Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Status
Không mở trả lời sau này.
1

123khanhlinh

Bạn có thể tham khảo bài viết này:

Đoạn trích là một trong những đoạn thơ hay nhất của tác phẩm ,tiêu biểu cho bút pháp tự sư của Nguyễn
Đình Chiểu .Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc hoạ thành mẫu người anh hùng lý tưởng tuyệt đẹp :giàu
lòng thương người, dũng cảm và nghiã hiệp .
Bản tính anh hùng nghĩa hiệp là đức tính tốt đẹp nhất của Vân Tiên.Từ giã thầy chàng hăm hở xuống núi
về kinh đô ứng thí .Trên lộ trình gian nan ấy chàng bất ngờ gặp cảnh dân dắt díu nhau chạy loạn,kêu khóc
thảm thương ,chàng hứa :
Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này .
Căm giận lũ bất lương ,Vân Tiên sôi sục lên án hành động dã man của chúng. Chàng đứng về phía nhân
dân ,phía người bị nạn, bẻ cây làm gậy xông thẳng vào bọn cướp Phong Lai hung dữ :
Kêu rằng :Bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.
Đạo lý thương người như thể thương thân, thấm nhuần và toả rạng trong hành động của Vân Tiên .Tình
thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục .Bọn cướp đông đặc
,gươm giáo sáng ngời ,bừng bừng sát khí .Còn Vân Tiên chỉ có một vũ khí thô sơ “cây gậy bên đàng
”.Thế mà trong cuộc chiến không cân sức ấy :
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương .
Không tả tỉ mỉ trận chiến ,chỉ bằng mấy dòng thơ ngắn gọn mà đặc sắc cùng nghệ thuật so sánh, tác giả đã
làm nổi bật hình ảnh một dũng tướng đánh nhanh,kín võ, sánh ngang Triệụ Tử Long thời Tam Quốc trong
trận phá vây quân Tào bảo vệ ấu chúa .Việc làm của Vân Tiên cao đẹp hơn bởi nó xuất phát từ lòng nhân
từ ,từ tư tưởng cứu dân diệt ác nên giản dị, vô tư mà trong sáng, cao đẹp vô cùng .Cuộc chiến của chàng
giống hệt thuở xưa Thạch Sanh diệt đại bàng cứu nàng công chúa. Sức mạnh của chàng là kết tinh sức
mạnh của nhân dân ,của điều thiện nên nó vô địch :
Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay
Phong Lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong .
Lời thơ chân chất ,thô mộc song hồn thơ thì chan chứa dạt dào .Nó nêu bật một chân lý :kẻ bất nhân độc
ác thì thảm bại,người anh hùng làm việc nghĩa sẽ chiến thắng .
Tự nguyện dấn thân vào nguy hiểm ,chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rỡ…Tất cả đều vì nhân nghĩa ,nên
sau thắng lợi Vân Tiên không hề kiêu ngạo .Trái lại chàng thật khiêm nhường ,chính trực ,chân thành mà
dung dị .Cuộc kỳ ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra thật cảm động .Nguyệt Nga tha thiết
muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng báo đức thù công, “ Vân Tiên nghe nói liền cười” –nụ
cười đáng yêu đáng kính của một tâm hồn vô tư hào hiệp .Chàng cười bởi chàng quan niệm :
Làm ơn há dễ trong người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì .
Đúng là giọng nói, cách nói của chàng trai Nam Bộ –nôm na ,giản dị mà chất phác vô cùng .Đằng sau
những lời giản dị ấy là ngọt ngào, thơm thảo một quan niệm nhân sinh ,một tấm lòng nhân ái, hào hiệp
.Với chàng ,ơn nghĩa là việc thông thường của người sống có văn hoá ,đang theo đòi kinh sử ,hướng về
nghĩa khí, lấy chữ nhân làm động cơ ,làm mục đích cho mọi hành động .Chàng hành động vì lòng nhân
,vì nghĩa lớn ,trừ kẻ ác, bảo vệ người lương thiện .Chàng quan niệm :
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng .
Lời nói chắc nịch vừa để đối chứng, phê phán những kẻ tầm thường vừa đẻ khẳng định việc làm đúng đắn
,tất yếu thuộc căn cốt, gốc rễ trong lẽ sống của mình.Đó là lẽ sống của những hiền nhân quân tử thời
xưa ,của con người chân chính ngày nay .Lời nói và nhân cách của chàng giống người anh hùng Từ Hải
trong “Truyện Kiều” với quan niệm:
Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha .
(Nguyễn Du )
Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu ,nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách của tráng sỹ thời loạn ,coi
cái chết nhẹ tựa lông hồng ,trọng nghĩa khinh tài, sống và hành động theo phương châm : “Lộ kiến bất
bình, bạt đao tương trợ ”.Dẫu còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân ”
song ngôn ngữ ,cử chỉ ,hành động của chàng rất đẹp ,rất anh hùng .Lòng thương người ,chí quả cảm và
tinh thần vị nghĩa của chàng đậm màu sắc đạo lý của dân tộc ta .
Bằng giọng thơ phóng khoáng, chân mộc và ngôn từ bình dị , đoạn trích đã hoàn thiện một cách xuất sắc
hình ảnh chàng Lục Vân Tiên anh hùng, nghĩa hiệp. Đọc thơ càng thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của
nhà nho yêu nước ,yêu đạo lý mà người dân Nam Bộ vẫn trìu mến gọi là Đồ Chiểu .

Nguồn ST
 
1

123khanhlinh

Nói đến Nguyễn Đình Chiểu không những là nói đến một nhà thơ yêu nước tiêu biểu nhất của thời kỳ đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX mà ông còn được nhân dân biết đến như một nhà thơ lớn, ca ngợi đạo lí làm người, đề cao tiết hạnh của người phụ nữ, ca ngợi lòng trung hiếu và hành động vị nghĩa của nam giới mà tác phẩm Lục Vân Tiên là một minh chứng hùng hồn.
Lục Vân tiên – nhân vật chính của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Đặc biệt là đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về hình ảnh một trang nghĩa sỹ đánh cướp cứu người.
Lục Vân tiên là một nhân vật lý tưởng, nhân vật đẹp nhất trong truyện “Lục Vân Tiên” của Nguuyễn Đình Chiểu. Chàng là con một gia đình thường dân ở quận Đông Thành, một người học trò khôi ngô, có tài, có đức, văn võ song toàn:
“Có người ở quận Đông Thành
Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền.
Đặt tên là Lục Vân Tiên
Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành”
Nói theo nhà văn, nhà phê bình văn học Hoài Thanh: “Trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội suy tàn, Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận cả một đạo quân tưng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng thì thủ lĩnh đạo quân đó phải là Lục Vân Tiên chớ không phải là một ai khác”.
Chính Lục Vân Tiên tiêu biểu cho lý tưởng sống, đạo đức cao đẹp của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chàng là người học rộng, tài cao, văn võ kiêm toàn lại luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp người khác khi hoạn nạn. Vừa từ tạ tôn sư xuống núi, định về kinh ứng thi, trên đường đi, chợt thấy một đám người khóc than bỏ chạy, chàng liến hỏi chuyện mới hay có một bọn cướp dữ vừa phá làng xóm và bắt đi hai cô gái. Lục Vân Tiên không chịu nổi cản bất bình, nổi giận:
“Vân Tiên nổi giận lôi đình
Hỏi thăm lũi nó còn đình nơi nao.
Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”.
Thấy người mắc nạn, Lục Vân tiên liền ra tay:
“Vân tiên ghé lạibên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”
Dẫu chỉ mỗi một mình, bọn cướp thì đông ; dẫu trước đó, dân làng hết sức khuyên chàng tuổi trẻ không nê dính vào việc này, e sẽ mang hoạ vào thân, nhưng Lục Vân tiên chủ động đi tìm cướp, đánh tan chúng để cứu người gặp nạn yếu đuối. Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Hành đông “bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô” của chành trai Vân Tiên thật đẹp đẽ và mãnh liệt vì đã khắc hoạ được hình ảnh một chàng trai nghĩa sĩ sẵn sàng trừ ác giúp dân. Chàng chỉ có một mình, hai tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng “người đều sợ nó có tài khôn đương”. Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh thật dũng mãnh, bất chấp bọn cướp bao vây tứ phía. Lục Vân Tiên đã dũng cảm “tả đột, hữu xông”, “khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương”. Ngay từ phần mở đầu truyện thơ, Nguyễn Đình Chiểu đã giới thiệu Vân Tiên là người “văn đà khởi phụng đằng giao – võ thêm tam lược lục thao ai bì”. Thì lúc này, chính là cơ hội để chàng thi thố tài năng võ nghệ của mình. hình ảnh Vân Tiên tung hoành với chiệc gậy trong tay, tạo một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc của mọi thế hệ. Sức mạnh của chàng trai trẻ đã khiến bọn “lâu la khiếp sợ”:
“Lâu la bốn phía vờ tan
Đều quăng ươm giáo tìm đường chạy ngay”
Bọn lâu la phải quăng cả vũ khí để chạy tháo thân, còn tênđầu đảng thì:
“Phong lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”
Thế là chỉ một mình, Vân Tiên đã tài giỏi dẹp xong lũ cướp. Nhưng điều đáng quý hơn cả của chàng nghĩa sỹ là thái độ vô tư. Làm xong việc nghĩa, chàng đã không coi đó là công ơn và từ chối việc đền ơn. Kiều Nguyệt Nga thì thoát nạn, cảm tạ chàng và xin được đền ơn:
“ Hà Khê qua đó cũng gần………..Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi!”
Nhưng Vân Tiên đã khẳng khái từ chối mọi sự đền đáp:
“Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.”
Nụ cười của trang nghĩa sỹ này mới đẹp làm sao! Trong nụ cười ấy như hàm chứa cả sự thông cảm lẫn sự bao dung.
Vân Tiên đã làm việc nghĩa một cách vô điều kiện và coi đó là lẽ tự nhiên: ở đời là phải thế, không thể nào khác được. Vân Tiên cứu người mắc nạn là vì nghĩa, đó cùng chính là lý tưởng mà chàng ôm ấp và thực hiện:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
Tóm lại, Lục Vân Tiên là mẫu người hào hiệp, sẵn mạng trong mình truyền thống trọng nghĩa khinh tài của dân tộc ta. Phẩm chất cao đẹp ấy đáng được người đời sau truền tụng, học tập và phát huy. Lục Vân Tiên cho chúng ta một bài học lớn về tinh thần nghĩa hiệp, không thể làm ngơ trước tai hoạ và đau khổ của người khác. Trong xã hội ngày any, mẫu người như thế không phải là không có. Đọc báo, nghe đài , đọc sách chúng ta vẫn gặp họ đâu đó ở chỗ này, chỗ khác. Họ xứng đáng được xã hội biểu dương.
Gấp trang sách lại, hình ảnh hào hùng của chàng nghĩa sỹ sẵn sàng ra tay “trừ thói hồ đồ hại dân” vẫn cứ hiện rõ. Trong lời thơ mộc mạc của nhà thơ vẫn âm vang mãi một tấm gương sáng về tinh thần thượng võ. Ngày nay, đâu phải việc “cứu khốn, phò nguy” là không cần thiết nữa, do đo, Lục Vân Tiên vẫn góp phần giúp cho chúng ta sống đẹp hơn và xứng đáng hơn với lời tâm niệm:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

Nguồn: Vanmau.vn
 
T

tieuyetdethuong1

Nêu được những cảm nghĩ về nhân vật Lục Vân Tiên :
a. Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ qua mô típ ở truyện Nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu... như Thạch Sanh đánh đại bàng, cứu công chúa Quỳnh Nga. Mô típ kết cấu đó thường biểu hiện niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân. Trong thời buổi nhiễu nhương hỗn loạn này, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời.
b. Lục Vân Tiên là nhân vật lí tưởng. Một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh, cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Gặp tình huống bất bằng này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội hành động cho chàng.
c. Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng : "người đều sợ nó có tài khôn đương". Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp - vẻ đẹp của người dũng tướng theo phong cách văn chương thời xưa, nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long mà người Việt Nam, đặc biệt là người Nam Bộ vốn mê truyện Tam quốc không mấy ai không thán phục. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người vị nghĩa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo.
d. Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài đồng thời cũng rất từ tâm, nhân hậu. Thấy hai cô con gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên động lòng tìm cách an ủi họ : "ta đã trừ dòng lâu la" và ân cần hỏi han. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt đi ngay : "Khoan khoan ngồi đó chớ ra". Ở đây có phần câu nệ của lễ giáo phong kiến nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của Vân Tiên : "Làm ơn há dễ trông người trả ơn". Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp và ở đoạn sau từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng hoạ một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vương vấn. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
Nguồn: tự lọc từ google
Trên đó là gợi ý bạn tham khảo nha.
 
V

vungocduy92

Re:

Nêu được những cảm nghĩ về nhân vật Lục Vân Tiên :
a. Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ qua mô típ ở truyện Nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu... như Thạch Sanh đánh đại bàng, cứu công chúa Quỳnh Nga. Mô típ kết cấu đó thường biểu hiện niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân. Trong thời buổi nhiễu nhương hỗn loạn này, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời.
b. Lục Vân Tiên là nhân vật lí tưởng. Một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh, cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Gặp tình huống bất bằng này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội hành động cho chàng.
c. Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng : "người đều sợ nó có tài khôn đương". Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp - vẻ đẹp của người dũng tướng theo phong cách văn chương thời xưa, nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long mà người Việt Nam, đặc biệt là người Nam Bộ vốn mê truyện Tam quốc không mấy ai không thán phục. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người vị nghĩa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo.
d. Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài đồng thời cũng rất từ tâm, nhân hậu. Thấy hai cô con gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên động lòng tìm cách an ủi họ : "ta đã trừ dòng lâu la" và ân cần hỏi han. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt đi ngay : "Khoan khoan ngồi đó chớ ra". Ở đây có phần câu nệ của lễ giáo phong kiến nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của Vân Tiên : "Làm ơn há dễ trông người trả ơn". Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp và ở đoạn sau từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng hoạ một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vương vấn. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
Nguồn: tự lọc từ google
Trên đó là gợi ý bạn tham khảo nha.
Nói đến Nguyễn Đình Chiểu không những là nói đến một nhà thơ yêu nước tiêu biểu nhất của thời kỳ đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX mà ông còn được nhân dân biết đến như một nhà thơ lớn, ca ngợi đạo lí làm người, đề cao tiết hạnh của người phụ nữ, ca ngợi lòng trung hiếu và hành động vị nghĩa của nam giới mà tác phẩm Lục Vân Tiên là một minh chứng hùng hồn.
Lục Vân tiên – nhân vật chính của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Đặc biệt là đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về hình ảnh một trang nghĩa sỹ đánh cướp cứu người.
Lục Vân tiên là một nhân vật lý tưởng, nhân vật đẹp nhất trong truyện “Lục Vân Tiên” của Nguuyễn Đình Chiểu. Chàng là con một gia đình thường dân ở quận Đông Thành, một người học trò khôi ngô, có tài, có đức, văn võ song toàn:
“Có người ở quận Đông Thành
Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền.
Đặt tên là Lục Vân Tiên
Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành”
Nói theo nhà văn, nhà phê bình văn học Hoài Thanh: “Trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội suy tàn, Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận cả một đạo quân tưng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng thì thủ lĩnh đạo quân đó phải là Lục Vân Tiên chớ không phải là một ai khác”.
Chính Lục Vân Tiên tiêu biểu cho lý tưởng sống, đạo đức cao đẹp của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chàng là người học rộng, tài cao, văn võ kiêm toàn lại luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp người khác khi hoạn nạn. Vừa từ tạ tôn sư xuống núi, định về kinh ứng thi, trên đường đi, chợt thấy một đám người khóc than bỏ chạy, chàng liến hỏi chuyện mới hay có một bọn cướp dữ vừa phá làng xóm và bắt đi hai cô gái. Lục Vân Tiên không chịu nổi cản bất bình, nổi giận:
“Vân Tiên nổi giận lôi đình
Hỏi thăm lũi nó còn đình nơi nao.
Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”.
Thấy người mắc nạn, Lục Vân tiên liền ra tay:
“Vân tiên ghé lạibên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”
Dẫu chỉ mỗi một mình, bọn cướp thì đông ; dẫu trước đó, dân làng hết sức khuyên chàng tuổi trẻ không nê dính vào việc này, e sẽ mang hoạ vào thân, nhưng Lục Vân tiên chủ động đi tìm cướp, đánh tan chúng để cứu người gặp nạn yếu đuối. Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Hành đông “bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô” của chành trai Vân Tiên thật đẹp đẽ và mãnh liệt vì đã khắc hoạ được hình ảnh một chàng trai nghĩa sĩ sẵn sàng trừ ác giúp dân. Chàng chỉ có một mình, hai tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng “người đều sợ nó có tài khôn đương”. Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh thật dũng mãnh, bất chấp bọn cướp bao vây tứ phía. Lục Vân Tiên đã dũng cảm “tả đột, hữu xông”, “khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương”. Ngay từ phần mở đầu truyện thơ, Nguyễn Đình Chiểu đã giới thiệu Vân Tiên là người “văn đà khởi phụng đằng giao – võ thêm tam lược lục thao ai bì”. Thì lúc này, chính là cơ hội để chàng thi thố tài năng võ nghệ của mình. hình ảnh Vân Tiên tung hoành với chiệc gậy trong tay, tạo một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc của mọi thế hệ. Sức mạnh của chàng trai trẻ đã khiến bọn “lâu la khiếp sợ”:
“Lâu la bốn phía vờ tan
Đều quăng ươm giáo tìm đường chạy ngay”
Bọn lâu la phải quăng cả vũ khí để chạy tháo thân, còn tênđầu đảng thì:
“Phong lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”
Thế là chỉ một mình, Vân Tiên đã tài giỏi dẹp xong lũ cướp. Nhưng điều đáng quý hơn cả của chàng nghĩa sỹ là thái độ vô tư. Làm xong việc nghĩa, chàng đã không coi đó là công ơn và từ chối việc đền ơn. Kiều Nguyệt Nga thì thoát nạn, cảm tạ chàng và xin được đền ơn:
“ Hà Khê qua đó cũng gần………..Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi!”
Nhưng Vân Tiên đã khẳng khái từ chối mọi sự đền đáp:
“Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.”
Nụ cười của trang nghĩa sỹ này mới đẹp làm sao! Trong nụ cười ấy như hàm chứa cả sự thông cảm lẫn sự bao dung.
Vân Tiên đã làm việc nghĩa một cách vô điều kiện và coi đó là lẽ tự nhiên: ở đời là phải thế, không thể nào khác được. Vân Tiên cứu người mắc nạn là vì nghĩa, đó cùng chính là lý tưởng mà chàng ôm ấp và thực hiện:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
Tóm lại, Lục Vân Tiên là mẫu người hào hiệp, sẵn mạng trong mình truyền thống trọng nghĩa khinh tài của dân tộc ta. Phẩm chất cao đẹp ấy đáng được người đời sau truền tụng, học tập và phát huy. Lục Vân Tiên cho chúng ta một bài học lớn về tinh thần nghĩa hiệp, không thể làm ngơ trước tai hoạ và đau khổ của người khác. Trong xã hội ngày any, mẫu người như thế không phải là không có. Đọc báo, nghe đài , đọc sách chúng ta vẫn gặp họ đâu đó ở chỗ này, chỗ khác. Họ xứng đáng được xã hội biểu dương.
Gấp trang sách lại, hình ảnh hào hùng của chàng nghĩa sỹ sẵn sàng ra tay “trừ thói hồ đồ hại dân” vẫn cứ hiện rõ. Trong lời thơ mộc mạc của nhà thơ vẫn âm vang mãi một tấm gương sáng về tinh thần thượng võ. Ngày nay, đâu phải việc “cứu khốn, phò nguy” là không cần thiết nữa, do đo, Lục Vân Tiên vẫn góp phần giúp cho chúng ta sống đẹp hơn và xứng đáng hơn với lời tâm niệm:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

Nguồn: Vanmau.vn
mình thấy đề không nói gì đến Lục Vân Tiên mà, nếu đi nêu cảm nghĩ về Lục Vân Tiên như vậy liệu có lạc đề không vậy?
 
Last edited by a moderator:
1

123khanhlinh

mình thấy đề không nói gì đến Lục Vân Tiên mà, nếu đi nêu cảm nghĩ về Lục Vân Tiên như vậy liệu có lạc đề không vậy?

Trong bài viết của mình có nhắc tới hình ảnh" người anh hùng lý tưởng tuyệt đẹp :giàu
lòng thương người, dũng cảm và nghiã hiệp". Những phần ở đằng dưới là chứng minh cho câu nói này đó! Khi bạn viết có thể chắt lọc í chứ không nên viết hết vì bài văn này phân tích khá kĩ mà yaau cầu của bạn là một đoạn văn... :khi (165)::khi (165):
 
L

leemin_28

Theo nội quy : Bất kể một bài viết nào vi phạm lỗi tiêu đề đều bị xóa đưa xuống thùng rác.
Mem, mod, t-mod. MEMVIP khi phát hiện cần tố giác chứ không được trả lời
Bài này bạn cũng vi phạm :
Nhắc nhở lần 1
 
1

123khanhlinh

Theo nội quy : Bất kể một bài viết nào vi phạm lỗi tiêu đề đều bị xóa đưa xuống thùng rác.
Mem, mod, t-mod. MEMVIP khi phát hiện cần tố giác chứ không được trả lời
Bài này bạn cũng vi phạm :
Nhắc nhở lần 1

Ơ em thấy tiêu đề này khá hợp với nội dung của bạn í mà a '.'
Hay phải theo 1 trình tự thế nào ạ?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom