Bạn tìm hiểu ở đây nhé! Nguồn: sưu tầm.
Những yếu tố chính của thơ lục bát
Thơ lục bát được hình thành trước hết là bởi các nhóm với sáu từ làm thành câu lục và tám từ làm thành câu bát. Các nhóm từ này được ghép lại với nhau theo một quy tắc gọi là luật của thơ lục bát. Luật thơ lục bát bao gồm toàn bộ các quy định về hiệp vần và sắp xếp từ ngữ, âm thanh trong các câu thơ. Luật thơ lục bát được tóm tắt về sự sắp xếp từ ngữ trong câu lục theo thứ tự: Bằng, bằng, trắc trắc, bằng, bằng. Đối với câu bát các từ được xếp theo thứ tự: Bằng bằng, trắc trắc, bằng bằng, trắc bằng. Cho dù luật là vậy, song trong thực tế có thể thay đổi ở một vài vị trí để linh hoạt trong sáng tác. Sự thay đổi này cũng có nguyên tắc giống với thơ Đường luật, đó là cụm từ: “
Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”. Nghĩa là những từ ở các vị trí 1,3,5 có thể bỏ qua quy định về bằng trắc, còn các từ ở vị trí 2,4,6 phải đúng quy định. Dù vậy, ngay cả các vị trí nằm trong quy định cũng vẫn bị việc thay đổi như thường. Đấy là các trường hợp “nhị” vốn là bằng lại được thay là trắc và “tứ” là trắc lại thay là bằng. Không những thế vị trí vần giữa câu 6 và câu 8 cũng có những thay đổi để ta có dạng thơ lục bát biến thể như lâu nay ta vẫn từng đọc từng nghe. Dưới đây là các nội dung chi tiết tìm hiểu về thơ lục bát.
I. Tìm hiểu về vần trong thơ lục bát
1. Vần giữa các từ
Lâu nay ta luôn nói từ này vần với từ kia, câu này vần với câu kia, bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vần qua một số ví dụ dưới đây.
Trước hết ta nhận thấy các từ có thể khác nhau phần phụ âm đầu nhưng phần nguyên âm ghép với phụ âm cuối của nhiều từ thường rất giống nhau. Những từ có phần sau giống nhau khi đọc nên âm thanh phát ra cũng khá giống nhau, từ đó cho ta khái niệm từ này vần với từ kia vậy.
Ví dụ: Ta có 2 từ qu
ân và nh
ân
Hai từ
quân và
nhân đều có nguyên âm (â) ghép với phụ âm (n) ở cuối thành (Ân), hoàn toàn giống nhau. Thế có nghĩa là
quân vần với
nhân.
Một ví dụ nữa là s
ang và ng
ang đều có nguyên âm “
a” ghép với “
ng” để thành “
ang”. Có nghĩa là sang vần với ngang
2. Vần đúng và vần gần đúng (vần chính và vần phụ)
- Vần đúng (vần chính)
Vần đúng là những vần có nguyên âm và phụ âm ghép sau nó giống hệt nhau chỉ khác bởi các dấu của chúng, như vần (Ân) và “Ang”trong các ví dụ trên.
- Vần gần đúng (vần phụ)
Ngoài các từ có vần đúng còn có khá nhiều từ có vần gần đúng, các từ này có nguyên âm giống nhau nhưng ghép với phụ âm cuối khác.
Ví dụ: Ta có 2 từ ng
ân và ng
âm
Ân và
âm chỉ hơi giống nhau nên gọi là vần gần đúng
3. Vần giữa các nhóm từ.
Trước hết chúng ta thống nhất với nhau hãy bỏ qua vấn đề văn phạm mà chỉ coi các ví dụ lấy từ đồng dao dưới đây là các nhóm từ để khảo sát.
Ví dụ: Ta có các nhóm từ sau:
Ăn vóc, học hay
Dung giăng dung giẻ, dắt trẻ đi chơi...
Thả đỉa ba ba, chớ bắt đàn bà...
Các ví dụ trên cho thấy các nhóm từ đều có các từ vần với nhau, khi thì chúng đứng cạnh nhau như nhóm từ (
Ăn vóc) và (học hay) vần bởi từ (vóc) và (học). Khi thì ở vị trí cuối nhóm trước, cách một từ của nhóm sau như nhóm từ (
Dung giăng dung giẻ) và (dắt trẻ đi chơi) vần bởi từ (giẻ) và (trẻ). Khi thì ở vị trí cuối nhóm trước với vị trí cuối của nhóm sau như nhóm từ (
Thả đỉa ba ba) và (chớ bắt đàn bà) vần bởi từ (ba) và (bà) vv... Những nhận xét trên cho thấy các nhóm từ vần với nhau thì đều phải có các từ vần với nhau và đứng ở một vị trí nào đó trong các nhóm.
Nếu ta coi câu lục, câu bát là hai nhóm từ và chúng vần với nhau thì nhất thiết trong chúng phải có các từ vần với nhau. Điều cần thiết là chúng ta phải tìm ra các từ của câu lục vần với câu bát như thế nào và vị trí của nó sắp xếp ra sao.
3. Các loại vần trong thơ lục bát
Vần trong thơ lục bát được đặt tên theo nhiều cách, như dựa vào vị trí của vần trong câu, dựa vào thanh âm, thậm chí vần còn có tên mô phỏng theo thân thể con người.
a. Vần đặt tên theo vị trí
Về vị trí của câu ta có vần đầu, vần giữa, vần cuối, về vị trí của từ trong câu ta có các vần theo thứ tự của nó trong một câu ví như vần 1, 2, 3...6, 7, 8 vv...
Ví dụ:
Câu thơ lục bát đâu rồi
Đi tìm bạc tóc chưa thôi đi tìm
Ví dụ trên từ (rồi) ở vị trí thứ 6 và cũng là vị trí cuối của câu lục, vần với từ (thôi) nhưng lại ở vị trí thứ 6 trong câu bát.
b. Vần đặt tên mô phỏng theo thân người
Về sự mô phỏng theo thân người ta có vần chân, vần lưng. Các vần ở vị trí cuối của các câu gọi là vần chân (người xưa gọi là cước vận), các từ ở khoảng giữa các câu gọi là vần lưng (người xưa gọi là yêu vận)
Ví dụ:
Tưởng rằng đáy bể mò kim
Ở ngay trước mắt còn tìm lạ chưa
Trong ví dụ trên (kim) là vần chân, (tìm) là vần lưng
c. Vần đặt tên theo thanh âm
- Vần bằng:
Các từ có thanh huyền và thanh không nằm trong cấu trúc vần thì đều là vần bằng. Người xưa gọi là
“trầm bình thanh” và
“phù bình thanh”
Ví dụ:
Nghe câu ru giữa đêm mưa
“Con cò lặn lội” còn chưa giấc tròn
Tiếng ai tha thiết bồn chồn
Mấy mươi năm tưởng lối mòn đã quen
Ví dụ trên (mưa) và (chưa) là những vần bằng thanh không, còn (chồn) và (mòn) là những vần bằng thanh huyền
- Vần trắc:
Các từ có thanh sắc, nặng, hỏi, ngã nằm trong cấu trúc vần thì đều là vần trắc.
Ví dụ 1:
Bao đêm em ngồi trên bến
Em chờ anh đến suốt cả năm canh
Ví dụ 2:
Suốt đêm ngồi bên ngọn nến
Em chờ, em đợi anh đến thăm em
Ví dụ 3:
Bên sông trăng soi vằng vặc
Người về bỏ mặc ai đứng bên sông
Ví dụ 4:
Đường xa người đi đã mỏi
Dừng chân nghỉ lại để hỏi thăm đường
Ví dụ 5:
Chớ tin sắc màu rực rỡ
Để rồi bỏ lỡ hạnh phúc ngày mai
Với các ví dụ trên đây các từ in đậm đều là những vần trắc với các thanh sắc, nặng, hỏi, ngã
4. Vần của 1 cặp câu lục bát
a. Những ví dụ về vần
Thơ lục bát có cấu trúc trước hết là một cặp hai câu thơ liền nhau, câu trên 6 từ, câu dưới 8 từ. Cặp câu này kết hợp với nhau theo một quy luật cụ thể.
Ví dụ 1:
Thanh niên việc xóm xông pha
Phụ nữ việc nhà việc hội giỏi giang
Ví dụ 2:
Trời đất rộng, núi non cao
Tự do tự tại lẽ nào chẳng vui
Trong ví dụ 1, từ (pha) cuối câu lục vần với từ (nhà) ở vị trí thứ 4 câu bát. Trong ví dụ 2, từ (cao) ở cuối câu lục vần với từ (nào) ở vị trí thứ 6 câu bát. Đây chính là sự kết nối giữa 1 câu lục với 1 câu bát lập thành 1 cặp câu lục bát. Sự kết nối trên chính là sự kết nối về vần trong thơ lục bát.
b. Sơ đồ hiệp vần trong thơ lục bát chính thể
Nếu ta gọi vị trí của các từ trong câu lục và câu bát theo thứ tự từ 1 đến 8 ta có sơ đồ hiệp vần của thơ lục bát dưới đây:
Câu lục: Bằng/ bằng/ trắc/ trắc/ bằng/
bằng
Câu bát: Bằng/ bằng/ trắc/ trắc/ bằng/
bằng/ trắc/ bằng
Vị trí: 1 2 3 4 5 6 7 8
c. Sơ đồ hiệp vần trong thơ lục bát biến thể
Với lục bát biến thể đã có sự thay đổi từ thứ 2 trong câu bát từ bằng đổi thành trắc và từ thứ 4 từ trắc đổi thành bằng
Câu lục: Bằng/ bằng/ trắc/ trắc/ bằng/
bằng
Câu bát: Bằng/
trắc/ trắc/ bằng/ bằng/
bằng/ trắc/ bằng
Vị trí: 1 2 3 4 5 6 7 8
Kết luận
Trong thơ lục bát, các câu lục vần với câu bát bởi hai trường hợp duy nhất đó là từ cuối câu lục vần với từ thứ 4 hoặc 6 của câu bát. Nghĩa là các câu lục vần với câu bát bởi vần lưng
5. Vần của hai cặp câu lục bát liền nhau
Trong bài thơ lục bát thường có nhiều cặp câu lục bát hợp lại. Sự kết nối của các cặp câu lục bát thông qua hiệp vần giữa chúng với nhau chính là cơ sở hình thành bài thơ lục bát.
Ví dụ:
Nơi đâu mình đã xé rào
Giấu cha, giấu mẹ để vào vườn sau
Nơi đâu mình đứng cùng nhau
Trên môi còn nụ hôn đầu đắm say
(Trở lại vườn xưa - Trọng Hồng)
Trên đây là 2 cặp câu lục bát liền kề nhau với từ cuối câu bát (sau) của cặp trước vần với từ cuối (nhau) câu lục của cặp sau.
Kết luận
Thơ lục bát là tập hợp nhiều cặp câu lục bát vần với nhau theo một cách thức duy nhất đó là từ cuối của câu bát cặp đứng trước vần với từ cuối của câu lục cặp câu lục bát đứng sau. Nghĩa là cặp câu lục bát trước vần với cặp câu lục bát sau bởi vần chân.
II. Tìm hiểu về niêm thơ lục bát
Theo một số nghiên cứu của các học giả, thơ lục bát cũng phải có sự kết dính với nhau đó gọi là niêm thơ.
1. Niêm thơ lục bát chính thể
a. Các ví dụ về niêm thơ
Niêm thơ lục bát quy định tại vị trí thứ 2 của cả câu lục và câu bát phải là thanh bằng. Tại vị trí thứ 4 cả câu lục và câu bát phải là thanh trắc.
Ví dụ:
Mong sao mưa tạnh trăng lên
Câu thơ lục bát trao duyên lại về
Tại vị trí thứ 2 (sao) và (thơ) đều là thanh bằng. Tại vị trí thứ 4 (tạnh) và (bát) đều là thanh trắc.
b. Sơ đồ niêm thơ lục bát chính thể
Nếu ta gọi sự kết nối các câu lục bát là niêm thơ thì ta có sơ đồ kết nối như sơ đồ dưới đây:
Câu lục: Bằng/ bằng/ trắc/ trắc/ bằng/
bằng
Câu bát: Bằng/ bằng/ trắc/ trắc/ bằng/
bằng/ trắc/ bằng
Vị trí: 1 2 3 4 5 6 7 8
Niêm: niêm niêm
2. Niêm thơ lục bát biến thể
a. Từ thứ 2 của câu lục là thanh trắc
- Với trường hợp từ thứ 2 của câu lục là thanh trắc thì vị trí thứ 4 thường là thanh bằng. Câu bát hầu như không cần có sự thay đổi.
Ví dụ:
Trời đất rộng, núi non cao
Tự do tự tại lẽ nào chẳng vui
Khi câu lục thay đổi, câu bát không thay đổi từ ở vị trí 2 ta có (đất) là thanh trắc, còn (do) ở câu bát lại là thanh bằng. Từ ở vị trí 4 (núi) là thanh trắc và (tại) trong câu bát cũng là thanh trắc.
b. Từ thứ 2 của câu bát là thanh trắc
Ví dụ 2:
Thanh niên việc xóm xông pha
Phụ nữ việc nhà việc hội giỏi giang
Khi từ ở vị trí 2 câu bát thay đổi, câu lục không thay đổi ta có (niên) là thanh bằng, còn (nữ) ở câu bát lại là thanh trắc. Từ ở vị trí 4 (xóm) là thanh trắc còn (nhà) trong câu bát lại là thanh bằng.
c. Từ thứ 2 của cả câu lục và câu bát là thanh trắc
Ví dụ:
Các cháu đi học ở xa
Các cụ ở nhà mong nhớ từng đêm
Khi cả câu lục và câu bát cùng thay đổi, ở vị trí 2 ta có (cháu) câu lục và (cụ) câu bát đều là thanh trắc, vị trí 4 ta có (học) là thanh trắc, còn (nhà) trong câu bát lại không thể là thanh trắc vì có chức năng là vần bằng.
Qua 3 ví dụ trên ta thấy niêm thơ lục bát không còn theo quy tắc cũ nữa. Có ý kiến cho rằng thơ lục bát không cần chú ý đến niêm, nhất là đối với thơ lục bát biến thể.
III. Cấu trúc của bài thơ lục bát.
Bài lục bát ngắn nhất là 1 cặp câu, dài có thể đến vài ngàn câu như truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du mà ta đã từng quen biết. Như vậy chỉ cần làm theo quy tắc như sơ đồ dưới là đã có thơ lục bát.
1. Sơ đồ tổng hợp về luật thơ lục bát
Câu lục: Bằng/
bằng/ trắc/
trắc/ bằng/
bằng
Câu bát: Bằng/
bằng/ trắc/
trắc/ bằng/
bằng/ trắc/
bằng
Vị trí: 1 2 3 4 5 6 7 8
Vần: lưng chân chân
Niêm: niêm niêm
Trong sơ đồ tổng hợp trên, vị trí 2 câu lục niêm với vị trí 2 câu bát đều là thanh bằng. Vị trí 4 câu lục niêm với vị trí 4 câu bát và đều là thanh trắc. Các vị trí 1, 3, 5, 7 của cả câu lục và câu bát được tự do sắp xếp . Vị trí 2, 6 câu lục và vị trí 2, 6, 8 câu bát phải là thanh bằng. Từ cuối câu lục (6) phải hiệp vần với từ thứ 4 hoặc thứ 6 của câu bát. Từ cuối của câu bát sẽ được hiệp vần với từ cuối của câu lục tiếp theo.
2. Các sơ đồ luật thơ lục bát biến thể
Một số trường hợp bài thơ lục bát không theo đúng luật bởi vị trí thứ 2 của câu lục hoặc câu bát buộc phải dùng thanh trắc vì đó là tên người hoặc tên địa phương. Lúc đó có thể dùng thể thơ lục bát biến thể. Dưới đây là những quy tắc cơ bản của thơ lục bát biến thể, có thể hiểu là luật thơ lục bát biến thể cũng được.
a. Vị trí 2 câu lục là thanh trắc, câu bát không đổi
Nếu hoàn cảnh bắt buộc vị trí 2 của câu lục là thanh trắc thì vị trí 3 cũng phải là thanh trắc, vị trí thứ 6 phải là thanh bằng. Câu lục phải có kết cấu tiểu đối, nghĩa là 3 từ đầu đối với 3 từ sau.
Ví dụ: