Luận ngữ...

1

123konica

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Luận ngữ đứng đầu trong Tứ thư, có khá nhiều cái hay ho( khổ, học triết nên mới phải động đến nó), nhưng có 1 cái này tớ muốn hỏi mọi người. Cùng cho ý kiến nhé.
Nguyên bản: "Tử Du vấn hiếu. Tử viết:"Kim chi hiếu giả, thi vị năng dưỡng. CHí ư khuyển mã giai năng hữu dưỡng,bất kính hà dĩ biệt hồ?"
--->Dịch:" Tử Du hỏi về đạo hiếu. KHổng tử đáp:"Ngày nay người ta cho hiếu là có thể nuôi cha mẹ, nhưng đến chó, ngựa kia , người ta cũng nuôi, nếu không kính cha mẹ thì có khác gì?"
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~`
Một số ý kiến về cách hiểu câu này đây:
Có người cho rằng hiểu như trên thì lời Khổng Tử gay gắt quá, so sánh việc nuôi cha mẹ víơ việc nuôi chó ngựa; cho nên bảo 2 chữ "khuyển, má" chỉ bọn con bất hiếu không kính trọng cha mẹ. Nhưng Khổng TỬ tính tình ôn hoà,có mắng bọn đó thì chỉ gọi là bất nhân, chứ không đến độ gọi là chó ngựa.
Lại có người hiểu: Loài vật như chó ngựa cũng biết nuôi cha mẹ chúng, nhưng rõ ràng cái này không đúng, cứ nhìn là biết ngay, phải không?
Một thuyết nữa: chó giữ nhà,ngựa chở nặng, như vậy là chó ngựa cũng nuôi người, nhưng chúng không biết cung kính; con nuôi cha mẹ mà không ucng kính thì có khác nào chó ngựa nuôi chủ. Cái này cũng gượng ép nữa.
Dzậy...Hiểu thế nào cho đúng đây? Mệt quá!
 
C

crazyfrog

Tử viết:"Kim chi hiếu giả, thi vị năng dưỡng. CHí ư khuyển mã giai năng hữu dưỡng,bất kính hà dĩ biệt hồ?" Cái đó là nguyên bản. Chính xác.
Trong tứ thư ngũ kinh thì luận ngữ là hay nhất nhưng cũng khó hiểu nhất. Vì nó bàn về đạo làm người là chính. Bạn hãy nhớ lại, Đức Khổng_Đạo Khổng luôn bàn về việc quan hệ giữa người với người. và hơn hết ở đây Đức Thánh Khổng có nói :"Kim chi hiếu giả, thi vị năng dưỡng. CHí ư khuyển mã giai năng hữu dưỡng,bất kính hà dĩ biệt hồ?" như vậy không những không mất đi tính giáo huấn thường thấy 1 cách ôn hoà của mình mà vẫn ví con người cũng chỉ như súc sinh nếu không hiếu thuận. Người xưa có câu con không hiếu thuận không đáng làm người. Có thể nói có hiếu mới có lễ. Có lễ mới có đức. Từ đức có thể sinh tài. Tài không thể sinh ra đức. Bạn nên hiểu như vậy :D Có thể có vài chỗ tôi chưa giải thích rõ lắm vì tôi cũng mới chỉ đọc qua tứ thư ngũ kinh có 1 lần :D
 
A

amaranth

[color=maroon said:
Trần Tư Đoàn[/color]]Đối với Khổng Tử, người man dã là người thiếu đạo đức, nhất là hiếu đạo. Ngài nói: "Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng. Bất kính, hà dĩ biệt hồ." Luận Ngữ, 2:7. (Ngày nay ngừơi ta thường cho rẳng nuôi nấng cha mẹ đã là hiếu rồi. (Song thử hỏi) ngay cả khi ta nuôi ngựa, chó (cũng là hiếu sao?). (Thực ra nuôi mà) không kính thì có khác chi nuôi gia súc).
 
P

pvloc90

Tử Du vấn hiếu. Tử viết:"Kim chi hiếu giả, thi vị năng dưỡng. CHí ư khuyển mã giai năng hữu dưỡng,bất kính hà dĩ biệt hồ?"
Câu này là trong chùm vài câu nói về chữ Hiếu của Khổng Tử ở chương 2 sách Luận Ngữ. Dịch ra là:
Tử Du hỏi về Hiếu.
Khổng Tử nói: "Người có hiếu bây giờ, được gọi là có thể nuôi dưỡng (cha mẹ). Thế nhưng đến loài chó ngựa, người ta cũng có thể nuôi dưỡng. Không có lòng kính trọng, lấy gì mà phân biệt đây?"
 
