Lực

K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Cho mình hỏi ngu là nếu tính lực F ra âm thì lực đấy có hướng ngược chiều dương đúng không?

Đây là câu hỏi khiến rất nhiều bạn băn khoăn khi tiếp cận với cách giải bài toán một cách tổng quát. Mình có lời khuyên thế này: Nếu bạn đang học chuyên và có ý định tham gia các kỳ thi học sinh giỏi thì đây là vấn đề hay cần được đào sâu, vì sẽ sử dụng rất nhiều trong các bài toán sau này. Còn nếu bạn chỉ đang học ở mức vừa đủ để sống sót qua năm lớp 10 thôi thì xem như tính F ra âm là sai, chọn chiều ngược lại tính ra dương cho nó đúng :D

Đây là kinh nghiệm của mình về việc tính một đại lượng ra âm: KHÔNG SAO! BÌNH TĨNH!

-Dấu trừ "-" trong Vật lý, mang nhiều ý nghĩa. Một trong ý nghĩa đơn giản nhất là: ngược lại so với chiều đã chọn (chiều đã chọn chính là chiều dương).

-Tuy nhiên, không phải kết quả âm đã là chính xác, đôi khi chỉ đúng về chiều. Ví dụ: Bài toán 2 vật nối với nhau bằng dây và mắc qua một ròng rọc cố định; Bạn chọn chiều dương là chiều đi xuống của vật nặng hay nhẹ đều được, kết quả có thể ra dương hay âm thì tùy vào cách chọn (dương tức cùng chiều đã chọn, âm thì ngược lại), nhưng luôn bằng nhau về độ lớn. Một bài toán khác, cũng hai vật, nối bằng dây mắc qua một ròng rọc cố định trên một cái nêm, một vật nằm trên nêm, vật còn lại thả tự do cho nó chuyển động theo phương thẳng đứng; Chọn chiều dương khác nhau sẽ ra hai kết quả âm và dương, nhưng không cùng độ lớn. Đó là do lực ma sát hướng khác nhau trong hai trường hợp, mà các lực khác lại không đổi. Đến đây, lại nói đến việc chọn chiều dương cho ma sát. Thực tế, nếu giải ra âm thì không cần phải quay lại làm từ đầu, chỉ cần đổi dấu của hệ số ma sát là được. Vì bản chất, chiều chuyển động bị thay đổi kéo theo chiều ma sát thay đổi, xem như hệ số ma sát bị âm so với lúc chọn ban đầu.

-Lớp 9, tính cường độ dòng điện ra âm: Hoảng hồn! Sai rồi! Nhưng sau này, tính ra âm là chuyện thường. Nếu ra -4A thì kết luận, cường độ là 4A và dòng chạy ngược chiều đã chọn.

-Học thấu kính, tiêu cự toàn số dương, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính cũng dương. Lên 11, tiêu cự cũng âm được, khoảng cách từ vật hay ảnh đến thấu kính âm là chuyện thường.

-Quan trọng nhất khi gặp dấu trừ là giải thích Ý NGHĨA CỦA DẤU TRỪ, chứ không phải kết luận ngay là kết quả sai. Thời gian tính ra âm cũng có ý nghĩa, tương khoảng thời gian trước Công Nguyên ấy. Thời gian tính ra số âm nói lên rằng: hiện tượng đang xét xảy ra trước mốc thời gian đã chọn, chứ không phải số âm là vô nghĩa :D

-Sẽ có những bài toán, chọn chiều này kết quả tổng quát bằng chữ một đằng, chọn chiều ngược lại, kết quả đó lại một nẻo, khác nhau hoàn toàn. Nhưng thay số vào, kết quả lại bằng mới ghê =]]

Nói chung mình chỉ muốn kích thích cho bạn có hứng thú với "dấu trừ" trong Vật lý thôi =]] Nếu thích thì bạn cứ tìm hiểu, khá hay đấy! Còn nếu không thì không cần để ý đến cái đống mình vừa chém ra đâu :D

p/s: Chúc bạn học tốt nhé!

không hẳn là vậy đâu bạn . nếu lực F âm tức là bạn đã chọn sai hướng của lực F chứ không phải cùng hay ngược chiều dương.

Cách chọn của chúng ta thực sự chả bao giờ sai cả, chỉ là ta chủ quan nghĩ ngay rằng kết quả sai mà không hề nghĩ đến việc giải thích và chữa lỗi cho kết quả.
Mỗi khi làm ra số âm, hãy tìm cách giải thích nhé :D Và sửa lại cách làm sao cho đúng :D
 
  • Like
Reactions: PTTL25072008
Top Bottom