Lực ma sát

S

sieutrom1412

Định nghĩa: Lực ma sát là LỰC CẢN xuất hiện giữa 2 mặt tiếp xúc của 2 vật đang chuyển động trương đối với nhau.
Cách tính ma sát trượt: F(ms)=N.(muy) ,trong đó F(ms) -là lực cản ma sát,luôn có chiều ngược với hướng chuyển động; N - là lực nén vuông góc với mặt trượt; và (muy) - là hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc (độ lớn của MUY tùy thuộc vào "độ nhẵn",hay gọi là "độ xù xì" cũng được, và chất liệu thành tạo của 2 mặt tiếp xúc), 2 mặt tiếp xúc càng nhẵn thì hệ số ma sát càng nhỏ => mức độ thiệt công càng nhỏ => bôi trơn bằng dầu mỡ để giảm ma sát. Nếu ma sát có dạng "tiếp xúc đầu trục" vd. như "chân kính" trong đồng hồ cơ học, thì đầu trục càng nhọn càng tốt => giảm thiểu ma sát, tăng độ chính xác của chuyển động.
Ma sát trượt có 2 loại, gọi là: Ma sát nghỉ và ma sát động. Lực ma sát nghỉ thường lớn hơn ma sát động. Lực ma sát nghỉ là "lực cản" mà ta phải thắng để đưa vật từ "trạng thái nghỉ" vào "trạng thái chuyển động".
Ứng với ma sát trượt còn có "ma sát lăn", lực cản ma sát vào bánh xe lăn trên mặt đường. Cách tính ma sát lăn: F(cản)=N.(f/r) , mà: F(cản) - là lực ma sát lăn, N - là lực nén vuông góc với mặt lăn, r - là bán kính của bánh xe lăn, f - là hệ số ma sát lăn (thường được lấy từ thực nghiệm). Ma sát lăn có các đặc tính như sau: 1) hệ số "ma sát lăn" có đơn vị như "đơn vị độ dài"! Cho nên đôi khi được gọi là "Cánh tay lăn"; mặt lăn càng cứng và phẳng thì hệ số ma sát lăn càng nhỏ => sinh ra đường sắt! 2) Lực cản bánh xe lăn tỷ lệ nghịch với bán kính của bánh xe lăn (trong cùng điều kiện thì bánh nhỏ có lực cản lăn lớn, và ngược lại).

Nguồn google
 
Top Bottom