m) = 0 \\ \\ m =1 \Rightarrow x = -\frac{1}{3} , y = \frac{5}{3} \\ \\ x = \frac{1}{5} , y = \frac{3}{5} \\ \\ x_1 = \frac{m-2}{3} = x_2 = \frac{2m-1}{5} \Rightarrow m = - 7 [/laTEX]
 
K

kakashi_hatake

Vì ABCD là hình vuông nên $\widehat{ABC}=\widehat{BCD}=\widehat{CDA}= \widehat{DAB}=90^o \rightarrow $ AC, BD là đường kính (tính chất góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Suy ra $\widehat{AMC}=\widehat{BMD}=90^o \\ \rightarrow MA^2+MC^2=AC^2=4R^2$ (định lý Pytago)
$-> MA^4+MC^4+2MA^2.MC^2=16.R^4 \rightarrow MA^4+MC^4=16R^4-2.MA^2.MC^2$
Chứng minh tương tự có $MB^4+MD^4=16R^4-2MB^2.MD^2$
Từ 2 điều trên (ck k bít xài cái dấu ngoặc ^^) $MA^4+MB^4+MC^4+MD^4=32R^4-2MA^2.MC^2-2MB^2.MD^2$(1)
Kẻ đường cao MH của tam giác MAC, đường cao MK của tam giác MBD
Xét tam giác MAC có $\widehat{AMC}=90^o, MH \perp AC -> MH.AC=MA.AC -> 2MA^2.MC^2=2.MH^2.AC^2=8.MH^2.R^2$ (2)
Chứng minh tương tự có $2MB^2.MD^2=8.MK^2.R^2$(3)
Xét tứ giác MHOK có $ \widehat{MHO}=90^o$ (do MH $\perp$ AC), $\widehat{MKO}=90^o$ (do MK $\perp$ BD), $\widehat{KOH}=90^o$ (do tính chất hình vuông AC $\perp$ BD) -> MHOK là hình chữ nhật (tứ giác có 3 góc vuông) -> OM=HK=R (tính chất hcn) và $\widehat{HMK}=90^o$ -> $MH^2+MK^2=HK^2=R^2$ (định lý Pytago) (4)
Từ (1), (2), (3), (4) có
$MA^4+MB^4+MC^4+MD^4=32R^4-8.MH^2.R^2-8.MK^2.R^2=32R^4-8R^2(MH^2+MK^2)=32R^4-8R^2.R^2=24R^4$ không đổi khi M di chuyển trên đường tròn
 
V

vy000

Đầu tiên nha ^^, ck dùng dấu \Rightarrow chứ không dùng $\rightarrow$ , trong toán không có dấu này ^^

Vì ABCD là hình vuông nên $\widehat{ABC}=\widehat{BCD}=\widehat{CDA}= \widehat{DAB}=90^o$$ \rightarrow$ AC, BD là đường kính (tính chất góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Đoạn này dùng \Leftrightarrow hết nà,không dùng "nên" với \Rightarrow , với để chắc chắn,cần nói AC,BD là đường kính của (O;R)

Suy ra $\widehat{AMC}=\widehat{BMD}=90^o \\ \rightarrow MA^2+MC^2=AC^2=4R^2 \text{(định lý Pytago)}$

Lại \Leftrightarrow nha ^^


$-> MA^4+MC^4+2MA^2.MC^2=16.R^4 \rightarrow MA^4+MC^4=16R^4-2.MA^2.MC^2$

Cái \Rightarrow đầu tiên thì được,nhưng cái sau là \Leftrightarrow

Chứng minh tương tự có $MB^4+MD^4=16R^4-2MB^2.MD^2$
Từ 2 điều trên (ck k bít xài cái dấu ngoặc ^^) $MA^4+MB^4+MC^4+MD^4=32R^4-2MA^2.MC^2-2MB^2.MD^2$(1)
Kẻ đường cao MH của tam giác MAC, đường cao MK của tam giác MBD

ok rồi ^^ , cái đoạn từ 2 điều trên,ck có thể đánh (1);(2) rồi viết từ (1);(2)

Xét tam giác MAC có $\widehat{AMC}=90^o, MH \perp AC -> MH.AC=MA.AC -> 2MA^2.MC^2=2.MH^2.AC^2=8.MH^2.R^2$ (2)

Vk chưa thấy trình bày như này bao giờ cả :|
Đoạn này nên viết:
Tam giác MAC vuông tại M (Do $\widehat{AMC}=90^o$)} \Leftrightarrow $S_{MAC}=\dfrac12MA.MC$
Lại có: $MH \bot AC$ \Leftrightarrow $S_{MAC}=\dfrac12MH.AC$
Từ ... và ... (tuỳ ck đặc ^^) ta có $\dfrac12MH.AC=\dfrac12MA.MC$


Làm bài,nếu không đủ time có thể viết như ck, giám khảo cũng không trừ nặng(hoặc không trừ), nhưng làm cẩn thận vẫn hơn ^^

Chứng minh tương tự có $2MB^2.MD^2=8.MK^2.R^2$(3)
Xét tứ giác MHOK có $ \widehat{MHO}=90^o$ (do MH $\perp$ AC), $\widehat{MKO}=90^o$ (do MK $\perp$ BD), $\widehat{KOH}=90^o$ (do tính chất hình vuông AC $\perp$ BD) -> MHOK là hình chữ nhật (tứ giác có 3 góc vuông) -> OM=HK=R (tính chất hcn) và $\widehat{HMK}=90^o$ -> $MH^2+MK^2=HK^2=R^2$ (định lý Pytago) (4)
Từ (1), (2), (3), (4) có
$MA^4+MB^4+MC^4+MD^4=32R^4-8.MH^2.R^2-8.MK^2.R^2=32R^4-8R^2(MH^2+MK^2)=32R^4-8R^2.R^2=24R^4$ không đổi khi M di chuyển trên đường tròn

Đoạn cuối hơi tắt,chỉ riêng dấu \Rightarrow vk bôi đỏ dùng đúng,tìm hiểu tại sao nó đúng nha ^^
 
Last edited by a moderator:
K

kakashi_hatake

$\begin{cases} 2x+y=m \\ (x-y+2)(x-2y+1)=0 \end{cases} \\ \leftrightarrow \left[\begin{matrix} \begin{cases} 2x+y=m \\ x-2y+1=0 \end{cases} \\ \begin{cases} 2x+y=m \\ x-y+2=0 \end{cases} \end{matrix}\right. \\ \leftrightarrow \left[\begin{matrix} \begin{cases} 4x+2y-2m=0 \\ x-2y+1=0 \end{cases} \\ \begin{cases} 2x+y-m=0 \\ x-y+2=0 \end{cases} \end{matrix}\right. \\ \leftrightarrow \left[\begin{matrix} \begin{cases} 5x-2m+1=0 \\ y=\dfrac{1}{2}(x+1) \end{cases} \\ \begin{cases} 3x+2-m=0=0 \\ y=x+2 \end{cases} \end{matrix}\right. \\ \leftrightarrow \left[\begin{matrix} \begin{cases} x=\dfrac{2m-1}{5} \\ y=\dfrac{1}{2}(\dfrac{2m-1}{5}+1) \end{cases} \\ \begin{cases} x=\dfrac{m-2}{3} \\ y=\dfrac{m-2}{3}+2 \end{cases} \end{matrix}\right. \\ \leftrightarrow \left[\begin{matrix} \begin{cases} x=\dfrac{2m-1}{5} \\ y=\dfrac{m+2}{5} \end{cases} \\ \begin{cases} x=\dfrac{m-2}{3} \\ y=\dfrac{m+4}{3} \end{cases} \end{matrix}\right.$

Khi m=-1
Có $\left[\begin{matrix} \begin{cases} x=\dfrac{-3}{5} \\ y =\dfrac{1}{5} \end{cases} \\ \begin{cases} x=-1 \\ y=1 \end{cases} \end{matrix}\right.$
Vậy (x,y) $\in$ {($\dfrac{-3}{5}, \dfrac{1}{5}$), (-1, 1)}

