Một vận động viên môn hốc cây ( môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,1. Lấy g = 9,8m/s2. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu thì dừng lại?
@Tưi Tưi @Dương Minh Nhựt
@trunghieuak53 giúp em bài này anh nhé
Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
Do trọng lực của vật cân bằng với phản lực của mặt đất tác dụng vào bóng, nên lực tác dụng lên bóng chỉ còn lực ma sát. Áp dụng định luật II Newton:
[tex]F=F_{ms}\Leftrightarrow ma=-\mu _t.N\Leftrightarrow ma=-\mu _t.mg\Rightarrow a=-\mu _t.g=-0,1.9,8=-0,98(m/s^2)[/tex] \
Quãng đường mà bóng đi được là: [tex]S=\frac{v^2-v_0^2}{2a}=\frac{0^2-10^2}{2.-0,98}\approx 51(m)[/tex]
Đây nữa ạ
Bài 2. Một tủ lạnh có trọng lượng 890N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Với lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không?
_____________________________________________
Cho em hỏi có phải bài bạn
@Uyên Kem và bài 2 phải sử dụng kiến thức lực ma sát nghỉ ms làm đc đúng k ạ? Hay là lực ma sát trượt ?
@Tưi Tưi @kingsman(lht 2k2) @trunghieuak53
đương nhiên là phải làm theo ma sát trượt rồi em , e để ý kĩ đầu bài nha, đầu bài cho hệ số ma sát trượt mà
còn bài của e thì
Ta có [tex]\overrightarrow{F_d}+\overrightarrow{F_{ms}}=m.\overrightarrow{a}=0[/tex]
(do tủ chuyển động thẳng đều)
Chọn chiều dương là chiều chuyển động chiếu theo phương Ox ta có
[tex]F_d-F_{ms}=0\Rightarrow F_d=F_{ms}=\mu _t.N=\mu _t.P=0,51.890=453,9(N)[/tex]
+ Với lực đẩy tìm được không thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ vì lực được vì lực làm cho tủ lạnh chuyển động từ đứng yên lớn hơn lực giữ cho tủ lạnh chuyển động thẳng đều.