P

pvloc90

Xin lỗi có sự nhầm lẫn.
Thôi thì bạn ý thắc mắc ý nghĩa câu này, có lẽ nên hiểu như sau:
Khổng Tử muốn nhấn mạnh vào cái tâm của người con khi thể hiện chữ hiếu đối với cha mẹ. Nếu chỉ dựa vào vật chất thì không thể hơn gì việc nuôi loài chó loài ngựa cả.
Các ý kiến thứ 2 và 3 đều có phần gượng ép quá.
Ý kiến thứ 1 thì là suy diễn sai. Khổng Tử so sánh 2 việc nuôi dưỡng: Nuôi cha mẹ, và nuôi chó ngựa. Chứ đâu có so sánh cha mẹ với chó ngựa. Khổng Tử nhấn mạnh rằng 2 việc đó, tuy được coi là trời và vực nhưng thực ra chỉ khác nhau ở cái chân tâm.
Vì suy luận ban đầu sai nên các suy luận sau theo ý kiến này có thể nói là hồ đồ.
 
F

faustvn01

Luận ngữ tân thư

Chà chà, lâu roài chưa có ai viết bài trong topic này - một topic rất thú vị cho những người chịu khó (chịu khổ) đọc những thứ kinh điển như Luận ngữ. Gần đây (mới giữa năm 2007) ở Việt Nam, 2500 năm sau khi những học trò của Khổng Tử ghi lại những hành ngôn của người thầy đáng kính của mình mà trước tác nên 20 thiên Luận ngữ bất hủ, Ở Việt Nam cũng xuất hiện một tác phẩm (một tập truyện ngắn liên hoàn) tự coi "kế tục" những tư tưởng của "cổ nhân": Luận ngữ tân thư của Phạm lưu Vũ.
Với vốn kiến thức cổ học khá sâu sắc, đặc biệt là với giọng văn giễu nhại(parodie) giọng điệu, cấu trúc, không khí...của Luận ngữ, bút pháp trào lộng sâu sắc, tinh tế, tác giả đã dựng lại những chân dung hết sức sinh động, vừa quen lại vừa mới lạ, đề cập đến những nội dung vừa thời sự, vừa có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Các bạn thử đọc một trích đoạn trong tác phẩm để xem một "học trò" của Khổng tử ở phương Nam 2500 năm sau viết lại "Luận ngữ mới" thế nào nhé.

Thầy của Khổng Tử

(Trích Luận ngữ Tân thư)

Tục nhân lỡ một người thầy thì ôm hận suốt đời. Thánh nhân lỡ một người thầy thì ôm hận nghìn thu. Tục nhân ôm hận vì không gặp cơ hội được trên người. Thánh nhân ôm hận vì cảm thấy có lỗi nặng với những đời sau. Việc hôm nay, té ra có nguyên do từ bao đời trước nữa. Ví dụ cái chuyện thật, giả của muôn đời. Muôn đời thật thà là món trang sức rẻ tiền của dối trá, dối trá là chủ nhân đích thực của thật thà. Than ôi! cái đạo nói thật chẳng phải tầm thường. Đến thánh nhân cũng muốn cầu còn chẳng được. Thế gian xưa nay vẫn leo lẻo đấy, cứ tưởng mọi chuyện rồi sẽ rõ như ban ngày. Vậy mà rốt cuộc, tìm mãi có thấy tí sự thật nào đâu. Chung quy cũng tại một bận lỡ làng của bậc Vạn Thế Sư mà sinh ra cả…

Vẫn “lời tựa“ trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:

Khổng Tử có lúc dạy tới ba ngàn học trò. Vậy mà vẫn lũ lượt người đến xin học. Vì thế mới đặt ra lệ phải kiểm tra, phỏng vấn trước khi nhận, đại khái cũng hao hao như thi đại học hoặc cao đẳng bây giờ. Phụ trách khâu tuyển sinh này gồm các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ, Tử Thâm, Tử Thượng, Tử Hạ. Toàn những thầy mà đời sau xếp vào bậc Tiên hiền cả. Từ khi đặt ra lệ ấy, thiên hạ càng đua nhau đến xin nhập học, công việc giáo dục phát đạt lên trông thấy. Bận rộn nhất là các thầy Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ. Các thầy thay nhau bán hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra thí sinh bằng mồm, bằng mũi, bằng mắt, cả bằng tay… nữa. Kẻ thì cho nhập học, kẻ thì đuổi thẳng cổ. Chung quy cái việc thi tuyển thì xưa nay đều có trong, có đục cả, không có gì đáng chép lại. Chỉ xin chép ra đây mấy chuyện lạ xảy ra trong lúc tuyển sinh ấy. Không hiểu sao lại chỉ rơi vào các thầy Tử Thâm, Tử Thượng và Tử Hạ.