Để phương trình có nghiệm duy nhất thì

$\begin{cases} x=\dfrac{2m-1}{5}=\dfrac{m-2}{3} \\ y=\dfrac{m+2}{5}=\dfrac{m+4}{3} \end{cases} \\ \leftrightarrow \begin{cases} 6m-3=5m-10 \\ 3m+6=5m+20 \end{cases} \\ \leftrightarrow \begin{cases} m=-7 \\ m=-7 \end{cases} $
Vậy ta thấy m=-7 thỏa mãn điều kiện

(Thường thì còn có phần thay lại m=-7 vào hệ rồi giải, nhưng ck nghĩ bài này không cần ^^)
 
Last edited by a moderator:
V

vy000

Đúng, bài này không cần phải thử lại ^^ , nhưng đã nói rồi, ck không được dùng $\leftrightarrow$ =.=
2 bài tiếp ^^


Bài 3:Tìm các điểm có toạ độ nguyên thuộc đường thẳng 3x-5y=8 và nằm giữa hai đường thẳng y=0 và y=10

Bài 4:Chứng minh bất đẳng thức:

$$\dfrac1{3(1+\sqrt2)}+\dfrac1{5(\sqrt2+\sqrt3)}+...+\dfrac1{4017(\sqrt{2008}+\sqrt{2009})} <\dfrac{2007}{2009}$$
 
Last edited by a moderator:
M

mua_sao_bang_98

Rảnh rỗi sinh nông nổi ^^, có tập đề thi từ năm ngoái ,mỗi ngày post 2 bài ^^, bé nào muốn thì là ha ^^ , coi như luyện tập thêm để chuẩn bị cho kỳ thi HSG sắp tới ^^


1.Cho hệ phương trình: $$\begin{cases}2x+y=m \\ (x-y+2)(x-2y+1)=0\end{cases}$$

a)Giải hệ khi m=-1
b)Tìm m để hệ có nghiệm duy nhất

1. \begin{cases}2x+y=m \\ (x-y+2)(x-2y+1)=0\end{cases} (I)

Thay m=-1 vào (I), ta có:

(I)\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}2x+y=-1 & \\ (x-y+2)(x-2y+1)=0 & \end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}y=-1-2x & \\ (x+1+2x+2)[2+2(1+2x)]=0 &\end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}y=-1-2x & \\ (3x+3)(4+4x)=0 &
\end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}y=-1-2x & \\ x+1=0 & \end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}x=-1 & \\ y=-1+2 & \end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}x=-1 & \\ y=1 &\end{matrix}\right.$

2.
$\begin{cases}2x+y=m \\ (x-y+2)(x-2y+1)=0\end{cases} (I)$

Xét hai trường hợp

TH1:

$\left\{\begin{matrix}2x+y=m & \\ x-y+2=0 & \end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}2x+y=m & \\ x-y=-2 & \end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}3x=m-2 & \\ x-y=-2 & \end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}x=\frac{m-2}{3} & \\ \frac{m-2}{3}-y=-2 & \end{matrix}\right.$

$\left\{\begin{matrix}x=\frac{m-2}{3} & \\ y= \frac{m-4}{3} & \end{matrix}\right. $với mọi m

TH2: $\left\{\begin{matrix}2x+y=m & \\ x-2y+1=0 & \end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}2x+y=m & \\ x-2y=-1 & \end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}4x+2y=2m & \\ x-2y=-1&\end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}5x=2m-1 & \\ x-2y=-1 & \end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}x=\frac{2m-1}{5} & \\ \frac{2m-1}{5}-2y=-1 & \end{matrix}\right.$

\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}x=\frac{2m-1}{5} & \\ y= \frac{m+2}{5} & \end{matrix}\right.$ với mọi m
 
V

vy000

2.
$\begin{cases}2x+y=m \\ (x-y+2)(x-2y+1)=0\end{cases} (I)$

Xét hai trường hợp

TH1:

.....
$\left\{\begin{matrix}x=\frac{m-2}{3} & \\ y= \frac{m-4}{3} & \end{matrix}\right. $với mọi m

TH2: $\left\{\begin{matrix}2x+y=m & \\ x-2y+1=0 & \end{matrix}\right.$

......
\Leftrightarrow $\left\{\begin{matrix}x=\frac{2m-1}{5} & \\ y= \frac{m+2}{5} & \end{matrix}\right.$ với mọi m


Vậy đáp án em đưa ra là hệ có nghiệm duy nhất với mọi m ? Nếu vậy thì không đúng đâu nha ^^
Bài này em nên giải theo tổng quát,sau khi đã có nghiệm rồi mới thay giá trị của m ^^

p/s: Bài đã được giải quyết em không làm lại nhé ^^
 
Last edited by a moderator:
M

mua_sao_bang_98

hì! chị ơi tại em không để ý nữa! thấy hay hay nên nhào zô làm thử!
 
