[LTDH CHUYÊN ĐỀ 1]TỔ HỢP (phần 2)

K

kimxakiem2507

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

DẠNG 2 :TÍNH TỔNG CỦA MỘT KHAI TRIỂN[TEX](C_n^k)[/TEX]
+Đây là dạng bài dễ bắt gặp nhất và cũng khó khăn nhất và thướng kết hợp với dạng 1 (tìm được n từ dạng này và đưa lên tìm hệ số )
+Theo mình biết hiện tại chưa có một tài liệu tham khảo hay chuyên đề nào nói về phương pháp giải dạng bài này mà chỉ đơn giản đưa ra bài tập quen thuộc và giải bằng kinh nghiệm của người viết,làm cho các bạn cảm thấy rất khó khăn không biết vì sao lại như vậy mặc dủ biết là nó đúng.Sau chuyên đề này bạn sẽ thấy nó thật dễ thương làm sao và bạn cũng có thể ra đề bao nhiêu bài dạng này cũng được.


+ Phải ứng dụng nhị thức Newton để giải quyết (a,b có thể lấy bất kỳ miễn sau giải quyết được bài toán,ở đây mình đưa ra phương pháp sao cho dễ dàng nhất)

1) Cơ sở phân tích: Dựa trên số hạng tổng quát của khai triển,sau đó dùng khai triển bình thường,lấy đạo hàm hoặc nguyên hàm hoặc kết hợp chúng với nhau

bước 1:
Phải tìm ra số hạng tổng quát của khai triển :cái chỗ nào có k đấy,nếu không có thì ta dựa vào phần tử cuối cùng nhưng phải chú ý quan sát các phần tử khác xem có thêm phần tử [TEX]a^{n-k}[/TEX] hay không vì phần tử cuối cùng ứng với [TEX]k=n [/TEX]nên sẽ là [TEX]a^{n-n}=1 [/TEX]và bị bỏ qua

Sau đó ta xem phần tử cuối cùng ứng với k bằng mấy (thường là bằng luôn[TEX] n[/TEX]).Các thông số nào thay đổi thì phải viết theo[TEX] k,[/TEX],cố định từ đầu thì giữ nguyên.

Ví dụ :phần tử cuối cùng là [TEX]2^{2010-2010}.2010.2011C_{2010}^{2010}[/TEX] nghĩa là phần tử cuối cùng ứng với [TEX]k=2010[/TEX] vậy phần tử tổng quát sẽ là [TEX]2^{2010-k}.k(k+1)C_{2010}^k[/TEX] những chỗ là [TEX]2010 [/TEX] thì ta sẽ thấy cố định từ đầu đến cuối trong dãy
.
bước 2 :phân tích

[TEX](a+b)^n=\sum_{k=0}^n C_n^ka^{n-k}b^k[/TEX]
Ta sẽ so sánh tương ứng phần tử tổng quát vừa tìm được với nhị thức ở trên

+++Tìm [TEX]a[/TEX]:cái nào mà có mũ là [TEX](n-k)[/TEX] thì nó là [TEX]a[/TEX],nếu không có thì [TEX]a=1[/TEX]

+++Tìm[TEX] b[/TEX]:nếu không sử dụng đạo hàm hay tích phân thì cái nào mà có mũ là [TEX]k[/TEX] thì nó là [TEX]b[/TEX] (lúc này ta chỉ việc ráp [TEX]a,b [/TEX]vừa tìm được rồi khai triển là ok) nếu không có thì [TEX]b=1[/TEX](ok luôn) Nếu sử dụng đạo hàm hoặc tích phân thì [TEX] b=x[/TEX] (cái này mới vui nè)

kinh nghiệm:

+nếu thấy dấu hiệu của đạo hàm ,tích phân thì [TEX]b =x[/TEX]
+Thấy dãy có dấu [TEX]+ -[/TEX] liên tục thì nên chọn b có dấu trừ(mục đích là để đổi dấu như đề cho)

+Thấy dãy cho [TEX]C_n^k[/TEX] mà [TEX]k[/TEX] chẵn không hoặc k lẻ không thì ta biết rằng sẽ lảm thêm một cái với b lấy thêm dấu - nữa rồi cộng hoặc trừ hai khai triển đó (mục đích là để còn lại chẵn không hoặc lẻ không như đề)

+Thấy có nhân cho con số nào đó thì khi làm xong ta nhân 2 vế cho nó là ok
Nhận xét :

A/ nếu [TEX]b=x[/TEX] thì sẽ có [TEX]x^k[/TEX] khi ta đạo hàm [TEX]1 [/TEX]lần sẽ là [TEX]kx^{k-1}[/TEX],đạo hàm [TEX]2 l[/TEX]ần sẽ là[TEX] k(k-1)x^{k-2}[/TEX]..

Vậy khi phát hiện STTQ có:[TEX] k[/TEX] thì đạo hàm khai triển [TEX]1[/TEX] lần và thế [TEX]x=[/TEX](cái nào có mũ[TEX] k-1[/TEX],không có thì [TEX]x=1[/TEX]).Có [TEX]k(k-1)[/TEX] thì đạo hàm 2 lần thay thay [TEX]x=[/TEX](cái nào có mũ [TEX]k-2[/TEX] không có thì [TEX]x=1[/TEX])...

B/nếu [TEX]b=x[/TEX] thì sẽ có [TEX]x^k [/TEX]lấy nguyên hàm sẽ là [TEX]\frac{1}{k+1}x^{k+1}[/TEX] vậy khi phát hiện có [TEX]\frac{1}{k+1}[/TEX] thì lập tức khai triển xong tính tích phân từ [TEX]a[/TEX] đến [TEX]b[/TEX] với [TEX]a,b[/TEX] là 2 cái mà có mũ [TEX](k+1)[/TEX]

Ví dụ :SHTQ có [TEX]3^{k+1}-2^{k+1}[/TEX] thì lấy tích phân từ [TEX]2[/TEX] đến [TEX]3[/TEX].SHTQ có [TEX]3^{k+1}-1[/TEX]
thì lấy từ [TEX]1[/TEX] đến [TEX]3 [/TEX] vì [TEX]1 [/TEX] là [TEX]1^{k+1}[/TEX].SHTQ có [TEX]3^{k+1}[/TEX] thì lấy từ [TEX]0[/TEX] đến [TEX]3[/TEX] vì [TEX]0[/TEX] là [TEX]0^{k+1}[/TEX].SHTQ có [TEX]\frac{1}{k+1}[/TEX] thì lấy tích phân từ [TEX]0 [/TEX] đến [TEX]1[/TEX]

Kết luận :Ta phải dựa vào số hạng tổng quát và đưa về những dấu hiệu như trên bằng cách tách ra và chia đa thức

VÍ DỤ :

SHTQ là [TEX]:4^{n-k}k(k-1)5^{k-2}C_n^k[/TEX] thì ta khai triển [TEX](4+x)^n[/TEX] sau đó đạo hàm [TEX]2[/TEX] lần và thay [TEX]x=5[/TEX]

SHTQ là [TEX]:3^{n-k}2^{k+1}\frac{1}{k+1}C_n^k[/TEX] thì ta khai triển [TEX](3+x)^n[/TEX] lấy tích phân từ [TEX] 0[/TEX] đến [TEX]2[/TEX]

SHTQ là :[TEX]3^{n-k}\frac{2k^2+k+3}{k+1}C_n^k=3^{n-k}(2k-1+\frac{4}{x+1})C_n^k=2.3^{n-k}kC_n^k-3^{n-k}C_n^k+\frac{4}{k+1}3^{n-k}C_n^k=2S_1-S_2+4S_3[/TEX]

[TEX]S_1[/TEX]: khai triển [TEX](3+x)^n[/TEX] xong đạo hàm rồi thay [TEX]x=1[/TEX]

[TEX]S_2[/TEX] :khai triền [TEX](3+1)^n[/TEX]

[TEX]S_3[/TEX]:khai triển [TEX](3+x)^n[/TEX] rồi lấy tích phân từ [TEX]0 [/TEX]đến [TEX]1[/TEX]

VÍ DỤ 1 :Tính tổng [TEX]S=2C_n^0+\frac{2^2}{2}C_n^1+\frac{2^3}{3}C_n^2+...+\frac{2^{n+1}}{n+1}C_n^n[/TEX]

Phân tích :SHTQ là [TEX]\frac{2^{k+1}}{k+1}C_n^k[/TEX] không có cái nào mũ [TEX](n-k)[/TEX] nên [TEX]a=1[/TEX],có [TEX]\frac{1}{k+1} [/TEX]nên sẽ lấy tích phân ,có [TEX]2^{k+1}[/TEX] vậy cận là [TEX]0[/TEX] đến [TEX] 2[/TEX]

Giải: Áp dụng nhị thức newton [TEX](a+b)^n=\sum_{k=0}^n C_n^ka^{n-k}b^k[/TEX]
[TEX]\Rightarrow{(1+x)^n=\sum_{k=0}^n C_n^kx^k=C_n^0+C_n^1x+C_n^2x^2+C_n^3x^3+...+ C_n^nx^n[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow{\int_0^2(1+x)^ndx=\int_0^2(C_n^0+C_n^1x+C_n^2x^2+C_n^3x^3+...+ C_n^nx^n)dx=...=S[/TEX]
Vậy[TEX] S =\frac{3^{n+1}-1}{n+1}[/TEX]

VÍ DỤ 2:Tính [TEX]S=C_{2005}^0+2C_{2005}^1+3C_{2005}^2+...+2006C_{2005}^{2005}[/TEX]


Phân tích :SHTQ là [TEX](k+1)C_{2005}^k=kC_{2005}^k+C_{2005}^k[/TEX] (số hạng cuối gán [TEX]k=2005[/TEX] nên [TEX]2006=k+1[/TEX]).Không có cái nào mũ [TEX](2005-k)[/TEX] nên [TEX]a=1[/TEX] ,cái đầu có[TEX] k[/TEX] nên [TEX]b=x[/TEX]đạo hàm 1 lần ,không có cái nào mũ [TEX](k-1)[/TEX] nên sẽ gán[TEX] x=1[/TEX].Cái sau ko có cái nào mũ [TEX]k[/TEX] nên [TEX]b=1[/TEX]

Giải :Áp dụng nhị thức newton [TEX](a+b)^n=\sum_{k=0}^n C_n^ka^{n-k}b^k[/TEX]
ta có [TEX](1+1)^{2005}=\sum_{k=0}^{2005}C_{2005}^k=C_{2005}^0+C_{2005}^1+C_{2005}^2+C_{2005}^3+.....+C_{2005}^{2005}[/TEX][TEX](1)[/TEX]