Một hôm, có một lão già nom hơi cổ quái, gương mặt tuy gồ ghề song hai mắt rất long lanh, dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát đến gõ cửa xin nhập học. Tử Thâm được phân công ra tiếp. Tử Thâm hỏi:

“Cụ già thế này, sắp xuống lỗ rồi còn học làm gì nữa cho mệt?“.

Lão kia trả lời:

“Lão chẳng học cái gì khác. Song trước khi xuống lỗ cũng muốn học cho được mỗi cái cách nói thật đó mà thôi“.

Tử Thâm ngạc nhiên hỏi lại:

“Tại sao cụ phải học cách nói thật?“.

Lão kia trả lời:

“Lão từng nghe cổ nhân truyền lại rằng nói thật một câu sẽ kinh động đến cả trời đất, quỷ thần. Vậy mà lão sống ngần này tuổi đầu rồi, tuyệt chẳng bao giờ thấy trời đất, quỷ thần động lòng gì cả. Điều đó phải chăng vì thiên hạ toàn kẻ nói dối. Tất nhiên trong đó có cả lão nữa. Vì thế lão mới phải đến đây để học cái đạo nói thật. Rất mong Phu Tử chiếu cố chỉ giáo cho, dẫu lão nói thật được một câu rồi chui xuống lỗ cũng hả lòng“.

Tử Thâm nghe ra bèn bảo:

“Rất tiếc ở đây chỉ dạy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Không dạy nói thật. Cụ đi tìm nơi khác mà học thôi“.

Lão kia nghe Tử Thâm nói thì có vẻ hơi thất vọng, song vẫn cố vớt vát:

“Lão nghe tiếng Phu Tử nức nở cả thiên hạ. Vậy ngoài Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ra, Phu Tử còn dạy cái gì nữa?“.

Tử Thâm trả lời:

“Dạy đủ lục nghệ. Từ làm chính trị đến đi buôn, từ làm hàng thật đến hàng giả, từ chế đồ xịn đến đồ lô… Học đến đâu sáng ra đến đó. Cứ gọi là vua ra vua, tôi ra tôi. Bố ra bố, con ra con. Chồng ra chồng, vợ ra vợ. Thầy ra thầy, trò ra trò. Trên đời này động đến môn nào Phu Tử cũng tuyệt đối tinh thông cả. Duy có cái môn nói thật ấy thì bản sự đây quả chưa nghe nói đến bao giờ“.

Lão kia nghe thấy thế thì thất vọng quá, bèn thở dài một tiếng rồi than:

“Thế mà lão phu đây cứ tưởng bở. Ôi! Đến cửa này cũng không học được cách nói thật nữa thì lão đành nói dối cho trọn kiếp cùng với thiên hạ thôi“.

Than xong, lão ta vái Tử Thâm một cái rồi đi ra. Tử Thâm bèn vào kể lại toàn bộ đầu đuôi với Khổng Tử. Khổng Tử nghe kể đến đâu ngạc nhiên đến đấy. Nghe xong, Ngài trầm ngâm một lát rồi bảo:

“Ngươi chưa nghe nói đến cái môn nói thật bao giờ cũng phải. Học thuyết của ta toàn thị là chính trị. Mà đã gọi là chính trị thì cần gì phải biết cách nói thật. Thời thế này mà vẫn còn người muốn học cái đạo nói thật ư? Thì chính ta cũng đang muốn tìm thầy để học cái môn đệ nhất ngu ngốc ấy mà chưa tìm ra đấy“.

Một hôm khác, có người ăn mặc sang trọng ra dáng một vị quan to, xe cộ rình rang, tiền hô hậu ủng đến xin học. Tử Thượng được phân công ra tiếp. Tử Thượng lễ phép hỏi:

“Dám xin hỏi ông làm chức quan gì?“.

Ông kia trả lời:

“Chức gì lớn nhất mà thầy có thể nghĩ tới được“.

Tử Thượng hỏi tiếp:

“Vậy ông còn muốn học Phu Tử để làm gì nữa?“.

Ông kia trả lời:

“Ta học để bịt mõm thiên hạ“.

Tử Thượng nghe thấy hơi lạ tai. Bèn hỏi tiếp:

“Thế nào là bịt mõm thiên hạ?“.

Ông kia trả lời:

“Thầy còn giả đò không biết ư? Ta vốn xuất thân làm nghề hoạn lợn, song từ khi thành đạt thì chẳng thiếu thứ gì. Tước vị, bổng lộc, quyền hành, vây cánh… đủ cả. Chỉ phải cái bọn kẻ sĩ trong thiên hạ thấy ta không học hành gì, cứ chửi vụng ta là đồ thượng đẳng vô học. Ta thì không thèm chấp, song vợ con, cháu chắt ta thì không khỏi có lúc phiền lòng. Nay ta đến đây cốt để bù cái chỗ khiếm khuyết duy nhất ấy của mình mà thôi, để chúng nó không còn chửi vào đâu được nữa“.

Tử Thượng nghe ông ta nói, lưỡng lự không biết giải quyết ra sao. Cũng đành phải vào thưa lại với Khổng Tử. Khổng Tử thản nhiên phán ngay:

“Kẻ ấy đâu có cần học hành gì. Hắn đến đây chỉ cốt cho thiên hạ trông thấy hắn cũng từ cửa ta mà đi ra giống như những kẻ sĩ khác đó thôi“.

Tử Thượng nghe thầy nói chợt tỉnh ngộ, bèn lập tức trở ra. Quả nhiên thấy ông kia cùng đám lâu la, xe cộ đã rầm rĩ quay ra đến cổng, vừa đi vừa quảng cáo oang oang, cố tình cho thiên hạ chú ý. Chẳng thèm nói gì đến chuyện xin học nữa. Tử Thượng phục Khổng Tử quá, chỉ biết vừa nhìn theo vừa lẩm bẩm:

“Ta ở ngay trong nhà thầy, đọc sách thầy, nghe thầy giảng… Mà đến bây giờ mới hiểu được ý nghĩa của hai chữ: Cửa Khổng“.

Lại một hôm khác, có người đội nón tơi, đi chân đất, dáng như ăn mày đến xin nhập học. Cố nhiên là Tử Hạ được phân công ra tiếp. Tử Hạ hỏi:

“Anh muốn làm học trò của Phu Tử với mục đích gì?“.

Bất ngờ người ấy không trả lời mà hỏi lại:

“Thầy hãy cho tôi hỏi trước. Thầy học Phu Tử để làm gì?“.

Tử Hạ thấy thế thì hơi cáu, song vẫn nhã nhặn trả lời:

“Bình sinh ta học Phu Tử chỉ cốt để làm người“.

Người ấy hỏi tiếp:

“Thế đã làm người được chưa?“.

Tử Hạ vẫn cố gắng nhã nhặn:

“Tất nhiên là chưa. Vậy cho nên vẫn đang phải học tiếp“.

Người ấy bảo:
“Thì ra thiên hạ đều cùng một giuộc cả. Kẻ nào cũng chỉ được cái leo lẻo cái lỗ mồm. Có biết đâu rằng làm người mà dở dang thì chi bằng làm vật quách cho rồi. Còn tôi muốn làm học trò của Ngài chỉ cốt được ăn thịt“.

Tử Hạ tròn mắt ngạc nhiên, bởi chưa nghe ai trả lời như thế bao giờ. Bèn hỏi tiếp:

“Tại sao anh lại nghĩ rằng làm học trò của Phu Tử thì sẽ được ăn thịt?“.

Người ấy trả lời:

“Tôi nghe nói Phu Tử thịt thái không vuông thì không ăn. Mà con lợn, con gà, con dê, con bò… có con nào vuông đâu. Thế thì dứt khoát sẽ có nhiều chỗ phải bỏ đi. Tôi chỉ xin được chén những chỗ bỏ đi ấy mà thôi“.

Tử Hạ nghe nói cảm thấy hơi có lý. Song cũng chẳng biết quyết định ra sao, đành phải vào thưa lại nguyên văn với Khổng Tử. Khổng Tử ngẩn người ra một lát rồi mừng quớ lên bảo:

“Kẻ ấy chính là thầy ta đó. Ta vốn đã để ý dò tìm bấy lâu nay mà chưa tìm thấy. Ngươi mau mau ra mời y vào đây, để chính ta phải làm lễ bái sư“.

Tử Hạ vội vàng chạy ra thì người kia đã bỏ đi đâu mất. Làm cho không những Khổng Tử, mà những đời sau, cho đến tận bây giờ, ai nghe đến câu chuyện này cũng than thở, tiếc rẻ mãi.

Về sau, cũng nhân chuyện này, có ông Mục công người đất Kinh còn bình luận một câu đại ý: “Chỗ bỏ đi hay là phần còn lại. Thế gian này, trừ thánh nhân ra, chính cái phần còn lại ấy của thiên hạ mới là thầy của thánh nhân vậy“.

Phạm Lưu Vũ
 
Top Bottom