V

vy000

Không sao em ^^, khuyến khích mà, chị chỉ góp ý,nếu không có cách hay hơn thì không nên làm lại,lãong pic đúng không ^^
Up lại 2 bài mới nha :)

Bài 3:Tìm các điểm có toạ độ nguyên thuộc đường thẳng 3x-5y=8 và nằm giữa hai đường thẳng y=0 và y=10

Bài 4:Chứng minh bất đẳng thức:

$$\dfrac1{3(1+\sqrt2)}+\dfrac1{5(\sqrt2+\sqrt3)}+...+\dfrac1{4017(\sqrt{2008}+\sqrt{2009})} <\dfrac{2007}{2009}$$
 
Last edited by a moderator:
V

vy000

Bài 5:
Cho hình chữ nhật HOMF có HO=11 cm,OM=5 cm.Một tam giác ABC nhận H làm trực tâm,O làm tâm đường tròn ngoại tiếp,M là trung điểm BC và F là chân đường vuông góc kẻ từ A xuóng BC.
Tính BC.
Bài 6:Gọi a là nghiệm dương của phương trình $\sqrt2x^2+x-1=0$

Tính $B=\dfrac{2a-3}{\sqrt{2(2a^4-2a+3)}+2a^2}$
 
K

kakashi_hatake

Bài 3
3x-5y=8
Các điểm thuộc đường thẳng 3x-5y có tọa độ nguyên nằm giữa đường thẳng y=0 và y=10 là $(x_0, \ y_0)$
=> 0<$y_0$<10 (1)
Mà 8 chia 3 dư 2, 3$x_0$ chia hết cho 3 => 5$y_0$ chia 3 dư 1 <=> $y_0$ chia 3 dư 2 ($x_0, \ y_0$ nguyên)(2)
Từ (1) và (2) có $y_0 \in {2, \ 5, \ 8}$
$y_0$=2 <=> $x_0=6$
$y_0$=5 <=> $x_0=11$
$y_0$=8 <=> $x_0=16$
Vậy các điểm thỏa mãn là (6,2), (11, 5), (16, 8)

Bài 5
HOMF là hình chữ nhật (đề bài) => OH=FM=11cm, OM=HF=5cm (tính chất hình chữ nhật)
Có $OM=\dfrac{AH}{2}$
Chứng minh : $OM=\dfrac{AH}{2}$
Kẻ đường kính AD của (O)<=> $\widehat{ACD}=\widehat{ABD}=90^o$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) <=> $AC \perp CD, \ AB \perp BD$ (1)
Mà $BH \perp AC, \ CH \perp AB$(H là trực tâm tam giác ABC) (2)
Từ (1), (2) có BH//CD, BD//CH (quan hệ từ vuông góc đến //)
<=> BDCH là hình bình hành (định nghĩa hình bình hành)
=> HD, BC đi qua trung điểm mỗi đường (tính chất hbh) (3)
Mà M là trung điểm BC (4)
Từ (3), (4) có M là trung điểm DH
Xét tam giác AHD có M là trung điểm HD (cmt), O là trung điểm AD (AO=OD=R) <=> OM là đường trung bình của tam giác AHD => OM=$\dfrac{AH}{2}$ (đpcm)
Suy ra AH=2OM=10cm
BH giao AC tại E
Xét $\Delta$ AHE và $\Delta $ BHF
$\widehat{AHE}=\widehat{BHF} $(đối đỉnh)
$\widehat{HFB}=\widehat{HEA}=90^o$
=> $\Delta$ AHE ~ $\Delta $ BHF
=> $\dfrac{AH}{BH}=\dfrac{HE}{HF}$ (cặp góc tương ứng)
=> AH.HF=BH.HE <=> 10.5=50=BH.HE
X ét $\Delta BHF$ và $\Delta BCE$ có
Chung $\widehat{EBC}$
$\widehat{BFH}=\widehat{BEC}=90^o$
=> $\Delta BHF$ ~ $\Delta BCE$ (g.g)
=> $\dfrac{BH}{BC}=\dfrac{BF}{BE}$ (cặp góc tương ứng)
=> BH.BE=BF.BC <=> BH^2+BH.HE=BF.2BM=BF.2(BF+FM) (M là trung điểm BC nên BC=2BM) (5)
Mà BH.HE=50, FM=11 (6)
Xét tam giác BHF có $\widehat{HFB}=90^o <=> HF^2+BF^2=BH^2$ (định lý pytago) (7)
Từ (5), (6), (7) có
$BF^2+5^2+50=2BF(BF+11) <=> BF^2+22BF-75=0 <=> (BF-3)(BF+25)=0$
BF>0 => BF+25>0
Suy ra BF-3=0 <=> BF=3 cm
BC=2(BF+FM)=2.(3+11)=28cm
Vậy BC=28 cm

