Văn [ Lớp 9 ] Dàn ý chi tiết

Hanh157

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng tám 2017
202
247
124
21
Đồng Nai
THPT Long Khánh

Do Thi Thu Huong

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
227
66
154
Chuyển nội dung bài thơ " Bếp lửa " của Bằng Việt thành một câu chuyện theo lời kể của nhân vật người cháu.
Giúp mình lập dàn ý chi tiết với ạ.:(
Thế là tôi đã rời xa quê hương lên đường sang đất nước Nga xa xôi này du học được hơn 4 tháng rồi. Ở đất nước này mùa đông dường như dài hơn và lạnh hơn rất nhiều so với miền quê Việt Nam của tôi.

Buổi sáng mùa đông, tôi mở cửa sổ nhìn ra bên ngoài thấy hai bên đường từng hàng cây trơ trụi lá chỉ còn những bông tuyết trắng xóa đậu lại trên cây.

Trong tâm hồn của tôi lúc ấy lại mường tượng lại hình ảnh chiếc bếp lửa của bà ngày nào. Một bếp lửa ấm áp, chờn vờn mỗi buổi sớm mai. Tôi nhìn thấy hình ảnh bà tôi chập chờn rung rinh theo hình ảnh ngọn lửa. Trải qua biết bao nhọc nhằn mưa nắng của dòng đời mà bếp lửa của bà vẫn ấp iu nồng đượm vẫn mang bao hơi ấm yêu thương trong tâm trí của tôi.

Tôi chợt nhớ năm mình lên bốn tuổi, dù nhỏ lắm nhưng mùi khói bếp là mùi tôi luôn yêu thích bởi nó là thứ mùi thân thuộc, thân thương như bà của tôi. Tôi chợt rùng mình nhớ đến nạn đói năm 1945 đã giết chết 2 triệu người dân trên đất nước bé nhỏ của tôi. Năm đó là năm mà tất cả mọi gia đình đều đói mòn đói mỏi. Cha tôi lúc bây giờ phải đánh xa ngựa đi làm thuê. Toàn người khô rạc gầy mòn, mà cái đói vẫn bủa vây. Xóm làng tiêu điều hoang sơ, nghĩ lại tới giờ sống mũi tôi vẫn còn cay cay
Rồi cách mạng tháng 8 nổi ra toàn dân quê tôi tất cả mọi người cùng lòng vùng dậy đánh đuổi Nhật, lật đổ Pháp để giành lại chính quyền chấm dứt kiếp lầm than, nô lệ.

Nhưng ngày vui ngắn ngủi qua mau khi thực dân Pháp quay trở lại cướp nước tôi một lần nữa. Theo lời Bác chúng người dân quê tôi lại cùng nhau đứng lên đánh đuổi giác xâm lược.

Trong tám năm ròng rã, ba mẹ đi xa chỉ có bà cháu tôi ở nhà trông nhau, che chở cho nhau bên chiếc bếp lửa hồng sớm tối. Bà kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện về những ngày bà còn ở Huế. Mỗi lần hè về vào ngày tháng 5 bà thường nghe thấy tiếng tu hú kêu vô cùng tha thiết. Tiếng Tu hú kêu gợi nhớ cho bà nhớ quê hương, nhớ người thương. Tôi cứ thế lớn lên trong sự bao bọc của bà. Mỗi lần nghe tiếng tu hú tôi lại nhớ bà và tự hỏi chim tu kêu chi hoài sao tha thiết thế, giá như nó có thể tới đây và ở cùng bà cháu tôi có lẽ nó sẽ không cảm thấy cô đơn như vậy.

Chiến tranh mở rộng bọn giặc tàn ác đã tàn phá, đốt làng đốt xóm quê tôi, những người trước kia đi tản cư hôm nay cũng trở về làng, lầm lụi, ít nói. Trên gương mặt ai cũng khắc sâu sự căm thù tận xương tủy. Tôi viết thư cho bố muốn kể cho bố nghe về những tình hình của làng mình gần đây nhưng bà nhất định không cho bà bảo: “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ.Cứ bảo cả nhà vẫn bình yên”

Ngày này qua tháng nọ, tôi và bà bên nhau mỗi sớm mai thức dậy, rồi khi đêm tối bà lại nhóm lên bếp lửa. Một bếp lửa ấp ủ, nuôi trong lòng bà những hy vọng, niềm tin về một ngày chiến thắng sẽ đến không xa nữa. Rồi ngày đó sẽ tới cả nhà tôi sẽ lại đoàn tụ bên nhau.

Tôi giờ đây đã trưởng thành được đi nhiều nơi trên đất nước. Tôi có niềm vui trăm nhà, đường tôi đi trăm ngả nhưng tôi chưa bao giờ quên hình ảnh của bà bên bếp lửa thân thương.

Nhìn về nơi quê nhà thân thương tôi nhớ bà cùng bếp lửa thân thuộc gắn liền tuổi. Hình ảnh của bà thân thương cùng bếp lửa cứ theo tôi sưởi ấm trái tim tôi ấm áp suốt cuộc đời.

internet
 

Hanh157

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng tám 2017
202
247
124
21
Đồng Nai
THPT Long Khánh
Thế là tôi đã rời xa quê hương lên đường sang đất nước Nga xa xôi này du học được hơn 4 tháng rồi. Ở đất nước này mùa đông dường như dài hơn và lạnh hơn rất nhiều so với miền quê Việt Nam của tôi.

Buổi sáng mùa đông, tôi mở cửa sổ nhìn ra bên ngoài thấy hai bên đường từng hàng cây trơ trụi lá chỉ còn những bông tuyết trắng xóa đậu lại trên cây.

Trong tâm hồn của tôi lúc ấy lại mường tượng lại hình ảnh chiếc bếp lửa của bà ngày nào. Một bếp lửa ấm áp, chờn vờn mỗi buổi sớm mai. Tôi nhìn thấy hình ảnh bà tôi chập chờn rung rinh theo hình ảnh ngọn lửa. Trải qua biết bao nhọc nhằn mưa nắng của dòng đời mà bếp lửa của bà vẫn ấp iu nồng đượm vẫn mang bao hơi ấm yêu thương trong tâm trí của tôi.

Tôi chợt nhớ năm mình lên bốn tuổi, dù nhỏ lắm nhưng mùi khói bếp là mùi tôi luôn yêu thích bởi nó là thứ mùi thân thuộc, thân thương như bà của tôi. Tôi chợt rùng mình nhớ đến nạn đói năm 1945 đã giết chết 2 triệu người dân trên đất nước bé nhỏ của tôi. Năm đó là năm mà tất cả mọi gia đình đều đói mòn đói mỏi. Cha tôi lúc bây giờ phải đánh xa ngựa đi làm thuê. Toàn người khô rạc gầy mòn, mà cái đói vẫn bủa vây. Xóm làng tiêu điều hoang sơ, nghĩ lại tới giờ sống mũi tôi vẫn còn cay cay
Rồi cách mạng tháng 8 nổi ra toàn dân quê tôi tất cả mọi người cùng lòng vùng dậy đánh đuổi Nhật, lật đổ Pháp để giành lại chính quyền chấm dứt kiếp lầm than, nô lệ.

Nhưng ngày vui ngắn ngủi qua mau khi thực dân Pháp quay trở lại cướp nước tôi một lần nữa. Theo lời Bác chúng người dân quê tôi lại cùng nhau đứng lên đánh đuổi giác xâm lược.

Trong tám năm ròng rã, ba mẹ đi xa chỉ có bà cháu tôi ở nhà trông nhau, che chở cho nhau bên chiếc bếp lửa hồng sớm tối. Bà kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện về những ngày bà còn ở Huế. Mỗi lần hè về vào ngày tháng 5 bà thường nghe thấy tiếng tu hú kêu vô cùng tha thiết. Tiếng Tu hú kêu gợi nhớ cho bà nhớ quê hương, nhớ người thương. Tôi cứ thế lớn lên trong sự bao bọc của bà. Mỗi lần nghe tiếng tu hú tôi lại nhớ bà và tự hỏi chim tu kêu chi hoài sao tha thiết thế, giá như nó có thể tới đây và ở cùng bà cháu tôi có lẽ nó sẽ không cảm thấy cô đơn như vậy.

Chiến tranh mở rộng bọn giặc tàn ác đã tàn phá, đốt làng đốt xóm quê tôi, những người trước kia đi tản cư hôm nay cũng trở về làng, lầm lụi, ít nói. Trên gương mặt ai cũng khắc sâu sự căm thù tận xương tủy. Tôi viết thư cho bố muốn kể cho bố nghe về những tình hình của làng mình gần đây nhưng bà nhất định không cho bà bảo: “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ.Cứ bảo cả nhà vẫn bình yên”

Ngày này qua tháng nọ, tôi và bà bên nhau mỗi sớm mai thức dậy, rồi khi đêm tối bà lại nhóm lên bếp lửa. Một bếp lửa ấp ủ, nuôi trong lòng bà những hy vọng, niềm tin về một ngày chiến thắng sẽ đến không xa nữa. Rồi ngày đó sẽ tới cả nhà tôi sẽ lại đoàn tụ bên nhau.

Tôi giờ đây đã trưởng thành được đi nhiều nơi trên đất nước. Tôi có niềm vui trăm nhà, đường tôi đi trăm ngả nhưng tôi chưa bao giờ quên hình ảnh của bà bên bếp lửa thân thương.

Nhìn về nơi quê nhà thân thương tôi nhớ bà cùng bếp lửa thân thuộc gắn liền tuổi. Hình ảnh của bà thân thương cùng bếp lửa cứ theo tôi sưởi ấm trái tim tôi ấm áp suốt cuộc đời.

internet
dàn ý ấy bạn ơi. Vì mọi hình thức đạo văn sẽ không đc chấp nhận.
 

Do Thi Thu Huong

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
227
66
154
dàn ý ấy bạn ơi. Vì mọi hình thức đạo văn sẽ không đc chấp nhận.
+ Mở bài:

– Gợi mở vấn đề bằng sự hồi tưởng của một người con xa xứ, một người cháu nhớ quê hương. Nhớ bà và bếp lửa gắn liền tuổi thơ.

– Thế là tôi đã rời xa quê hương lên đường sang đất nước Nga xa xôi này du học được hơn 4 tháng rồi. Ở đất nước này mùa đông dường như dài hơn và lạnh hơn rất nhiều so với miền quê Việt Nam của tôi.

+ Thân bài:

-Viết câu chuyện theo dòng thời gian của ký ức, theo như bài thơ của tác giả Bằng Việt:

– Buổi sáng mùa đông, tôi mở cửa sổ nhìn ra bên ngoài thấy hai bên đường từng hàng cây trơ trụi lá chỉ còn những bông tuyết trắng xóa đậu lại trên cây.

– Trong tâm hồn của tôi lúc ấy lại mường tượng lại hình ảnh chiếc bếp lửa của bà ngày nào. Một bếp lửa ấm áp, chờn vờn mỗi buổi sớm mai. Tôi nhìn thấy hình ảnh bà tôi chập chờn rung rinh theo hình ảnh ngọn lửa.

– Trải qua biết bao nhọc nhằn mưa nắng của dòng đời mà bếp lửa của bà vẫn ấp iu nồng đượm vẫn mang bao hơi âm yêu thương trong tâm trí của tôi.

– Hình dung hồi tưởng lại thời gian thơ bé, lúc mình 4 tuổi:
– Bếp lửaTôi chợt nhớ năm mình lên bốn tuổi, dù nhỏ lắm nhưng mùi khói bếp là mùi tôi luôn yêu thích bởi nó là thứ mùi thân thuộc, thân thương như bà của tôi.

-Tôi chợt rùng mình nhớ đến nạn đói năm 1945 đã giết chết 2 triệu người dân trên đất nước bé nhỏ của tôi. Năm đó là năm mà tất cả mọi gia đình đều đói mòn đói mỏi.

– Viết lại theo dòng thời gian của lịch sử cách mạng dân tộc:

– Rồi cách mạng tháng 8 nổi ra toàn dân quê tôi tất cả mọi người cùng lòng vùng dậy đánh đuổi Nhật, lật đổ Pháp để giành lại chính quyền chấm dứt kiếp lầm than, nô lệ.

– Nhưng ngày vui ngắn ngủi qua mau khi thực dân Pháp quay trở lại cướp nước tôi một lần nữa. Theo lời Bác chúng người dân quê tôi lại cùng nhau đứng lên đánh đuổi giặc xâm lược.

– Trong tám năm ròng rã, ba mẹ đi xa chỉ có bà cháu tôi ở nhà trông nhau, che chở cho nhau bên chiếc bếp lửa hồng sớm tối. Bà kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện về những ngày bà còn ở Huế.

– Mỗi lần hè về, vào những ngày tháng 5 bà thường nghe thấy tiếng tu hú kêu vô cùng tha thiết.

– Chiến tranh mở rộng bọn giặc tàn ác đã tàn phá, đốt làng đốt xóm quê tôi, những người trước kia đi tản cư hôm nay cũng trở về làng, lầm lụi, ít nói. – Ngày này qua tháng nọ, tôi và bà bên nhau mỗi sớm mai thức dậy, rồi khi đêm tối bà lại nhóm lên bếp lửa.

– Hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà thân yêu: Một bếp lửa ấp ủ, nuôi trong lòng bà những hy vọng, niềm tin về một ngày chiến thắng sẽ đến không xa nữa. Rồi ngày đó sẽ tới cả nhà tôi sẽ lại đoàn tụ bên nhau.

+ Kết

+ Trở lại với thực tại

– Tôi giờ đây đã trưởng thành được đi nhiều nơi trên đất nước. Tôi có niềm vui trăm nhà, đường tôi đi trăm ngả nhưng tôi chưa bao giờ quên hình ảnh của bà bên bếp lửa thân thương.

– Nhìn về nơi quê nhà thân thương tôi nhớ bà cùng bếp lửa thân thuộc gắn liền tuổi. Hình ảnh của bà thân thương cùng bếp lửa cứ theo tôi sưởi ấm trái tim tôi ấm áp suốt cuộc đời.
 
  • Like
Reactions: Hanh157
Top Bottom