1. Hoàn cảnh lịch sử :
Mĩ | Nhật |
+ Là nước thắng trận. Theo Hội nghị
Ianta,
Mĩ đóng quân ở nhiều nước để giải giáp
quân đội phát xít.
+ Ðất nước không bị ảnh hưởng bởi chiến
tranh.
+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi
dào.
+ Thu nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí
(114 tỉ USD ).
+ Trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến. | + Là nước bại trận, khoảng 3 triệu
người chết và mất tích; 40% đô thị,
80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp
bị phá hủy. Thảm họa đói rét đe doạ
toàn nước Nhật.
+ Mất hết thuộc địa, bị quân Mĩ chiếm
đóng.
+ Kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng
nề.
+ Sản xuất công nghiệp 1946 chỉ bằng
so với trước chiến tranh. |
[TBODY]
[/TBODY]
– Nhận xét :
Mĩ xây dựng kinh tế trong những điều kiện hết sức thuận lợi, kinh tế phát triển mạnh mẽ. Từ những năm 70 trở đi tốc độ phát triển kinh tế của Mĩ đã giảm.
Nhật xây dựng dựng kinh tế trong những điều kiện hết sức khó khăn. Kinh tế phát triển thần kì. Từ những năm 70 trở đi Nhật trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
2. Chứng minh nền kinh tế Mĩ – Nhật phát triển nhất, nhì thế giới vào những năm 70 của thế kỉ XX.
a. Nước Mĩ : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế nước Mĩ phát triển nhanh chóng. Trong khoảng nửa sau những năm 40, tổng sản phảm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 6%.
– Công nghiệp: sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp t0àn thế giới (56,5% năm 1948).
– Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh. Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng của Anh + Pháp + Tây Đức + Italia + Nhật Bản.
– Tài chính: Nắm ¾ trữ lượng vàng trên toàn thế giới. Là nước chủ nợ thế giới.
– Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển.
– Nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
-> Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất của thế giới. Từ thập kỉ 70 đến nay, địa vị của Mĩ trong thế giới tư bản giảm đi song vẫn là cường quốc số một thế giới.
b. Nhật Bản :
– Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề, bị Mĩ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 – 1952). Từ năm 1950 – 1951, dựa vào nổ lực của bản thân và viện trở của Mĩ, Nhật Bản đã khôi phục được nền kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
– Sau khi nền kinh tế phục hồi và đạt mức trước chiến tranh, từ năm 1952 đến năm 1960, Nhật Bản có bước phát triển nhanh. Đặc biệt là từ 1960 – 1970 có sự phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8% – năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản (sau Mĩ). Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trOng ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới.
3. Những nguyên nhân phá triển chung và riêng thúc đẩy nền kinh tế Mĩ – Nhật phát triển nhất, nhì thế giới vào những năm 70:
*Nguyên nhân riêng.
Mĩ
– Trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản rất cao..
– Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí..
– Tài nguyên phong phú, đất nước không bị chiến tranh tàn phá, nhân công dồi dào, chất xám trên thế giới đổ vào nước Mĩ.
Nhật
– Lợi dụng vốn nước ngoài để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt.
– Biết “len lách”, thâm nhập vào thị trường thế giới.
– Những cải cách dân chủ sau chiến tranh
– Truyền thống tự lực tự cường của nhân dân.
*Nguyên nhân chung.
– Tận dụng được những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật để tăng năng suất và giảm giá thành hàng hóa…
– Sự năng động của chính sách kinh tế… Bóc lột nhân dân trong nước, cácnước nhỏ yếu và cạnh tranh với các nước lớn…