Bài 6
$\sqrt{2}.x^2+x-1=0 <=> \sqrt{2}.x^2=1-x \\ \begin{cases} 1-x \ge 0 \\ 2.x^4=x^2-2x+1 \end{cases} $
Vì a là nghiệm dương của phương trình trên nên $\begin{cases} 2a^4=a^2-2a+1 \\ 0<a \le 1 \end{cases}$
$\sqrt{2(2.a^4-2a+3)}=\sqrt{2(a^2-2a+1-2a+3)}=\sqrt{2}.\sqrt{(a-2)^2}=\sqrt{2}.|a-2|=\sqrt{2}.(2-a) >0 $ (a$\le$1 <2 <=> 2-a>0) (1)
$B=\dfrac{2a-3}{\sqrt{2(2.a^4-2a+3)}+2a^2}=\dfrac{(\sqrt{2(2.a^4-2a+3)}+2a^2)(\sqrt{2(2.a^4-2a+3)}-2a^2)}{2.(\sqrt{2(2.a^4-2a+3)}+2a^2)}=\dfrac{\sqrt{2(2.a^4-2a+3)}-2a^2}{2}$ (2)
Từ (1), (2) có $B= \dfrac{\sqrt{2}.(2-a)-2a^2}{2}=\dfrac{2.\sqrt{2} - \sqrt{2}. (\sqrt{2}.a^2+a)}{2}=\dfrac{2.\sqrt{2} - \sqrt{2}. 1}{2}=\dfrac{\sqrt{2}}{2}$
 
Last edited by a moderator:
V

vy000

Bài 3
3x-5y=8
Các điểm thuộc đường thẳng 3x-5y có tọa độ nguyên nằm giữa đường thẳng y=0 và y=10 là $(x_0, \ y_0)$

Thiếu "Gọi" ở đầu nhé ck ^^


Phải là <=> :|

Mà 8 chia 3 dư 2, 3$x_0$ chia hết cho 3 => 5$y_0$ chia 3 dư 1 <=> $y_0$ chia 3 dư 2
($x_0, \ y_0$ nguyên)(2)
Từ (1) và (2) có $y_0 \in {2, \ 5, \ 8}$
$y_0$=2 <=> $x_0=6$
$y_0$=5 <=> $x_0=11$
$y_0$=8 <=> $x_0=16$
Vậy các điểm thỏa mãn là (6,2), (11, 5), (16, 8)

Tam được, ^^ , 9đ

Bài 5

=> HD, BC đi qua trung điểm mỗi đường (tính chất hbh) (3)

<=> nha ck ^^

=> $\dfrac{BH}{BC}=\dfrac{BF}{BE}$ (cặp góc tương ứng)

Cặp cạnh tương ứng


Lại là <=>

$BF^2+5^2+50=2BF(BF+11) <=> BF^2+22BF-75=0 <=> (BF-3)(BF+25)=0$
BF>0 => BF+25>0
Suy ra BF-3=0 <=> BF=3 cm
BC=2(BF+FM)=2.(3+11)=28cm
Vậy BC=28 cm

vk nói rùi,hạn chế dùng chữ suy ra ^^

Nói chung bài 5 của ck ổn ^^, đạt điểm tối đa,nhưng vk khó tính (mấy dấu <=>;=>) nên được 9,5 ^^