[TEX](1+x)^{2005}=\sum_{k=0}^{2005}C_{2005}^kx^k=C_{2005}^0+C_{2005}^1x+C_{2005}^2x^2+C_{2005}^3x^3+.....+C_{2005}^{2005}x^{2005}[/TEX]

Lấy đạo hàm 2 vế

[TEX]2005(1+x)^{2004}=C_{2005}^1+2C_{2005}^2x+3C_{2005}^3x^2+.....+2005C_{2005}^{2005}x^{2004}[/TEX] thế[TEX] x=1[/TEX] vào 2 vế

[TEX]2005.2^{2004}=C_{2005}^1+2C_{2005}^2+3C_{2005}^3+.....+2005C_{2005}^{2005(2)[/TEX]

[TEX](1)+(2)\Leftrightarrow{2^{2005}+2005.2^{2004}=C_{2005}^0+2C_{2005}^1+3C_{2005}^2+...+2006C_{2005}^{2005}=S[/TEX]

VÍ DỤ 3

Tính tổng [TEX]S=\frac{2^nC_n^0}{n+1}+\frac{2^{n-1}C_n^1}{n}+...+\frac{2^1C_n^{n-1}}{2}+\frac{2^0C_n^n}{1}[/TEX]

Phân tích : +Sao phần tử cuối cùng lạ vậy,[TEX]2^0[/TEX] sao không phải là [TEX]2^n[/TEX] mới hợp lý chứ?Ah thì ra đề bài chơi xấu mình rồi.Sử dụng tính chất [TEX]C_n^k=C_n^{n-k}[/TEX] ta lập tức có
[TEX]S=\frac{2^0C_n^0}{1}+\frac{2^1C_n^1}{2}+...+\frac{2^{n-1}C_n^{n-1}}{n}+\frac{2^nC_n^n}{n+1}[/TEX]
+[TEX]SHTQ :\frac{2^k}{k+1}C_n^k[/TEX] ủa có dấu hiệu của tích phân thỉ [TEX]b=x[/TEX] sao lại có cái mũ [TEX]k[/TEX] nữa,chẳng lẽ [TEX]b=x,b=2!!![/TEX]Làm gì có, [TEX]b=x [/TEX]còn tên kia tách ra thành [TEX]\frac{2^{k+1}}{2}[/TEX]
Vậy [TEX]a=1,b=x[/TEX] lấy tích phân từ [TEX]0[/TEX] đến [TEX]2 [/TEX]sau đó đem chia 2 vế cho [TEX]2[/TEX] là ok

Giải:
giống ví dụ 1 sau đó đem chia 2 vế cho [TEX]2 [/TEX] [TEX]S=\frac{3^{n+1}-1}{2(n+1)}[/TEX]

VÍ DỤ 4: [TEX]3^nC_n^0-3^{n-1}C_n^1+3^{n-2}C_n^2-3^{n-3}C_n^3+...+(-1)^nC_n^n=2048[/TEX] tìm số hạng chứa[TEX] x^{10}[/TEX] của khai triển [TEX](2+x)^n[/TEX][TEX](khoiB2007)[/TEX]

Phân tích : hãy nhìn kỹ nhé số hạng cuối cùng có [TEX]3^{n-n}[/TEX] nữa đấy nhưng bị bỏ qua
SHTQ: [TEX]3^{n-k}(-1)^kC_n^k[/TEX] dễ dàng có [TEX]a=3,b=-1[/TEX]
Giải nhanh :[TEX](3-1)^n=2048\Leftrightarrow{n=11[/TEX] đưa lên trên tìm hệ số của [TEX]x^{10}[/TEX] kết quả là [TEX]heso .x^{10}[/TEX] nha vì người ta hỏi số hạng chứ không hỏi hệ số.

VÍ DỤ 5: Chứng minh rằng :[TEX]\frac{1}{2}C_{2n}^1+\frac{1}{4}C_{2n}^3+\frac{1}{6}C_{2n}^5+...\frac{1}{2n}C_{2n}^{2n-1}=\frac{2^{2n}-1}{2n+1}[/TEX][TEX](khoiA2007)[/TEX]

Phân tích
: +Dãy lẽ không kìa vậy phải làm thêm cái -b nữa rồi cộng hoặc trừ 2 vế.
+SHTQ :[TEX]\frac{1}{k+1}C_n^k[/TEX] (số hạn cuối gán [TEX]k=2n-1[/TEX] do đó [TEX]2n=k+1[/TEX])
+ Vậy là lấy tích phân từ [TEX]0[/TEX] đến[TEX] 1[/TEX] ,[TEX]a=1,b=x [/TEX],làm thêm cái [TEX]a=1,b=-x[/TEX] nữa

Giải nhanh [TEX]\Rightarrow{(1+x)^{2n}=\sum_{k=0}^{2n}C_{2n}^kx^{k}=C_{2n}^0+C_{2n}^1x+C_{2n}^2x^2+C_{2n}^3x^3+...+C_{2n}^{2n-1}x^{2n-1}+ C_{2n}^{2n}x^{2n}[/TEX][TEX](1)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow{(1-x)^{2n}=\sum_{k=0}^{2n}C_{2n}^k{-x}^{k}=C_{2n}^0-C_{2n}^1x+C_{2n}^2x^2-C_{2n}^3x^3+...-C_{2n}^{2n-1}x^{2n-1}+ C_{2n}^{2n}x^{2n}[/TEX][TEX](2)[/TEX]
Lấy tích phân từ [TEX]0 [/TEX]đến [TEX]1[/TEX] rồi lấy [TEX](1)-(2)[/TEX] sẽ là [TEX]2S[/TEX]
Lưu ý : ta có thể làm gộp 2 cái 1 lúc cho nhanh nghĩa là tính một cái tích phân chung luôn nhưng như vậy thấy dễ lộn xộn nên cứ làm từng thằng cho rồi,thằng sau khác dấu xíu với thằng đầu thôi.

Các bạn cứ nghĩ đại ra một số [TEX]SHTQ[/TEX] nào đó rồi thế [TEX]k=0[/TEX] đến[TEX] n [/TEX]thì có bài tập mới liền.Nắm nguyên tắc thỉ dễ dàng thôi.

Bài tập luyện tập :Làm vài bài cho vui
[TEX]1)S=C_{2n}^0+C_{2n}^23^2+C_{2n}^43^4+...+C_{2n}^{2n}3^{2n}[/TEX]

[TEX]2)S=3^nC_n^0-3^{n-1}C_n^1+3^{n-2}C_n^2+...+(-1)^nC_n^n[/TEX]

[TEX]3)S=3^{16}C_{16}^0-3^{15}C_{16}^1+3^{14}C_{16}^2-...+C_{16}^{16}[/TEX]

[TEX]4)CMR:100C_{100}^0(\frac{1}{2})^{99}-101C_{100}^1(\frac{1}{2})^{100}+...-199C_{100}^{99}(\frac{1}{2})^{198}+200C_{100}^{100}(\frac{1}{2})^{199}=0[/TEX]

[TEX]5)***[/TEX]Tính [TEX]S=\frac{1}{3}C_n^0+\frac{1}{4}C_n^1+...+\frac{1}{n+3}C_n^n[/TEX] Sau khi nắm vững những nguyên tắc ở trên hãy xem bài này các bạn nhé,cũng từ ý tưởng ở trên ra thôi!
 
K

kimxakiem2507

2)TỔNG HỢP:
1/ Lưu ý : khi sử dụng đạo hàm hay tích phân thì [TEX]b=x [/TEX],khai triển bình thường thì b là con số do đó nếu SHTQ có [TEX]m^{k+\alpha}[/TEX]thì ta sẽ tách ra để tìm giá trị cần phải thế cho x(khi tính đạo hàm) hoặc cận(tính tích phân) hoặc gán số cho b (khai triển bình thường)
VÍ DỤ :[TEX]SHTQ :3^{n-k}k(k-1)2^kC_n^k[/TEX]
Phân tích :+ta thấy dấu hiệu đạo hàm [TEX]2 [/TEX]lần thì phài có cái mũ[TEX](k-2)[/TEX] chứ sao lại có cái mũ [TEX]k[/TEX] ở đây,chẳng lẽ [TEX]b=2 [/TEX](vô lý vì tính đạo hàm mà) vậy đơn giản ta tách nó thành [TEX]\frac{2^{k-2}}{2^2}[/TEX] là ok
+có [TEX]3^{n-k}[/TEX] nên [TEX]a=3,b=x[/TEX] đạo hàm [TEX]2[/TEX] lần rồi thay [TEX]x=2[/TEX],sao đó chia [TEX]2 [/TEX]vế cho [TEX]2^2[/TEX] là xong!
2/ Đối với các dãy [TEX]C [/TEX]mà đứng trước [TEX]C_n^k[/TEX] với [TEX] k[/TEX] chẵn là dấu[TEX] {-}[/TEX]ta sẽ sử dụng số phức để giải

[TEX]S= C_{2010}^0 - 3C_{2010}^2 + 3^2C_{2010}^4+...+ (-1)^k.3^k.C_{2010}^{2k}+...+3^{1004}C_{2010}^{2008} - 3^{1005}C_{2010}^{2010}[/TEX]

Phân tích : + thấy dãy [TEX]C [/TEX]chẵn không thì ta biết phải làm thêm một cái[TEX] -b [/TEX] nữa rồi cộng 2 vế
+ Nhưng sao trước cái [TEX]C [/TEX]chẵn lại xuất hiện cái dấu [TEX]{-} [/TEX]quái ác thế kia ,làm sao cho nó xuất hiện trong khai triển của mình đây?Phải nhờ tới bạn số phức thôi vì [TEX]i^2=-1[/TEX] mà (bài này nếu ra thi sẽ nằm trong phần số phức )
+ [TEX]SHTQ :(-1)^k3^kC_n^{2k}=(\sqrt3i)^{2k}C_n^{2k}[/TEX] ta đưa về [TEX]2k[/TEX] cho trùng với cận trên của [TEX]C.[/TEX] dễ dàng tìm được [TEX]a=1,b=\sqrt3i[/TEX]
Giải :Áp dụng khai triển nhị thức Newton:

[TEX](1+\sqrt3.i)^{2010}=C_{2010}^0+C_{2010}^1.\sqrt3.i+C_{2010}^2(\sqrt3i)^2+......+C_{2010}^k(\sqrt3.i)^k+...+C_{2010}^{2009}(\sqrt3.i)^{2009}+C_{2010}^{2010}(\sqrt3.i)^{2010}[/TEX] [TEX](1)[/TEX]

[TEX](1-\sqrt3.i)^{2010}=C_{2010}^0-C_{2010}^1.\sqrt3.i+C_{2010}^2(\sqrt3i)^2+..+(-1)^kC_{2010}^k(\sqrt3.i)^k+...-C_{2010}^{2009}(\sqrt3.i)^{2009}+C_{2010}^{2010}(\sqrt3.i)^{2010}[/TEX] [TEX](2)[/TEX]

[TEX](1)+(2)=C_{2010}^0+C_{2010}^2(\sqrt3i)^2+C_{2010}^4(\sqrt3i)^4+...+C_{2010}^{2k}(\sqrt3.i)^{2k}+...+C_{2010}^{2008}(\sqrt3.i)^{2008}+C_{2010}^{2010}(\sqrt3.i)^{2010}[/TEX]

[TEX]=C_{2010}^0 - 3C_{2010}^2 + 3^2C_{2010}^4+...+ (-1)^k.3^k.C_{2010}^{2k}+...+3^{1004}C_{2010}^{2008} - 3^{1005}C_{2010}^{2010}[/TEX][TEX]=2S[/TEX]
Vậy
[TEX]2S=(1+\sqrt3.i)^{2010}+(1-\sqrt3.i)^{2010}[/TEX][TEX]=(2.e^{i.\frac{\pi}{3}})^{2010}+(2.e^{i.\frac{-\pi}{3}})^{2010}[/TEX][TEX]=2^{2011}[/TEX]
[TEX]S=2^{2010}[/TEX]

3/Ta thấy khi lấy tích phân thì phải có [TEX]\frac{1}{k+1} [/TEX]nhưng nếu bây giờ không phải vậy mà là [TEX]\frac{1}{mk+n}[/TEX] thì sao?
[TEX] \frac{1}{mk+n}=\frac{1}{m}\frac{1}{k+\frac{n}{m}[/TEX] trở thành dạng [TEX]\frac{1}{k+\alpha}[/TEX] vậy là [TEX]SHTQ [/TEX]của mình phải có [TEX]x^{k+\alpha-1}[/TEX]nhưng mình thường làm [TEX]b=x[/TEX] mà vậy đơn giản là ta nhân cái [TEX](a+x)^n [/TEX]với[TEX] x^{\alpha-1} [/TEX]nữa là ok
Vậy ta sẽ khai triển [TEX]x^{\alpha-1}(a+x)^n [/TEX](coi cái nào dưới mũ [TEX](k+\alpha)[/TEX] là cận tích phân)
VÍ DỤ: [TEX]S=\frac{1}{2}C_n^0+\frac{1}{3}C_n^1+\frac{1}{4}C_n^2+...+\frac{1}{n+2}C_n^n[/TEX]
Phân tích :[TEX]SHTQ :\frac{1}{k+2}C_n^k[/TEX] không có cái nào mũ [TEX](n-k)[/TEX] nên [TEX]a=1[/TEX],lấy tích phân nên[TEX] b=x[/TEX] ,dựa vào nguyên lý trên ta cần nhân thêm [TEX]x^{2-1}=x [/TEX]cho [TEX](1+x)^n [/TEX],lấy tích phân từ [TEX]0[/TEX] đến [TEX]1[/TEX] (Do có [TEX]1^{k+2}-0^{k+2}[/TEX])
Giải:
[TEX](1+x)^n=\sum_{k=0}^n C_n^kx^k[/TEX][TEX]\Rightarrow{x(1+x)^n=x\sum_{k=0}^n C_n^kx^k[/TEX][TEX]=\sum_{k=0}^n C_n^kx^{k+1}[/TEX]
[TEX]\int_0^1x(1+x)^ndx=\int_0^1\sum_{k=0}^n C_n^kx^{k+1}dx=\sum_{k=0}^n \frac{1}{k+2}C_n^kx^{k+2}\|_0^1[/TEX][TEX]=\sum_{k=0}^n \frac{1}{k+2}C_n^k[/TEX][TEX]=S[/TEX]

4/ Vậy với [TEX]SHTQ[/TEX] có hàm đa thức bậc [TEX]n[/TEX] bất kỳ thì sao? ta sẽ chuyển về tính các đạo hàm [TEX]n,n-1,n-2.[/TEX]..lần.

[TEX]SHTQ[/TEX] là hàm bậc [TEX]4 [/TEX]chuyển thành [TEX]ak(k-1)(k-2)(k-3)+bk(k-1)(k-2)+ck(k-1)+dk+e[/TEX].SHTQ là hàm bậc [TEX]3[/TEX] chuyển thành:[TEX]ak(k-1)(k-2)+bk(k-1)+ck+d.[/TEX]SHTQ là hảm bậc[TEX] 2[/TEX] chuyển thành:[TEX]ak(k-1)+bk+c[/TEX] với [TEX]a,b,c,d,e[/TEX] có được nhờ đồng nhất nhanh hệ số.
VÍ DỤ:[TEX]SHTQ[/TEX] là [TEX]k^2+3k+2=k(k-1)+4k+2[/TEX]


5/ Đối với các số hạng tổng quát có mẫu số làm hàm bậc cao,ta dùng phương pháp tách mẫu thành những mẫu bậc nhất và trở về ngay dạng như trên .
VÍ DỤ :[TEX]SHTQ :\frac{k}{k^2+3k+2}=\frac{A}{k+1}+\frac{B}{k+2}[/TEX]

A,B tìm nhanh theo phương pháp ở đây:http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=1101903#post1101903


Các bài luyện tập :

[TEX]1/S= 3^nC_n^0+3^{n-1}C_n^1+3^{n-2}3C_n^2+....+(n^2-n+1)C_n^n[/TEX]

[TEX]2/S=3^{n}\frac{1}{2}C_n^0+3^{n-1}\frac{2}{3}C_n^1+3^{n-2}\frac{3}{5}C_n^2+....+\frac{n+1}{n+2}C_n^n[/TEX]

[TEX]3/S=3^{n}.2C_n^0+3^{n-1}.3.2C_n^1+3^{n-2}.4.2^2C_n^2+...+(n+2)2^nC_n^n[/TEX]

[TEX]4/S=\frac{3}{2}C_n^0+\frac{2}{3}C_n^1+\frac{5}{12}C_n^2+...+\frac{n+3}{n^2+3n+2}C_n^n[/TEX]

[TEX]5/S=2.C_{2n+1}^1+3.2^3.C_{2n+1}^3+5.2^5.C_{2n+1}^5+....+(2n+1).2^{2n+1}.C_{2n+1}^{2n+1}[/TEX]

[TEX]6/S=\frac{1}{3}2^nC_n^0+\frac{1}{2}2^{n-1}4C_n^1+2^{n-2}4^2C_n^2+....+\frac{n^2+1}{n+3}4^nC_n^n[/TEX]

Trên đây mình đưa ra phương pháp giải tổng quát loạt bài này ,có thể nó chưa tối ưu nhưng rất tổng quát,chỉ cần nắm chắc nguyên lý hình thành của nó thì chúng ta có thể đoán ngay cái đáp số của nó,mấy cái khai triển sau chỉ cho đủ bài bản(tránh bị trừ điểm vì giải bài quá ngắn hehe).Và còn những bài râu ria biến tướng từ nó mình sẽ trình bày ở phần tiếp theo.Hy vọng với loạt bài này sẽ giúp các bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi gặp những anh C kia và đừng suy nghĩ nhé ,lập tức bắn hạ ngay,sẽ được cộng điểm đấy.Chúc các bạn hocmai luôn vui.Mong đón nhận những đóng góp của các bạn để bổ sung cho chuyên đề này hoàn thiện hơn!
 
Last edited by a moderator:
A

anhtuanphan



VÍ DỤ 3
Tính tổng [TEX]S=\frac{2^nC_n^0}{n+1}+\frac{2^{n-1}C_n^1}{n}+...+\frac{2^1C_n^{n-1}}{2}+\frac{2^0C_n^n}{1}[/TEX]

Phân tích : +Sao phần tử cuối cùng lạ vậy,[TEX]2^0[/TEX] sao không phải là [TEX]2^n[/TEX] mới hợp lý chứ?Ah thì ra đề bài chơi xấu mình rồi.Sử dụng tính chất [TEX]C_n^k=C_n^{n-k}[/TEX] ta lập tức có
[TEX]S=\frac{2^0C_n^0}{1}+\frac{2^1C_n^1}{2}+...+\frac{2^{n-1}C_n^{n-1}}{n}+\frac{2^nC_n^n}{n+1}[/TEX]
+[TEX]SHTQ :\frac{2^k}{k+1}C_n^k[/TEX] ủa có dấu hiệu của tích phân thỉ [TEX]b=x[/TEX] sao lại có cái mũ [TEX]k[/TEX] nữa,chẳng lẽ [TEX]b=x,b=2!!![/TEX]Làm gì có, [TEX]b=x [/TEX]còn tên kia tách ra thành [TEX]\frac{2^{k+1}}{2}[/TEX]
Vậy [TEX]a=1,b=x[/TEX] lấy tích phân từ [TEX]0[/TEX] đến [TEX]2 [/TEX]sau đó đem chia 2 vế cho [TEX]2[/TEX] là ok

Giải:giống ví dụ 1 sau đó đem chia 2 vế cho [TEX]2 [/TEX] [TEX]S=\frac{3^{n+1}-1}{2(n+1)}[/TEX]

VÍ DỤ 4: [TEX]3^nC_n^0-3^{n-1}C_n^1+3^{n-2}C_n^2-3^{n-3}C_n^3+...+(-1)^nC_n^n=2048[/TEX] tìm số hạng chứa[TEX] x^{10}[/TEX] của khai triển [TEX](2+x)^n[/TEX][TEX](khoiB2007)[/TEX]

ví dụ 3 em có cách này [TEX]\frac{x^kC_n^k}{k+1}=\frac{x^{k+1}C_{n+1}^{k+1}}{x(n+1)}[/TEX] với x=2
sau đó cọng lại làm bình thường
em không tính tổng được vì đánh tex kém
 
Last edited by a moderator:
S

silvery21

1 vài vấn đề mà t bjk:

Dạng 1:

a; Đạo hàm cấp 1



...........

ví dụ 1:

cho tổng : [TEX]S= 2 C_n^0 +3 C_n^1 +4 C_n^2 +.....+(n+1) C_n^{n-1} +( n+2) C_n^n[/TEX]
Tính n ; biết [TEX]S= 320[/TEX].

giải:



b; Đạo hàm cấp 2



VD:

giải :

 
Last edited by a moderator:
A

anhtuanphan

Chào các bạn mình là anhtuanphan:)>-(nick hocmai.vn)

Được anh kimxakiem2507 ủng hộ , mình xin đóng góp 1 phần cho diễn đàn thêm sôi nổi
Hôm nay mình xin được dưới thiệu một phương pháp chứng minh tổng khai triển tổ hợp mà không dùng đạo hàm cấp 1 cũng như đạo hàm cấp 2 hay tích phân
Đầu học kỳ II, thầy đã cho lớp mình làm 1 chuyên đề về tổ hợp xác suất. Vào thời điểm đó chúng mình chưa học qua đạo hàm hay tích phân gì cả .chúng thật là xa lạ .sau khi hoàn thành chuyên đề mình không hài lòng với kết quả vì cảm thấy chuyên đề còn thiếu 1 phần rất thú vị đó là tính tổng các khai triển tổ hợp. Mình không thể hiểu cách giải của sách , đơn giản vì kiến thức chưa có. Và thế là mình tự tìm cách chứng minh.Vận may đã đến mình đã có thể giải các bài đó mà không dùng tích phân, đạo hàm. Mình đã làm thêm chúng vào chuyên đề của mình để thêm phần mới mẻ cho phần tổ hợp.bây giờ mình xin giới thiệu với tất cả các bạn.
Dấu hiệu nhận biết và cách giải
I)dùng đạo hàm cấp 1
Các hệ số đứng trước tổ hợp tăng dần từ 1 đến n hoặc giảm dần từ n đến 1(không kể dấu )
Bài toán 1:tính tổng
[tex]S=C_{30}^{1}+2.2C_{30}^{2}+3.2^2C_{30}^[/tex]
 
Last edited by a moderator:
V

vodichhocmai

Thật xin chân thành cảm ơn anh Kim Xà Cú@};-. và cảm ơn bạn anhtuanphan@};- đóng gốp chuyên đề này khá vững chắc trong lúc thi đại học

[TEX]P/S[/TEX] Đứa nào mà [TEX]Spam[/TEX] topic này đừng nói vì sao anh mạnh tay :)
 
S

silvery21

Hôm nay mình xin được dưới thiệu một phương pháp chứng minh tổng khai triển tổ hợp mà không dùng đạo hàm cấp 1 cũng như đạo hàm cấp 2 hay tích phân
Đầu học kỳ II, thầy đã cho lớp mình làm 1 chuyên đề về tổ hợp xác suất. Vào thời điểm đó chúng mình chưa học qua đạo hàm hay tích phân gì cả .chúng thật là xa lạ .sau khi hoàn thành chuyên đề mình không hài lòng với kết quả vì cảm thấy chuyên đề còn thiếu 1 phần rất thú vị đó là tính tổng các khai triển tổ hợp. Mình không thể hiểu cách giải của sách , đơn giản vì kiến thức chưa có.
Dấu hiệu nhận biết và cách giải
I)dùng đạo hàm cấp 1
Các hệ số đứng trước tổ hợp tăng dần từ 1 đến n hoặc giảm dần từ n đến 1(không kể dấu )
Bài toán 1:tính tổng
[tex]S=C_{30}^{1}+2.2C_{30}^{2}+3.2^2C_{30}^{3}+4.2^3C_{30}^{4}+...+29.2^{28}C_{30}^{29}+30.2^{29}C_{30}^{30}[/tex]
:D

thanks c nhều nhé; thật sự là t cũng gặp vào hoàn cảnh giống như c. thầy t cũng cho ôn nhưng lại ko cho dạng tính tổng( trong khi đó đề thi của trường có 1 câu; đề thi đại học cũng vậy nhất là ĐHBK ) ; nhưng vì là G ko thông minh đc như B nên t thường fải làm cách mò thuj; mò rất nh` bước làm xong còn fải thử xem mjh có đúng ko nữa; thật gian nan khi trong tay chưa hề có kthức gì về đạo hàm tích phân ; đến h đọc bài của c t đã hiểu ra phần nào .

t típ tục 1 bài gần như của c nhé;)



tính tổng: [TEX]S= C_n^0 + 2^2. C_n^1 + 3.2 ^2. C_n^2 +...........+ (n+1) 2C_n^n . C_n^n .[/TEX]


xem dạng tq như sau:[TEX] (k+1) 2^k . c_n^k = 2^k. k. C_n^k + 2^k . C_n^k = 2^k . n C _{n-1}^{ k-1} + 2^ . C_n^k .......[/TEX].......( lúc đó để nghĩ đc như này t mất gần tiếng đồng hồ đó c :-SS )

