Văn 8 lựa chọn trật tự từ trong câu

trananhquangminh@gmail.com

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2020
33
4
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Nêu mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu?
Câu 2: Tìm và nêu rõ mục đích, tác dụng của những bộ phận câu hoặc câu được sắp xếp trật tự từ trong các ví dụ sau:
a/ “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
b/ “Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
c/ “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca…”
(Tố Hữu, Ta đi tới)
d/ “Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.”
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
e/ “Một thời đại thơ vừa chẵn mười năm.
Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gay gắt với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến ngày thơ mới toàn thắng.”
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Một thời đại trong thi ca)
Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận theo kiểu quy nạp từ 10 – 12 câu phân tích 2 câu thơ cuối văn bản “Ngắm trăng” , trong đó em có sử dụng ít nhất 1 câu được sắp xếp trật tự từ có mục đích cụ thể. Chú thích rõ.
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Câu 1: Nêu mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu?
Câu 2: Tìm và nêu rõ mục đích, tác dụng của những bộ phận câu hoặc câu được sắp xếp trật tự từ trong các ví dụ sau:
a/ “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
b/ “Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
c/ “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca…”
(Tố Hữu, Ta đi tới)
d/ “Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.”
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
e/ “Một thời đại thơ vừa chẵn mười năm.
Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gay gắt với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến ngày thơ mới toàn thắng.”
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Một thời đại trong thi ca)
Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận theo kiểu quy nạp từ 10 – 12 câu phân tích 2 câu thơ cuối văn bản “Ngắm trăng” , trong đó em có sử dụng ít nhất 1 câu được sắp xếp trật tự từ có mục đích cụ thể. Chú thích rõ.

Câu 1: Làm cho sự việc được nói đến trong câu trở nên dễ hiểu hơn, liên kết các câu lại với nhau đảm bảo hài hòa về mặt ngữ âm, thể hiện thứ tự trước sau các sự việc
Câu 2:
a. Bộ phận câu được sắp xếp trật tự: ( Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… )
Liệt kê từ đời xa cho tới đời gần chứng tỏ là thời nào cũng có những trang sử vẻ vang của nước ta
d. Bộ phận câu được sắp xếp trật tự: ( xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm )
Miêu tả những hình thức của cây tre từ những thứ bình dị nhất ( màu, hình thù, tính nết )
 

Nhật Hạ !

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng tư 2019
409
292
76
19
Quảng Nam
THCS Lê Quang Sung
Câu 1)
  • Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm… được nêu ra trong câu văn.
  • Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
  • Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
  • Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói
Câu 2)
a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
  • Trật tự từ được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện qua từng thời kỳ của các vị anh hùng trong lịch sử.
  • => Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm… được nêu ra trong câu văn.
b) Đảo trật tự cú pháp
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”
  • => tạo sự hài hòa về ngữ âm, nhấn mạnh tâm trạng buồn hoài cổ, thể hiện vẻ hoang sơ tiều tụy của đèo ngang.
c) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca…”
  • =>Cụm từ Đẹp vô cùng được đặt lên trước hô ngữ Tổ quốc ta ơi để nhằm nhấn mạnh niềm vui trước sự rạng ngời, tươi đẹp của non sông sau ngày giải phóng.
  • => Từ" hò ô "được đảo lên trước tiếng hát để hiệp vần với từ" sông Lô" trước đó nhằm tạo ra âm hưởng kéo dài, gợi ra sự mênh mông của sông nước=> đảm bảo sự hài hoà về âm điệu cho thơ.
d) Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.”
  • => Đi từ vẻ đẹp bên ngoài đến vẻ đẹp bên trong.
  • Màu xanh - vẻ bề ngoài - dễ thấy nhất nên nói trước, rồi đến các vẻ đẹp bên trong cần phải có thời gian mới nhận biết nên nói sau.
e) “Một thời đại thơ vừa chẵn mười năm.
Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gay gắt với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến ngày thơ mới toàn thắng.”
  • => Liên kết câu với câu trước trong văn bản.
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom