1.
- Văn học lãng mạn (1932 - 1945) (lãng: sóng, mạn: phóng túng).
+ Một trào lưu văn học phát huy cao độ "cái tôi" cá nhân - khát khao thoát khỏi những ràng buộc của hệ tư tưởng xưa cũ trước đó (văn học trung đại), phá vỡ những khuôn khổ thi pháp của thơ trung đại.
+ Các nhà văn lãng mạn thường thoát ly khỏi hiện thực để tìm đến cái đẹp, cái lãng mạn. Thế Lữ muốn "thoát lên tiên", Lưu Trọng Lư tìm về những nẻo đường trường tình, Chế Lan Viên tìm về quá khức thời xưa cũ, những "Tháp Chàm", những "non Hời",... Chính vì lẽ đó, văn chương lãng mạn thường có sự gọt giũa ngôn từ cao, các giá trị nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mĩ được đẩy đến cao độ.
- Văn học hiện thực: Có thể nói, sáng tác theo khuynh hướng hiện thực, là 1 cách thức gần như khuynh đạo toàn bộ nền văn học (1930 - 1945: VH hiện thực phê phán, 1945 - 1975: Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, 1975 đến nay: Văn học hậu hiện đại với những khám phá mới mẻ đầy tính hiện thực). Hiện thực nghĩa là bám sát đời sống, tả chân - khách quan đời sống. Các nhà văn hiện thực có cái nhìn đầy tính nhân đạo đối với con người. Họ chính là những nhà nhân đạo chủ nghĩa.
2. Gọi thời đoạn văn học 1900 - 1930 là văn học giao thời, vì ở giai đoạn này có những bước chuyển tiếp khá "hiện đại", nhưng vẫn còn tồn đọng những hơi hướm của VHTĐ. Văn học giai đoạn này mang dáng dấp của những sự cách tân, nhưng vẫn chưa thoát khỏi hẳn thi pháp văn học trung đại.
+ Những sáng tác của Hồ Biểu Chánh: vẫn còn kết cấu chương hồi quen thuộc, ngôn ngữ, kết cấu,... của văn học Trung Đại.
+ Tản Đà được xem là cầu nối giao thời 2 nền văn học --> Sáng tác của ông vừa có những thi liệu, thi tứ, hình thức của thơ trung đại, vừa mang những hơi thở đầu tiên của văn học hiện đại.
3. Văn học Việt Nam 15 năm cuối 1930 - 1945 đã thực sự là văn học hiện đại. Đây là giai đoạn chín muồi của ý thức hệ, thời kì gặt hái được nhiều thành tựu nhất. Giai đoạn này, văn học đã thực sự chín chắn, đã thực sự hiện đại, với những cách tân đầy mới mẻ, đầy tính hiện đại. Những sáng tác của Nam Cao, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,... góp phần nhiều trong công cuộc đổi mới nền văn học, làm phong phú thêm cho nền văn học nước nhà.