tkhảo thêm: http://www.box.net/shared/cnqh7ylvrq

http://www.mediafire.com/?kzlm0kty1bz

@: đồng ý vs anh vodichhocmai
 
Last edited by a moderator:
A

anhtuanphan

Như đã hứa mình xin tiếp tục chủ đề
Phương pháp tính tổng khai triển tổ hợp không dùng đạo hàm bậc 1, bậc 2 và tích phân
(dẫu rằng đây không phải cách giải ngắn gọn. Đạo hàm bậc 1, bậc 2 và tích phân giải nhanh hơn nhiều. các bạn nên làm thuần thục chúng để đi thi còn phương pháp của mình chỉ để thưởng thức thôi. Ví dụ minh họa là con người có thể đi xe máy nhưng nếu hết xăng thì phải đi bộ thôi.lạc hậu một chút nhưng giúp chân tay chắc khỏe)
Dạng toán dùng đạo hàm bậc 2
Dấu hiệu nhận biết
Các hệ số đứng trước tổ hợp và lũy thừa tăng (giảm) dần từ 1.2 đến (n-1)n hoặc tăng giảm dần từ [tex]{1}^{2}[/tex] đến [tex]{n}^{2}[/tex] (không kể dấu)
Về cách chứng minh đạo hàm thì các bạn hãy xem bài của anh kimxakiem2507
Còn mình xin có cách khác dài hơn nhưng sơ cấp hơn (thưởng thức thôi)
À nhưng trước tiên xem các bạn đã ghi nhận được gì về bài trước
Các bạn thấy đấy trước tổ hợp có biến k. và phương pháp là thay đổi biến số k thành hằng số n. vì khi là biến số k, nó chạy lung tung từ 1 đến n nên khó bắt giữ nó, khi biến đổi nó thành hằng số n thì nó không chạy được nữa và ta bắt nó làm nhân tử chung 1 cách dễ dàng.Thật thú vị phải không.và đó mới là cốt lõi của vấn đề. Đúng về sau ta phải biến đổi chúng từ biến số sang hằng số mới được. Minh chứng cho điều đó bằng các bài toán sau
Trong bài toán n và k là các số nguyên dương lớn hơn hoặc bằng 2
Bài toán 4: lại tính tổng
[tex]S=1.2C_{n}^{2}+2.3C_{n}^{3}+...+(k-1)kC_{n}^{k} +...+(n-1)nC_{n}^{n}[/tex]
Giải:
[tex] (k-1)kC_{n}^{k}=(k-1)k\frac{n!}{k!(n-k)!}[/tex]
[tex] =n(n-1)\frac{(n-2)!}{(k-2)!(n-k)!} =n(n-1)C_{n-2}^{k-2} [/tex]
Ta đã đổi từ biến k(k-1) thành hằng số n(n-1) rồi.tính tổng và chú ý nhân tử chung n(n-1)
(chú ý k chạy từ 2 đến n)
Vậy [tex]S=n(n-1)(C_{n-2}^{0}+C_{n-2}^{1}+C_{n-2}^{2}+...+C_{n-2}^{n-2})[/tex]
Suy ra [tex]S=n(n-1){2}^{n-2}[/tex]
Bài toán 5:tính tổng:
[tex]S=1.2 C_{n}^{1} +2.3C_{n}^{2}+3.4C_{n}^{3}+...+k(k+1)C_{n}^{k} +...+n(n+1)C_{n}^{n} [/tex]
Giải
Chuyển số hạng 1.2 C_{n}^{1} =2n sang vế trái
Xét vế phải
[tex] k(k+1)C_{n}^{k}=(k(k-1)+2k)C_{n}^{k}[/tex]
[tex]=k(k-1)C_{n}^{k}+2kC_{n}^{k} [/tex]
[tex]n(n-1)C_{n-2}^{k-2}+2nC_{n-1}^{k-1}[/tex]
Theo bài toán 4 ta được(chú ý k chạy từ 2 đến n)
[tex]S-2n= n(n-1){2}^{n-2} +2n(C_{n-1}^{1}+C_{n-1}^{2}+...+C_{n-1}^{n-1})[/tex]
Vậy [tex]S-2n=n(n-1){2}^{n-2}+2n({2}^{n-1}-1)[/tex]
[tex]S-2n=n(n+3){2}^{n-2}-2n[/tex]
Vậy[tex]S=n(n+3){2}^{n-2}[/tex]
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại chuyển 1.2 C_{n}^{1} sang vế trái
Bởi vì trong biểu thức có C_{n-2}^{k-2} nên k>=2,vì vậy ta phải cho k chạy từ 2 đến n
Để tránh nhầm lẫn cho người xem nên tốt nhất là chuyển 1.2 C_{n}^{1} sang vế trái
Bài toán 6: tính tổng
[tex]S=C_{n}^{1} +{2}^{2}C_{n}^{2}+{3}^{2}C_{n}^{3}+...+{k}^{2}C_{n}^{k} +...+{n}^{n}C_{n}^{n} [/tex]
Gợi ý:
[tex]{k}^{2}C_{n}^{k}=(k(k-1)+k)C_{n}^{k}=n(n-1)C_{n-2}^{k-2}+nC_{n-1}^{k-1}[/tex] (chú ý k chạy từ 2 đến n)
Bài toán 7:tính tổng:
[tex]S=1.3 C_{n}^{1} +2.4C_{n}^{2}+3.5C_{n}^{3}+...+k(k+2)C_{n}^{k} +...+n(n+2)C_{n}^{n} [/tex]
Gợi ý:k(k+2)=k(k-1)+3k
Bài toán 8:tính tổng
[tex]\sum\limits_{k=1}^{n}k(2k+5)C_{n}^{k}[/tex]
Bài toán 9:tính tổng
[tex]\sum\limits_{k=1}^{n}(k-1)(k+1)C_{n}^{k}[/tex]
Bài toán 10*:tính tổng
[tex]\sum\limits_{k=1}^{n}(a{k}^{2}+bk+c)C_{n}^{k}[/tex] với a, b, c là các số nguyên (a khác 0)
 
P

pvn1704

ô! sao em cứ thấy nó khó khó thế nào mấy bác ơi!
Giúp em câu này đc hem:
S=C_{2009}^1+2^2C_{2009}^2+3^2C_{2009}^3+...+2009^2C_{2009}^2009

hihi em pít làm òi k cần mấy bác nữa. lâu hem à
 
Last edited by a moderator:
0

0vietsang0

em có 1 bài như thế này anh hướng dẫn em chút xíu nhá..!!
[TEX][1+x(1-x^2)]^8[/TEX] tìm số hạng chứa x^8 trong khai triển.
 
Q

quangvuong98

Box này hay quá mà bị để trống 4 năm, cảm ơn mn e đọc xong thấm lắm
 
Top Bottom