J
jun11791
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
X
Tiếp tục trao đổi về tài liệu “Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2009 môn Ngữ Văn”
Nhóm tác giả ngụy biện?
Giadinh.net - Ngày 25/3, trên báo GĐ&XH, tôi có bài “Những sai sót 'giết' học sinh”. Ngày 30/3, cũng trên Báo GĐ&XH, có bài “Đôi lời trao đổi” của tác giả Vũ Nho, thay mặt các tác giả của cuốn tài liệu, bàn xung quanh bài viết của tôi.
Qua bài trao đổi của ông Vũ Nho, tôi nhận thấy nhóm tác giả vẫn chưa nhận ra cái sai sót, hạn chế, cẩu thả của mình trong quá trình biên soạn.
Có hay không sự cóp nhặt khi biên soạn?
Nhóm tác giả cho rằng ở mục IV với tiêu đề: “Hình thức câu hỏi và bài tập trong đề thi tốt nghiệp” giới thiệu cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận là “đúng đắn”, theo chúng tôi là không có tính thuyết phục bởi lẽ, trong cấu trúc đề thi môn Văn của Bộ GD&ĐT năm nay chỉ có tự luận mà thôi. Vả lại đây là hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2009 môn Ngữ văn, không phải hướng dẫn ôn tập môn Vật lí, môn Sinh học, môn Ngoại ngữ mà đưa thông tin không có ấy vào. Ở mục IV nêu như vậy, tại trang 5 của phần chung này lại viết: “Thi theo hình thức tự luận với các môn: Toán, Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí...”. Viết cái nọ xọ cái kia như thế, học sinh khó nắm bắt.
Trong bài tôi viết: “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” (trang 114 - dành riêng cho bộ sách nâng cao), ở mục “Kiến thức cơ bản”, các nhà biên soạn bê nguyên nội dung, kiến thức của sách lớp 12 hệ cải cách trước đây vào. Trong khi đó, bài “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” thuộc sách nâng cao (trang 31) lại viết khác hẳn so với sách cũ và sách chuẩn, nhất là mục “Quan điểm sáng tác văn học” và “Phong cách nghệ thuật”. Vậy, học sinh học sách nâng cao nên theo sách hướng dẫn ôn tập hay sách giáo khoa?
Tác giả cho rằng tôi viết thế là quy kết hết sức thiếu căn cứ nhưng chúng tôi có cuốn “Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT năm 2008 môn Ngữ văn” cũng do chính ông Vũ Nho - Nguyễn Duy Kha biên soạn. Tài liệu ôn tập năm 2008, thuộc chương trình cải cách, sách cũ, trong đó có soạn bài “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” (trang 13). So với bài ấy biên soạn trong tài liệu ôn tập năm 2009 hoàn toàn giống nhau, không chỉnh sửa một dấu chấm, dấu phẩy.
Ngoài ra, tôi xin liệt kê chi tiết ra đây nhiều bài như: “Tuyên ngôn độc lập”, “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước”, “Sóng”, “Người lái đò Sông Đà”, “Vợ chồng A Phủ”, “Vợ nhặt”, “Rừng xà nu”, “Tiếng hát con tàu”, “Thuốc”, “Số phận con người”, “Ông già và biển cả”, “Tố Hữu”, “Nguyễn Tuân”... số lượng bài soạn bê nguyên xi tài liệu ôn tập cũ chiếm 70% lượng kiến thức môn văn 12.
Do không đối chiếu sự khác biệt giữa sách mới với sách cũ nên mới nảy sinh chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Chẳng hạn, ở bài “Ông già và biển cả”, sách giáo khoa không có mục nào hỏi về “Nguyên lí tảng băng trôi của nhà văn”. Trong khi đó, tài liệu ôn tập, ở trang 96 có hỏi cái mà sách không dạy. Nguyên tắc rõ ràng, sách giao khoa không có thì tài liệu hướng dẫn ôn tập không được đưa vào...
Thi tốt nghiệp THPT năm 2008. (Ảnh: Chí Cường)
Tiếp tục “nhặt sạn”…
Càng đọc tài liệu hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT Ngữ văn năm 2009, chúng tôi càng phát hiện thêm ra nhiều “hạt sạn” nữa. Như mục: “Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 có ba đặc điểm cơ bản”, giữa bài “Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX” (trang 13) với bài “Ôn tập” (trang 58) lại trình bày không thống nhất, mỗi bài một có “vẻ riêng”, gây khó khăn cho học sinh. Nên theo cái nào đây? Bài “Ôn tập về văn học nước ngoài”, câu thứ 6 có hỏi: “Ý nghĩa phê phán và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn”. Để trả lời cho câu hỏi trên, các tác giả viết : “Điều quan trọng hơn mà Lỗ Tấn muốn thể hiện là tư tưởng yêu nước”. Ý này sao có thể gọi là ý nghĩa phê phán được? Học theo kiểu viết đó, học sinh “chết” chắc.
Bài “Vợ nhặt” (trang 70), tác giả đánh giá về nội dung mà như lời kể lể, nôm na, dông dài và lủng củng: “Chị không có công ăn việc làm, ngồi vêu ở nhà kho, tính khí lại cong cớn, táo bạo. Chỉ gặp hai lần, chị đã không khách khí ăn liền một lúc bốn bát bánh đúc, rồi theo câu gợi ý của Tràng, chị đồng ý theo Tràng về làm vợ”. Còn nhiều bài viết theo dạng như bài “Vợ nhặt”.
Để tạo công bằng, khách quan, tránh gây thiệt thòi cho học sinh, tôi đề nghị, Bộ GD&ĐT cần lấy ý kiến giáo viên để thẩm định nghiêm túc chất lượng tài liệu “Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2009 môn Ngữ văn”, cũng như tài liệu ôn tập các môn khác. Nếu thấy không được, đề nghị thu hồi, dừng việc phát hành.
Đỗ Tấn Ngọc
(Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi)
( còn tiếp ! )
Tiếp tục trao đổi về tài liệu “Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2009 môn Ngữ Văn”
Nhóm tác giả ngụy biện?
Giadinh.net - Ngày 25/3, trên báo GĐ&XH, tôi có bài “Những sai sót 'giết' học sinh”. Ngày 30/3, cũng trên Báo GĐ&XH, có bài “Đôi lời trao đổi” của tác giả Vũ Nho, thay mặt các tác giả của cuốn tài liệu, bàn xung quanh bài viết của tôi.
Qua bài trao đổi của ông Vũ Nho, tôi nhận thấy nhóm tác giả vẫn chưa nhận ra cái sai sót, hạn chế, cẩu thả của mình trong quá trình biên soạn.
Có hay không sự cóp nhặt khi biên soạn?
Nhóm tác giả cho rằng ở mục IV với tiêu đề: “Hình thức câu hỏi và bài tập trong đề thi tốt nghiệp” giới thiệu cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận là “đúng đắn”, theo chúng tôi là không có tính thuyết phục bởi lẽ, trong cấu trúc đề thi môn Văn của Bộ GD&ĐT năm nay chỉ có tự luận mà thôi. Vả lại đây là hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2009 môn Ngữ văn, không phải hướng dẫn ôn tập môn Vật lí, môn Sinh học, môn Ngoại ngữ mà đưa thông tin không có ấy vào. Ở mục IV nêu như vậy, tại trang 5 của phần chung này lại viết: “Thi theo hình thức tự luận với các môn: Toán, Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí...”. Viết cái nọ xọ cái kia như thế, học sinh khó nắm bắt.
Trong bài tôi viết: “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” (trang 114 - dành riêng cho bộ sách nâng cao), ở mục “Kiến thức cơ bản”, các nhà biên soạn bê nguyên nội dung, kiến thức của sách lớp 12 hệ cải cách trước đây vào. Trong khi đó, bài “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” thuộc sách nâng cao (trang 31) lại viết khác hẳn so với sách cũ và sách chuẩn, nhất là mục “Quan điểm sáng tác văn học” và “Phong cách nghệ thuật”. Vậy, học sinh học sách nâng cao nên theo sách hướng dẫn ôn tập hay sách giáo khoa?
Tác giả cho rằng tôi viết thế là quy kết hết sức thiếu căn cứ nhưng chúng tôi có cuốn “Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT năm 2008 môn Ngữ văn” cũng do chính ông Vũ Nho - Nguyễn Duy Kha biên soạn. Tài liệu ôn tập năm 2008, thuộc chương trình cải cách, sách cũ, trong đó có soạn bài “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” (trang 13). So với bài ấy biên soạn trong tài liệu ôn tập năm 2009 hoàn toàn giống nhau, không chỉnh sửa một dấu chấm, dấu phẩy.
Ngoài ra, tôi xin liệt kê chi tiết ra đây nhiều bài như: “Tuyên ngôn độc lập”, “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước”, “Sóng”, “Người lái đò Sông Đà”, “Vợ chồng A Phủ”, “Vợ nhặt”, “Rừng xà nu”, “Tiếng hát con tàu”, “Thuốc”, “Số phận con người”, “Ông già và biển cả”, “Tố Hữu”, “Nguyễn Tuân”... số lượng bài soạn bê nguyên xi tài liệu ôn tập cũ chiếm 70% lượng kiến thức môn văn 12.
Do không đối chiếu sự khác biệt giữa sách mới với sách cũ nên mới nảy sinh chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Chẳng hạn, ở bài “Ông già và biển cả”, sách giáo khoa không có mục nào hỏi về “Nguyên lí tảng băng trôi của nhà văn”. Trong khi đó, tài liệu ôn tập, ở trang 96 có hỏi cái mà sách không dạy. Nguyên tắc rõ ràng, sách giao khoa không có thì tài liệu hướng dẫn ôn tập không được đưa vào...
Thi tốt nghiệp THPT năm 2008. (Ảnh: Chí Cường)
Tiếp tục “nhặt sạn”…
Càng đọc tài liệu hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT Ngữ văn năm 2009, chúng tôi càng phát hiện thêm ra nhiều “hạt sạn” nữa. Như mục: “Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 có ba đặc điểm cơ bản”, giữa bài “Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX” (trang 13) với bài “Ôn tập” (trang 58) lại trình bày không thống nhất, mỗi bài một có “vẻ riêng”, gây khó khăn cho học sinh. Nên theo cái nào đây? Bài “Ôn tập về văn học nước ngoài”, câu thứ 6 có hỏi: “Ý nghĩa phê phán và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn”. Để trả lời cho câu hỏi trên, các tác giả viết : “Điều quan trọng hơn mà Lỗ Tấn muốn thể hiện là tư tưởng yêu nước”. Ý này sao có thể gọi là ý nghĩa phê phán được? Học theo kiểu viết đó, học sinh “chết” chắc.
Bài “Vợ nhặt” (trang 70), tác giả đánh giá về nội dung mà như lời kể lể, nôm na, dông dài và lủng củng: “Chị không có công ăn việc làm, ngồi vêu ở nhà kho, tính khí lại cong cớn, táo bạo. Chỉ gặp hai lần, chị đã không khách khí ăn liền một lúc bốn bát bánh đúc, rồi theo câu gợi ý của Tràng, chị đồng ý theo Tràng về làm vợ”. Còn nhiều bài viết theo dạng như bài “Vợ nhặt”.
Để tạo công bằng, khách quan, tránh gây thiệt thòi cho học sinh, tôi đề nghị, Bộ GD&ĐT cần lấy ý kiến giáo viên để thẩm định nghiêm túc chất lượng tài liệu “Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2009 môn Ngữ văn”, cũng như tài liệu ôn tập các môn khác. Nếu thấy không được, đề nghị thu hồi, dừng việc phát hành.
Đỗ Tấn Ngọc
(Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi)
( còn tiếp ! )