[LTDH] Tổng hợp một số dạng bài tập hình học giải tích KG

L

linus1803

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có thắc mắc gì các bạn cứ post tại đây. Mình sẽ cố gắng giải đáp.




1. Chứng minh 4 điểm A, B, C, D đồng phẳng hoặc không đồng phẳng.
+ Đồng phẳng : Chứng minh [TEX][\vec{AB}.\vec{AC}]\vec{AD}=0[/TEX]
+ Không đồng phẳng : [TEX][\vec{AB}.\vec{AC}]\vec{AD}\neq 0[/TEX]


2. Tìm hình chiếu H của điểm M lên mặt phẳng (P)
+ Viết phương trình đường thẳng (d) qua M và vuông góc với (P)
+ H= (d) giao (P)


3. Tìm hình chiếu H của điểm M lên đường thẳng (d)
+ Viết phương trình mặt phẳng (P) qua M và vuông góc với (d)
+ H= (d) giao (P)


4. Tìm điểm M' đối xứng với điểm M qua mặt phẳng (P)
+ Tìm hình chiếu H của điểm M trên mặt phẳng (P). Làm như ở mục 2
+ Vì M' đối xứng với M qua H nên ta có :
[TEX]x_H=(x_M'+x_M)/2[/TEX]
[TEX]y_H=(y_M'+y_M)/2[/TEX]
+ Tìm được toạ độ điêm M'


5. Tìm điểm M' đối xứng với M qua đường thẳng (d).
+ Tìm hình chiếu H của điểm M trên đường thẳng (d). Làm như ở mục 3
+ Các bước còn lại tương tự như mục 4.

6. Viết PTĐT qua M và vuông góc với (d)có VTCP u và (d')có VTCP u'
+ Gọi [TEX]\Delta[/TEX] là đường thẳng cần tìm
+ VTCP của [TEX]\Delta[/TEX]=[TEX][\vec{u},\vec{u'}][/TEX]
+ Viết PTĐT [TEX]\Delta[/TEX]


7. Viết PTĐT qua M cắt (d) và vuông góc (d')
+ Gọi [TEX]\Delta[/TEX] là ĐT cần tìm.
+ A là giao điểm của [TEX]\Delta[/TEX] và (d)
+ [TEX]\Delta[/TEX] Nhận [TEX]\vec{AM}[/TEX] làm VTCP vì [TEX]\Delta[/TEX] vuông góc với (d') nên : [TEX]\vec{AM}.\vec{u'}=0[/TEX] [TEX]\Rightarrow[/TEX] Tọa độ [TEX]\vec{AM}[/TEX]
+ Viết PTĐT qua M và có VTCP [TEX]\vec{AM}[/TEX]


8. Viết PTĐT qua M cắt (d)(d đi qua [TEX]M_0[/TEX]) và (d') ( đi qua [TEX]M_1[/TEX])
+ Gọi (Q) là mặt phẳng qua M và (d) [TEX]\Rightarrow[/TEX] (Q) nhận [TEX][\vec{MM_0},\vec{u}][/TEX] làm VTCP. Viết PT (Q)
+ Gọi (P) là mặt phẳng qua M và (d') [TEX]\Rightarrow[/TEX] (P) nhận [TEX][\vec{MM_1},\vec{u'}][/TEX] làm VTCP. Viết PT (P)
+ Đường thẳng cần tìm là giao của (P) và (Q).


9. Lập PTĐT qua điểm M vuông góc với (d) và nằm trong (P)
+ Gọi [TEX]\Delta[/TEX] là đường thẳng cần tìm.
+ [TEX]\Delta[/TEX] vuông góc với (d) và nằm trong (P) nên nhận [TEX][\vec{u},\vec{n_p}][/TEX] làm VTCP.
+[TEX]\Delta[/TEX] qua M [TEX]\Rightarrow[/TEX] viết được PT đường thẳng [TEX]\Delta[/TEX].



10. Chứng minh 2 đường thẳng (d) qua M và (d') qua M' chéo nhau.
+ (d) và (d') chéo nhau [TEX]\Leftrightarrow[/TEX] [TEX][\vec{u},\vec{u'}].\vec{MM'}\neq 0[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
L

linus1803

11. Viết PT đường vuông góc chung của 2 đường chéo nhau (d) ( có VTCP [TEX]u_1[/TEX] )và (d') (có VTCP [TEX]u_2[/TEX] )
Có 2 cách :
C1 :
+ Xác định [TEX]\vec{u}=[\vec{u_1},\vec{u_2}][/TEX]
+ Xác định [TEX]\vec{u_P}=[\vec{u},\vec{u_1}][/TEX]
+ Xác định [TEX]\vec{u_Q}=[\vec{u},\vec{u_2}][/TEX]
+ Viết PT mặt phẳng (P) và (Q)
+ ĐT cần tìm là giao điểm của (P) và (Q)
C2 :
+ Gọi MN là đường vuông góc chung của (d) và (d')
+ M thuộc (d) => Có tọa độ M ( ví dụ như 1-t; 2+t...)
+ N thuộc (d') => Có tọa độ N
+ MN vuông góc (d) và (d') nên ta có hệ :
[TEX]\vec{MN}.\vec{u_1}=0[/TEX]
[TEX]\vec{MN}.\vec{u_2}=0[/TEX]
+ Giải hệ tìm được tọa độ M và N
+ Viết PTĐT qua M,nhận [TEX]\vec{MN}[/TEX] làm VTCPT
[/COLOR]
 
L

linus1803

12. Viết PTMP song song cách đêù 2 đường thẳng chéo nhau (d) và (d')
+ Xác định VTCP [TEX]u_d[/TEX] của (d) và điểm M thuộc (d).
+ Xác định VTCP [TEX]u_d'[/TEX] của (d') và điểm M' thuộc (d').
+ Tìm tọa độ trung điểm I của MN
+ Viết PT mp (P) qua I và nhận cặp [TEX]\vec{u_d}[/TEX] và [TEX]\vec{u_d'}[/TEX] làm VTPT.


13. Lập PTĐT (d) đối xứng với (d') qua mp (P)
+ Xác định VTPT của mp (P).
+ Chuyển pt (d) về phương trình tham số theo t.
+ Vì (d') đối xứng với (d) qua (P) khi và chỉ khi với mỗi điểm [TEX]M_1(x;y;z)\in (d') [/TEX] luôn tồn tại [TEX] M(t) \in (d) [/TEX] thỏa mãn
Trung điểm I của [TEX]MM_1[/TEX] thuộc (P)
[TEX]MM_1[/TEX]//[TEX]\vec{n}[/TEX]
+ Khử t từ hệ (1) ta nhận được PTTQ của ĐT (d')
 
K

kenylklee

Hay đấy, khử con này nha cậu. :)

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại C, BC=2a, SA vuông góc với đáy và SA=4a. Gọi I là trung điểm của SB và M là điểm bất kì trên cạnh SC. Tính diện tích tam giác AIM khi
eq.latex
.
 
L

linus1803

untitled.jpg


Ta có :
[TEX]BC\perp AB (gt)[/TEX]
[TEX]SA\perp BC (gt)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow BC\perp (SAB)[/TEX] ( ĐL 3 đường vuông góc)
[TEX]\Rightarrow AM \perp BC (AM\in SAB) [/TEX]
Giả sử AM vuông góc SC ta có :
[TEX]AM \perp BC[/TEX]
[TEX]AM \perp SC[/TEX]
[TEX]\Rightarrow AM \perp (SBC) \Leftrightarrow (AIM) \perp (SBC)[/TEX]
Mà I là trung điểm SB suy ra M cũng phải là trung điểm SC
Vậy tam giác SAC là tam giác vuông cân [TEX]\Rightarrow[/TEX] SA=AC=4a
Có AC và SA tính được AM=2a
Mặt khác [TEX]AM \perp MI ( MI \in (SBC))[/TEX] và [TEX] MI = \frac{1}{2}BC=a[/TEX]
Vậy diện tích tam giác AIM là [TEX]\frac{1}{2}AM.MI=a^2[/TEX]

P/S : Có gì bạn tự vẽ hình nhé.
 
Last edited by a moderator:
D

dubanodau

bài này nữa, giúp với hhuhu
cho tứ diện ABCD có ABC và BCD là các tam giác đều cạnh a , góc giữa AD và (ABC) =60 độ . tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp tứ diện
sẵn đây cho mình hỏi cách xác định tâm đường tròn ngoại tiếp của hình thang vuông nhé???
thank bạn nhìu
 
Top Bottom