Luyện đề Hóa thi ĐH

N

ndl_1912

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho hỗn hợp 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550ml dung dịch AgNO3 1M. Sau phản ứng hoàn toàn khối lượng chất rắn thu được là: .....

Mình tính ra là 54 gam nhưng thầy giáo dạy mình bảo không đúng, vậy là bao nhiêu, ai biết xin mách giùm.
Cảm ơn nhiều!
 
E

eternal_fire

Cho hỗn hợp 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550ml dung dịch AgNO3 1M. Sau phản ứng hoàn toàn khối lượng chất rắn thu được là: .....

Mình tính ra là 54 gam nhưng thầy giáo dạy mình bảo không đúng, vậy là bao nhiêu, ai biết xin mách giùm.
Cảm ơn nhiều!

Trước hết 0,1 mol Al tác dụng với 0,3 mol AgN03,sau đó đến 0,1 mol Fe tác dụng với 0,2 mol AgN03 thành [TEX]Fe^{2+}[/TEX]
Do AgNO3 còn dư nên nó phản ứng tiếp với [TEX]Fe^{2+}[/TEX] tạo thành [TEX]Fe^{3+}[/TEX]
Từ đó bạn tính lượng chất rắn thu được
 
C

chanhoc_online

ta có pt: Al + AgNO3 =Al(NO)3 + 3Ag
Fe + 2AgNO3 = Fe(NO3)2 +2Ag
Fe(NỎ)2 + AgNO3 + Fe(NO3)3 + Ag

dễ dàng tính được m=59.4

hờ ... hờ...:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
P

pttd

phương trình hoá học :
Al + 3AgNO3==>Al(NO3)3+3Ag
0,1----------0,3-----------------------0,3---(mol)
Fe + 2AgNO3==>Fe(NO3)2+2Ag
0,1------------0,2----------------------0,2(mol)
Fe(NO3)2+AgNO3==>Fe(NO3)3+Ag
0,05--------0,05----------------------0,05(mol)
m chất rắn =mAg
 
C

ctsp_a1k40sp

Nhưng tại sao H+ cũng có tính oxy hoá mạnh hơn [TEX]Fe^{2+}[/TEX] lại không đẩy lên [TEX]Fe^{3+}[/TEX] được

thắc mắc linh tinh quá,H+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+ nên nó sẽ đẩy Fe thành Fe2+.
Còn về cái Ag thì phải nói là Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+ nên nó đẩy Fe2+ thành Fe3+
bạn cứ nhìn theo dãy điện hóa và áp quy tắc alpha vào là ổn mà
[TEX]\huge \frac{Fe_{2+}}{Fe}\frac{2H_{+}}{H_2}\frac{Cu_{2+}}{Cu}\frac{Fe_{3+}}{Fe_{2+}}\frac{Ag_{+}}{Ag}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
P

pk_ngocanh

các bạn cho mình hỏi trong dãy điện hóa có tận 2 [tex] Fe^{3+} [/tex] thì theo quy tắc alpha nó sao đây????
 
C

ctsp_a1k40sp

các bạn cho mình hỏi trong dãy điện hóa có tận 2 [tex] Fe^{3+} [/tex] thì theo quy tắc alpha nó sao đây????

có 2 Fe2+ chứ ko phải 2 Fe3+
chả làm sao cả.Bạn cứ làm bt
cứ vẽ đc alpha ra là tác dụng đc.còn ko vẽ đc thì ko tác dụng đc.ok?
còn trường hợp H+/H thì nó chỉ là cặp oxi hóa để so sánh thôi
đừng bạn nào đưa ra thắc mắc sao
Cu2+ ko tác dụng với H2 để ra Cu và 2H+ nhé
 
N

nguyenminh44

có 2 Fe2+ chứ ko phải 2 Fe3+
chả làm sao cả.Bạn cứ làm bt
cứ vẽ đc alpha ra là tác dụng đc.còn ko vẽ đc thì ko tác dụng đc.ok?
còn trường hợp H+/H thì nó chỉ là cặp oxi hóa để so sánh thôi
đừng bạn nào đưa ra thắc mắc sao
Cu2+ ko tác dụng với H2 để ra Cu và 2H+ nhé

Thực ra [TEX]Cu^{2+}[/TEX] vẫn tác dụng với [TEX]H_2[/TEX] để tạo ra [TEX]Cu[/TEX] và [TEX]H^+[/TEX] chỉ có điều phản ứng không xảy ra trong môi trường dung dịch như các cặp oxi hóa-khử khác
Phản ứng này quá quen thuộc đúng không?

[TEX]CuO+ H_2 = Cu+ H_2O[/TEX]
 
P

pices1990

theo mình bài này không thể dùng bảo toàn đc nên giảichi tiết:
theo dãy điện hóa thì tính khử Al>Fe
Al + 3Ag+ ->Al3+ + 3Ag
Bđầu: 0,1 0,55
sauPU: 0 0,25 0,3
Fe + 3Ag+ -> Fe3+ +3Ag
bd 0,1 0,25
sauPU: 1/60 0 1/12 0,25
Fe + Fe3+ -> 2Fe2+
bd 1/60 1/12
sauPU thi Fe3+ du
khối lương chất rắn sau PU là (0,3+0,25).108 =59,4g
:D
 
H

hoangtan2312

ta có nAl=0.1 mol=> Al_3+=0.3mol, nFe=0.1 mol=>Fe_3+=0.3mol,vậy tổng nó cho đi 0.6mol. Ta lại có nAg = 0.55mol => n Ag+=0.55 mol. Ta có nAg+ phải cần là 0.6 mol, nhưng chỉ có 0.55 mol, nên => Ag hết, => m Ag= 0.55*108 = 59.4g
cái này cũng không khó mà bạn nhỉ :D
 
Top Bottom