văn nè ko thích bạn có thể dựa vào dàn ý và tự làm
“Mắt Nguyễn Đình Chiểu tuy mù lòa
Nhưng tấm lòng ông vằn vặt sáng như sao Bắc Đẩu” (Bảo Định Giang)
Nhà thơ Bảo Định Giang đã viết về Nguyễn Đình Chiểu bằng những dòng thơ ưu ái. Vì Nguyễn Đình Chiểu tuy mù lòa nhưng lại hết lòng yêu thương dân. Ông làm nhiều thơ ca kháng chiến thực dân Pháp và truyền dạy đạo lí làm người. Truyện “Lục Vân Tiên” ra đời nhằm ca ngợi cái thiện chống cái ác. Truyện kể về chàng trai họ Lục văn võ song toàn dũng cảm hiệp nghĩa để lại cho người đọc nhiều cảm mến. Truyện mang một giá trị hiện thực tố cáo và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu.
Lục Vân Tiên văn võ song toàn. Trên đường đi thi, chàng đánh tan lũ cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. Cuộc gặp gỡ đã để lại trong lòng nàng một ấn tượng khó phai và nàng vẽ hình Vân Tiên, nguyện chung thủy với chàng. Vừa đến trường thi, được tin mẹ mất, Tiên bỏ thi về chịu tang mẹ. Bị bệnh và khóc thương mẹ, đôi mắt chàng mù lòa. Sau đó, Tiên bị Trịnh Hâm và Võ Công hãm hại nhưng được ông Ngư và ông Tiều cứu giúp. Vân Tiên gặp bạn hiền là Hớn Minh, cả hai đến nương náu ở một ngôi chùa. Trong khi ấy, Kiều Nguyệt Nga bị ép duyên, bị bắt cống giặc Ô Qua để tránh việc binh đao. Giữa đường, nàng nhảy xuống sông tự tử nhưng được cứu sống, lại sa vào tay Bùi Kiêm định hãm hại. Nàng trốn thoát và đến ở nhờ tại nhà của một bà lão. Vân Tiên nhờ thuốc tiên chữa sáng mắt, thi đỗ Trạng Nguyên, dẹp tan giặc Ô Qua. Trên đường về, chàng gặp lại Kiều Nguyệt Nga sum vầy hạnh phúc .
Đọc qua truyện ta thấy Lục Vân Tiên quả là chàng trai anh hùng hiệp nghĩa, văn võ song toàn. Chàng là hiện thân cái thiện chống cái ác chỉ cần nghe tiếng kêu cứu giữa rừng, chàng đã bẻ cây làm gậy giải cứu cho người bị hại:
“Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.”
Với tấm lòng hiệp nghĩa chàng đã không nề hà hay do dự chỉ cốt giúp người. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả hình ảnh anh hùng đó như Triệu Tử Long của Tam Quốc “tả đột hữu xông”, đối đầu với bọn cướp dữ. Giọng thơ hả hê, sung sướng nhường như tác giả thấy hả dạ vì cái ác đã trừng trị. Có thể nói Lục Vân Tiến là hiện thân của Nguyễn Đình Chiểu là hành động hiệp nghĩa anh hùng mà ông mong muốn cho lớp trẻ đời sau, học tập noi theo.
Vân Tiên còn là người có tấm lòng từ tâm tốt bụng. Giữa chốn rừng sâu, chàng đã không hề lo lắng cho mình mà chỉ nghĩ cho người bị hại: “Hỏi ai than khóc ở trong xe nầy”. Khi hiểu ra Kiều Nguyệt Nga vì vâng lời cha giữa đường bị cướp thì Tiên dâng lòng thương cảm hơn.
“Vân Tiên nghe nói động lòng
Đáp rằng ta đã trừ dòng lâu la”.
Ở Lục Vân Tiên ta còn thấy thái độ tôn trọng đạo lí, cái cách cư xử nhã nhặn, giữ gìn lễ giáo phong kiến, chàng lo lắng cho Kiều Nguyệt Nga, sợ nàng mang tai tiếng “Khoan khoan ngồi đó chớ ra. Nàng là phận gái ta là phận trai”. Có lẽ hành động đó đã làm cho nàng cảm mến. Để rồi nàng vẽ hình chàng và nguyện thề chung thủy.
Lục Vân Tiên không những dũng cảm, thương người. Chàng còn trọng nghĩa khinh tài. Chàng làm việc nghĩa vì muốn cứu người chứ không mong đền đáp. Cho nên khi nghe Kiều Nguyệt Nga muốn đền ơn “xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng” thì Tiền đã cười và nói không chút đắn đo:
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
Ta chợt nhớ tới câu nói của Ngư ông cũng thể hiện tấm lòng cứu người mà khinh tài vật “Ngư rằng lòng lão chẳng mơ. Dốc lòng nhơn nghĩa chẳng chờ trả ơn”. Nhân vật Lục Vân Tiên đã được Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm vào đó niềm khác vọng hành hiệp cứu người và thái độ trọng nghĩa khinh tài thật đáng ca ngợi.
Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp đó, Lục Vân Tiên còn là người con hiếu thảo biết kính yêu. Nghe tin mẹ mất chàng đã bỏ thi chịu tang không màng công danh phú quý. Để rồi vì quá nhớ mẹ chàng đã khóc mù mắt. Cho nên có thể nói Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp. Là hiện thân mù Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm vào đó những khát vọng:
“Trai thời chung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trao mình”.
Truyện có nhiều giá trị nghệ thuật sâu sắc. Với chất giọng Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện với nhiều tình tiết bị kịch. Một Lục Vân Tiên hào hùng hiệp nghĩa nhưng lại luôn bị cái ác hãm hại. Cuối cùng cái thiện vẫn chiến thắng. Nguyễn Đình Chiểu đã gửi vào trong câu chuyện một ước mơ, một kết thúc có hậu giống như truyện cổ dân gian. Với cách dùng từ giản dị, ngôn ngữ mộc mạc lời kể của ông đã đi vào lòng quần chúng Nam Bộ, tạo nên sức sống mạnh mẽ.
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã thành công khi khắc họa hình ảnh một Lục Vân Tiên hào hùng hiệp nghĩa từ tâm trọng nghĩa khinh tài nhưng lại gặp nhiều bất hạnh để rồi cái thiện thắng cái ác. Đó chính là điều mà Nguyễn Đình Chiểu đã tâm đắc và gửi gắm vào nhân vật của mình. Càng hiểu Lục Vân Tiên chúng ta lại càng khâm phục Nguyễn Đình Chiểu. Một nhà thơ mù lòa nhưng hết sức thương dân. Ông mãi là ngôi sao sáng rực trên bầu trời đêm.
“Chở bao nhiêu đạo thuyền khâm khẩm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”