Bài 6
$\sqrt{2}.x^2+x-1=0 <=> \sqrt{2}.x^2=1-x \\ \begin{cases} 1-x \ge 0 \\ 2.x^4=x^2-2x+1 \end{cases} $

Đoạn này trình bày rất tốt khi ck bình phương 2 vế ^^ ,tuy nhiên thiếu dấu <=> kìa ^^

Vì a là nghiệm dương của phương trình trên nên $\begin{cases} 2a^4=a^2-2a+1 \\ 0<a \le 1 \end{cases}$

Đoạn này ck nên viết:
a là nghiệm dương của phương trình trên \Leftrightarrow $\begin{cases} 2a^4=a^2-2a+1 \\ 0<a \le 1 \end{cases}$


$\sqrt{2(2.a^4-2a+3)}=\sqrt{2(a^2-2a+1-2a+3)}=\sqrt{2}.\sqrt{(a-2)^2}=\sqrt{2}.|a-2|=\sqrt{2}.(2-a) >0 $ (a$\le$1 <2 <=> 2-a>0) (1)
$B=\dfrac{2a-3}{\sqrt{2(2.a^4-2a+3)}+2a^2}=\dfrac{(\sqrt{2(2.a^4-2a+3)}+2a^2)(\sqrt{2(2.a^4-2a+3)}-2a^2)}{2.(\sqrt{2(2.a^4-2a+3)}+2a^2)}=\dfrac{\sqrt{2(2.a^4-2a+3)}-2a^2}{2}$ (2)
Từ (1), (2) có $B= \dfrac{\sqrt{2}.(2-a)-2a^2}{2}=\dfrac{2.\sqrt{2} - \sqrt{2}. (\sqrt{2}.a^2+a)}{2}=\dfrac{2.\sqrt{2} - \sqrt{2}. 1}{2}=\dfrac{\sqrt{2}}{2}$

Đoạn này ck nên viết
B=....
\Leftrightarrow B=....
\Leftrightarrow B=...
không nên viết như vậy ^^
9 nha :">
 
V

vy000

Bài 4 vk gợi ý : Chứng minh $VT<\dfrac12$ , $\dfrac{2007}{2009} để lừa tình nhau thoai ^^


giờ là hẳn 1 đề nhé ;)

Bài 7:(3đ)
Tính $S = \dfrac1{a^7}+\dfrac1{b^7}$ với $\begin{cases}a=\dfrac{\sqrt6+\sqrt2}2 \\ b=\dfrac{\sqrt6-\sqrt2}2 \end{cases}$

Bài 8:(3đ)
Cho dãy số:$\begin{cases}a_n=3n+2\sqrt{n^2-1}\\b_n=2(\sqrt{n^2-n}+\sqrt{n^2+n})\\n \in \mathbb{Z^+} \end{cases}$
Biết $\sqrt{a_1-b_1}+\sqrt{a_2-b_2}+...+\sqrt{a_{49}-b_{49}}=a+b\sqrt2$

Bài 9:(2đ)
Giải phương trình: $\sqrt{6y-y^2-5}-\sqrt{x^2-6x+10}=1$

Bài 10:(2đ)
Tìm số thực x để:$x+\sqrt{2009} \in \mathbb{Z} \\ \dfrac{16}x-\sqrt{2009} \in \mathbb{Z}$

Bài 11:(3đ)
CMR: $\dfrac1{3\sqrt2}+\dfrac1{4\sqrt3}+...+\dfrac1{(n+1)\sqrt n} < \sqrt 2$

Bài 12:(3đ)
Cho tam giác ABC,AB=AC.I là tâm đường tròn nội tiếp.$IA=2\sqrt5;IB=3$.Tính AB,BC,CA

Bài 7: (4đ)
Cho tam giác ABC có $\widehat B=2\widehat C$.Bết số đo 3 cạnh tam giác là 3 số tự nhiên liên tiếp,tính các cạnh đó
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom