Mở bài:
Truyện 'chiếc lược ngà' được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết nằm 1966, tại chiến trường nam bộ trong khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra ác liệt. Câu chuyện đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc về tình cho con của ông Sáu với bé Thu. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc và xây dựng tình huống bất ngờ, để thể hiện một cách cảm động tình cha con của ông Sáu với bé Thu.
Kết bài:
Chiếc lược ngà, là một câu chuyện vô cùng cảm động làm người đọc phải rơi nước mắt. Tình cha con thiêng liên đẹp đẽ như vậy mà phải dừng ở đây thôi sao? có lẽ không phải như vậy dù ông Sáu không còn trên đời nữa nhưng chiếc lược ngà là món quà đầu tiên và cũng là cuối cùng ông tặng nó sẽ làm xoa dịu nỗi đau khi mất ba của nó. và tình yêu thương đó mãi mãi tồn tại trong lòng bé Thu và với cả ông Sáu ở nơi yên nghỉ.
Chú ý đọc kĩ câu hỏi trước khi hỗ trợ bài em nhé.Đề yêu cầu viết một đoạn thân bài
- Mở bài: Là nhà văn tham gia bộ đội,hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, ta bắt gặp trong những trang văn của Nguyễn Quang Sáng những con chữ bao trọn xúc cảm về cuộc sống và con người Nam Bộ. Xuất phát từ chính tấm lòng của người nghệ sĩ cũng như mối liên hệ mật thiết giữa văn học - cuộc sống - con người như sợi dây vô hình buộc chặt văn học - cuộc sống như Nguyễn Minh Châu từng nhận định “ Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người" Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng độc giả nhiều dư vị trong các tác phẩm của mình.Điển hình trong đó phải kể đến truyện ngắn "Chiếc lược ngà" lột tả sắc nét thứ tình cảm thiêng liêng thời chiến.
- Đoạn đầu tiên thân bài: Chạy dọc chiến hào, dưới những trang văn chan chứa tình cảm khiến "lòng người nở hoa", có thứ tình cảm cựa quậy đơm bông đã thành công rung động bao thế hệ bạn đọc. Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" được viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ diễn tả một cách cảm động tình cảm gia đình thời chiến, đặc biệt là tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le. ( Từ đây em có thể tóm tắt sơ lược tình huống đó .phần đầu thân bài thường chỉ cần khái quát chung toàn bài rồi phần đoạn hai bắt đầu triển khai cảm nhận về cả mặt nội dung và nghệ thuật)
- Nếu là đoạn tiếp theo: Triển khai theo hai tình huống đặt nhân vật đến các bước ngoặt
+ Cảnh trở về của ông Sáu , diễn biến tâm lí của bé Thu trước khi nhận cha
+ Nhận ra cha và cảnh chia tay
+ Đoạn cuối truyện