Văn [Lớp7] Văn nghị luận

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 2 đề bài sau:
Đề 1: Ca dao- dân ca Việt Nam thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng minh.
Đề 2: Chứng minh rừng đem lại lợi ích to lớn cho con người.
Hãy xác định vấn đề nghị luận của từng đề bài. Tìm luận điểm cụ thể cho từng đề bài. Lập dàn ý

Các bạn giúp mình với, cảm ơn rất nhiều.
 
  • Like
Reactions: Bé Thiên Bình

Bé Thiên Bình

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
1,560
2,782
504
Nghệ An
THCS Hưng Thịnh
Cho 2 đề bài sau:
Đề 1: Ca dao- dân ca Việt Nam thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng minh.
Đề 2: Chứng minh rừng đem lại lợi ích to lớn cho con người.
Hãy xác định vấn đề nghị luận của từng đề bài. Tìm luận điểm cụ thể cho từng đề bài. Lập dàn ý

Các bạn giúp mình với, cảm ơn rất nhiều.
Em xem ở link dưới nhé!
https://diendan.hocmai.vn/threads/lop-7-van-nghi-luan.658080/
 

An Nhã Huỳnh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng chín 2017
399
503
164
21
Quảng Ngãi
Trường THCS Bình Chánh
Cho đề bài sau:.
Đề 2: Chứng minh rừng đem lại lợi ích to lớn cho con người.
Hãy xác định vấn đề nghị luận của đề bài. Tìm luận điểm cụ thể cho đề bài. Lập dàn ý
Các bạn giúp mình với, cảm ơn rất nhiều.
tham khảo nha.......
dàn bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người: là đối tượng rất được quan tâm, đặc biệt trong thời gian gần đây.
- Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng: là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống còn của nhân loại, nhất là trong những năm trở lại đây.
b. Thân bài:
* Nêu định nghĩa về rừng: là hệ sinh thái, có nhiều cây cối lâu năm, nhiều loài động vật quý hiếm...
* Lợi ích của rừng:
- Cân bằng sinh thái:
+ Là nguồn chủ yếu cung cấp ô-xi cho con người, làm sạch không khí....
+ Là nhân tố tự nhiên chống xói mòn đất, bảo vệ đất....
* Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:
- Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn dưỡng khí cho sự sống.
- Bảo vệ rừng là bảo vệ con người khỏi những thiên tai.
- Bảo vệ rừng là đang gìn giữ cho những lợi ích lâu dài của cả cộng đồng...
* Rút ra bài học về bảo vệ rừng:
- Trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng.
- Bảo vệ rừng trở thành nhiệm vụ cấp bách.
- Cần bảo vệ rừng bằng nhiều biện pháp: chống phá rừng, trồng rừng...
c. Kết bài:
- Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ rừng: đó là trách nhiệm của tất cả mọi người.
vấn đề nghị luận:
Rừng đem lại lợi ích to lớn cho con người
luận điểm cụ thể:
- Rừng cung cấp gỗ để phục vụ đời sống hằng ngày, làm vật liệu xây dựng, đóng tủ bàn ghế, cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp hiện đại.
- Cung cấp thảo dược phục vụ cho y học, chữa bệnh.
- Nuôi sống các loài động vật quý.
- Điều hòa khí hậu.
- Chống bão lũ...
 

Băng _Băng-water

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2017
244
233
99
22
Thái Bình
Cho 2 đề bài sau:
Đề 1: Ca dao- dân ca Việt Nam thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng minh.
Đề 2: Chứng minh rừng đem lại lợi ích to lớn cho con người.
Hãy xác định vấn đề nghị luận của từng đề bài. Tìm luận điểm cụ thể cho từng đề bài. Lập dàn ý


Các bạn giúp mình với, cảm ơn rất nhiều.
Đề 1:
Có lẽ đối với tất cả những người dân Việt Nam, ca dao đã trở thành một cái gì đó rất đỗi quen thuộc, thân thương. Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, những câu ca dao vẫn còn đó với một sức sống mãnh liệt đến diệu kỳ. Ca dao được thể hiện đầy đủ dưới nhiều phong cách, cung bậc khác nhau nhưng có lẽ đề tài được nhân dân ta chú ý đến nhiều nhất chính là tình yêu quê hương đất nước.
Quê hương! Tiếng gọi thật giản dị mà sao thiêng liêng, tha thiết!
Quê hương chính là nơi ta đã sinh ra, "oa, oa "khóc chào đời. Đó cũng là nơi mà chúng ta trưởng thành. Có thể nói rằng quê hương là người mẹ thứ hai của mõi người, nó nuôi dưỡng tâm hồn ta. Chính vì thế nên dù khi phải xa quê hương, ta cũng không thể nào quên được những hình ảnh thân thương của quê hương, dù nó chỉ là những hình ảnh, những sự vật rất bình dị:
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao."

Thời gian và không gian chẳng thể nào chia cắt được tình cảm của người con nhớ về đất mẹ, nhớ về quê hương mà ngược lại nó chính là nguồn nuôi dưỡng tình cảm ấy ngày càng lớn mạnh thêm. Người ta nhớ về quê hương không phải bởi những gì xa hoa, lộng lẫy mà lại nhớ đến những thứ rất bình dị: "canh rau muống", "cà dầm tương". Hương vị đó quả là đậm đà, không thể trộn lẫn với bất kỳ hương vị nào khác: hương vị của món ăn đồng quê, những món ăn đó thật bình dị nhưng đậm đà hương vị quê hương và cũng tràn ngập tình yêu thương. Câu ca dao còn đưa ta về với làng xóm, ở đó, có những người "dãi nắng dầm sương:, "tát nước bên đường". Chắc chắn rằng những hình ảnh thân thương, trìu mến của quê hương đó sẽ mãi mãi sống trong tim của mỗi người.
Rồi lại có những câu ca dao thể hiện lòng tự hào dân tộc của người dân đất Việt thường được hát trong những buổi lao động:
"Em đố anh từ nam chí Bắc
Sông nào là sông sâu nhất
Núi nào là núi cao nhất nước ta?"
Hình ảnh núi sông đã đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam và trải qua bao thế kỷ, những lời ca về một thời oanh liệt như vẫn còn đó, ngân vang mãi mãi không thể nào quên.
Ca dao cũng có những bài rất hay nói đến khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của đất nước:
"Gió đua cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ"
Bài ca dao dựng lên trước mắt ta một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, bình yên của Hồ Tây buổi sáng sớm. Trong bức tranh đó, người nghệ sĩ dân gian đã khéo léo đan xen cả hai không gian: Động và tĩnh. Một cành trúc mơ màng, mềm mại trong gió sớm, một hồi chuông ngân nga, một thoáng khói sương huyền ảo cùng nhịp chầy giã giấy nhịp nhàng:"Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương" như hòa quyện với "nhịp chày Yên Thái tạo nên một khung cảnh thật bình ên, êm đềm. Làn "khói tỏa ngàn sương" mơ màng như xua đi mọi ưu phiền, những bon chen tất bật của cuộc sống, đưa ta đến với thiên nhiên tươi sáng, đẹp đẽ, đưa ta trở lại về là ta, những công dân Việt Nam với phẩm cách tuyệt vời đáng quý.
Từ miền Bắc, ta bước chân vào xứ Nghệ miền Trung:
"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."
Đường vào xứ Nghệ nước non nhộm màu xanh tươi mát, còn đường vào miền Nam là sông nước mở rộng mênh mang:
" Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về"
Mỗi địa danh, mỗi dòng sông, mỗi cánh đồng, ngọn núi đã in đạm bóng hình trong trái tim người Việt Nam. Người ta gắn bó với quê hương bằng một tình yêu sâu đậm, nồng nàn và ca dao chính là bức thông điệp dể gửi gắm những tình cảm thiết tha, nồng nàn đó.
Đôi dòng sơ lược về ca dao không thể nào diễn tả được trọn vẹn tình cảm mãnh liệt của người dân Việt Nam đối với đất nước. Tuy nhiên nó cũng như một nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi người hãy biết học tập, tu dưỡng thật tốt vì tương lai sáng rạng tốt đẹp của quê hương, đất nước!
Đề 2:
Rừng là một yếu tố thuộc về tự nhiên, đối với cuộc sống của con người có tác động vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển của con người. Tuy nhiên, hiện nay, rừng đang bị tàn phá nặng nề, không có quy hoạch do lòng tham của con người. Việc tàn phá rừng gây ra một hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đe dọa đến cuộc sống của con người. Bởi vậy, mỗi cá nhân trong cộng đồng cần phải có ý thức bảo vệ ừng, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Cùng với đất, nước, không khí, rừng là một yếu tố thuộc về tự nhiên, tuy nhiên hiện nay rừng lại chịu tác động mạnh mẽ bởi những hành động chủ quan của con người. Trước hết, ta có thể nói về vai trò của rừng, đối với cuộc sống của con người hay thế giới tự nhiên thì rừng đều đóng một vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người cũng như những loài sinh vật trong tự nhiên. Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, cung cấp khí oxi, hấp thụ khí các bon níc, làm cho không khí trở nên trong lành, giúp cho con người hô hấp, duy trì sự sống.
Đặc biệt, trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, mặt trái của sự phát triển đó chính là tình trạng ô nhiễm của các yếu tố tự nhiên, trong đó có không khí. Khói bụi từ các nhà máy xí nghiệp, khói thải từ các phương tiện giao thông vận tải làm cho không khí bị ô nhiễm, rừng có vai trò thanh lọc không khí, mang lại không khí trong lành hơn. Vì vậy mà rừng còn được gọi là lá phổi xanh của trái đất. Vai trò khác mà ta có thể đề cập đến ở đây, đó chính là điều hòa dòng chảy, lưu lượng nước trên các sông, mỗi mùa bão lũ về rừng còn góp phần ngăn chặn dòng chảy của nước, tránh được những thiệt hại do những thiên tai như bão lũ, hạn hán gây ra cho con người.
Rừng còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật, thực vật như: hưu, nai, sư tử…như vậy, rừng không chỉ là môi trường sống của các loài sinh vật mà còn là nơi cân bằng hệ sinh thái, duy trì sự đa dạng của thế giới sinh vật. Về kinh tế, rừng còn cung cấp những tài nguyên thiên nhiên có giá trị, đó là gỗ, vật liệu cho thủ công mĩ nghệ, cho y học…
Rừng có vai trò to lớn đối với cuộc sống của con người, góp phần cân bằng, điều hòa, duy trì sự tồn tại cũng như phát triển của con người. Vai trò to lớn, trọng yếu là vậy nhưng ngày nay, vì những lợi ích vật chất tầm thường, con người đã tàn phá rừng khiến cho rừng bị thiệt hại một cách nặng nề, tình trạng này kéo dài sẽ đe dọa đến cuộc sống của chính con người. Rừng bị tổn hại có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan nhưng quan trọng hơn hết đó là do hành vi tàn phá của con người gây nên. Vào mùa hạ, khi nhiệt độ lên cao, thời tiết khô dẫn đến cháy rừng. Tuy nhiên, đó chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ dẫn đến thực trạng tàn phá rừng hiện nay.
Con người vì mục đích kinh tế, vì lợi ích của bản thân mà chặt phá rừng bừa bãi, phá rừng lấy gỗ hay để săn bắt những động vật quý hiếm trong rừng. Những hành vi này gây ra những hậu quả khôn lường mà con người trong cả một cộng đồng sẽ phải gánh chịu, không có rừng những thiệt hại mà mỗi mùa thiên tai về khiến cho con người thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản. Nước lũ không có sức cản của rừng cuốn trôi đi những căn nhà, tài sản, thậm chí cướp đi chính mạng sống của con người.
Rừng bị tàn phá cũng như lá phổi xanh của loài người bị tổn hại, không khí ô nhiễm không được thanh lọc càng trở nên ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Mất rừng, các loài sinh vật cũng mất đi nơi cư trú, làm thiệt hại lớn về tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều loài bị tuyệt chủng. Một nguyên nhân khác dẫn đến rừng bị tàn phá như ngày nay, đó chính là do sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người.Những người dân miền núi đã đốt rừng làm nương, vô tình làm mất đi sự phong phú vốn có của rừng.
Như vậy, để bảo vệ rừng cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta thì Đảng và nhà nước cần đề ra những biện pháp thiết thực, nghiêm khắc và có tính răn đe đối với những hành vi chặt phá rừng bừa bãi. Tăng cường lực lượng kiểm lâm giám sát để bảo vệ rừng. Mặt khác, ta cần trồng rừng trên những vùng đất trống đồi núi trọc để gây rừng, hạn chế tác hại của các loại thiên tai bất thường.
Nhà nước cần giao đất, giao rừng cho người dân để hạn chế tình trạng di canh, di cư, đốt rừng làm nương của cư dân miền núi. Có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân trồng rừng. Nâng cao công tác tuyên truyền đến những người dân cả nước. Đối với mỗi cá nhân cần có ý thức bảo vệ rừng và tuyên truyền để bạn bè và người thân cùng thực hiện.
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Để bảo vệ cuộc sống của mình thì ngay từ bây giờ, mỗi cá nhân cần phát huy ý thức tự giác trong bảo vệ và phát triển rừng.
 
Top Bottom