Lực hấp dẫn của hố đen

T

theanvenger

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hầu như ai cũng biết hố đen có lực hấp dẫn rất lớn, lớn đến mức hút được cả ánh sáng. Dựa theo định luật hấp dẫn, hẳn là hố đen phải có khối lượng rất lớn thì mới tạo ra lực hấp dẫn mạnh như vậy. Nhưng dựa trên hiểu biết nông cạn của em thì hố đen được sinh ra từ phần sót lại của một ngôi sao quá cố. Nhưng một ngôi sao chết khi đã đốt sạch nhiên liệu của mình, dẫn đến khối lượng của hố đen bé hơn lúc nó còn là một ngôi sao. Vậy thì lực hấp dẫn của hố đen sẽ bé hơn của ngôi sao lúc đầu?
 
T

theanvenger

"Lỗ đen là dấu tích của một ngôi sao lớn không kết thúc cuộc đời mình bằng cách tự đổ sụp xuống..." trích 400 câu hỏi khoa học.
P/s: Em cũng không rõ chị ạ....
 
K

kienconktvn

Chủ đề hay thật.

Tiện đặt câu hỏi: Tại sao sau khi "chết" thì một ngôi sao lại để lại một cái hố trong không gian. Có vẻ kì cục quá nhỉ! :-?

khi một người sinh ra, 1 vì sao xuất hiện trên bầu trời,
khi mất đi vì sao cũng biến mất.
và ngôi sao đó để lại một cái hố sâu thăm thẳm, đó là tình cảm của những người còn sống với người vừa ra đi, chẳng ai giải thích được tại sao lại có cái hố này :D:D:D
(theo thuyết tình củm ta có câu trả lời trên)
 
T

theanvenger

"Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen. Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được." Trích wikipedia

"Hố đen còn được gọi là “ngôi sao băng” (frozen star) bởi vì chúng có thể được hình thành từ những ngôi sao “chết”. Một ngôi sao “chết” khi nó đã sử dụng hết toàn bộ nhiên liệu cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lõi của nó. Khi hết nhiên liệu, ngôi sao sẽ bị “sụp đổ” bởi chính sức ép từ lực hấp dẫn của chính nó. Nếu một ngôi sao đủ lớn, lực hút bên trong nó sẽ ngưng tụ thành một khối mạnh đến mức thậm chí nguyên tử cũng không thể giữ cấu trúc của nó, khi đó protons và electrons sẽ bị phân hủy và toàn bộ vật chất sẽ “sụp đổ”. Nếu có bất kì vật chất nào bên trong “chân trời sự kiện” (event horizon) thì nó sẽ không thể nào thoát khỏi lực sức hút lực hấp dẫn của lỗ đen." Trích khoahoc.com.vn

"Theo mình, đại khái là có 5 nguyên nhân cơ bản hình thành nên hố đen:
- do sự suy sập của các ngôi sao ;
- là tàn dư của vụ nổ big bang (các hố đen nguyên thủy) ;
- do sự nén chặt của 1 số lượng ngôi sao trong 1 không gian nhỏ ;
- do các ngôi sao bị hút vào các hố đen ban đầu tạo nên một hố đen mới ;
- do sự kết hợp của nhiều hố đen lại với nhau.."
Trích vn.answer.yahoo.com

Đây là các nguyên nhân tạo thành hố đen, tất cả đều dựa trên nguyên lí "Suy sụp hấp dẫn"
 
Last edited by a moderator:
K

kienconktvn

"Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen. Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được." Trích wikipedia

"Hố đen còn được gọi là “ngôi sao băng” (frozen star) bởi vì chúng có thể được hình thành từ những ngôi sao “chết”. Một ngôi sao “chết” khi nó đã sử dụng hết toàn bộ nhiên liệu cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lõi của nó. Khi hết nhiên liệu, ngôi sao sẽ bị “sụp đổ” bởi chính sức ép từ lực hấp dẫn của chính nó. Nếu một ngôi sao đủ lớn, lực hút bên trong nó sẽ ngưng tụ thành một khối mạnh đến mức thậm chí nguyên tử cũng không thể giữ cấu trúc của nó, khi đó protons và electrons sẽ bị phân hủy và toàn bộ vật chất sẽ “sụp đổ”. Nếu có bất kì vật chất nào bên trong “chân trời sự kiện” (event horizon) thì nó sẽ không thể nào thoát khỏi lực sức hút lực hấp dẫn của lỗ đen." Trích khoahoc.com.vn

"Theo mình, đại khái là có 5 nguyên nhân cơ bản hình thành nên hố đen:
- do sự suy sập của các ngôi sao ;
- là tàn dư của vụ nổ big bang (các hố đen nguyên thủy) ;
- do sự nén chặt của 1 số lượng ngôi sao trong 1 không gian nhỏ ;
- do các ngôi sao bị hút vào các hố đen ban đầu tạo nên một hố đen mới ;
- do sự kết hợp của nhiều hố đen lại với nhau.."
Trích vn.answer.yahoo.com

Đây là các nguyên nhân tạo thành hố đen, tất cả đều dựa trên nguyên lí "Suy sụp hấp dẫn"

nhưng hình như cái này lạc đề rồi, đang nói tới lực hấp dẫn của hố đen mà :confused:
 
T

theanvenger

Đấy là em trả lời câu hỏi của chị congratulation anh ạ, còn về lực hấp dẫn thì em đang tìm hiểu về cái "hiệu ứng mì ống" (nghe tên buồn cười mà nguy hiểm ghê)
 
Top Bottom