[Lớp 9] Bài Viết Số 6 - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý !

C

chiz_kute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề Bài : Trong bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên có 2 câu thơ sau :
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con."
Từ ý nghĩa của 2 câu thơ trên , em hãy nêu suy nghĩ của em về tình cảm mẹ con trong cuộc sống .
=> Lập dàn bài hộ em cái ! ^_^
 
K

kaykochan

dan bai ma ban yeu cau day
I/ mở bài
dẫn dắt, giới thiệu 2 câu thơ sau đó khái quát luận điểm chính
II/thân bài
1)giải thích ý nghĩa của 2 câu thơ
2) trình bày suy nghĩ về 2 câu thơ
a)ý nghĩa 2 câu thơ vô cùng đúng đắn, mang tính triết lý vô cùng sâu sắc
b)bổn phận làm con phải làm gì để đền đáp công ơn của mẹ
c)nêu suy nghĩ về những biểu hiện chưa đúng đắn
III/ kết bài
nêu suy nghĩ về 2 câu thơ
hướng rèn luyện của bản thân
 
C

chiz_kute

Mọi người giúp em làm dàn bài chi tiết hơn được ko ?
Tính triết lý của 2 câu thơ này là gì vậy mọi người ?
 
U

uglygirl_95

Đề Bài : Trong bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên có 2 câu thơ sau :
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con."

Từ ý nghĩa của 2 câu thơ trên , em hãy nêu suy nghĩ của em về tình cảm mẹ con trong cuộc sống .
=> Lập dàn bài hộ em cái ! ^_^
mình chưa viết bài viết số 6 nhưng cũng thử làm để bạn tham khảo và góp ý cho mình với nha!
1.Mở bài:
- Dẫn dắt dẫn tới hai câu thơ và nêu luận điểm một cách khái quát
+ Trong cuộc sống có rất nhiều thứ tình cảm nhưng có lẽ tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng và sâu sắc nhất.
+ Tình cảm mẹ con được nói tới nhiều trong ca dao, tục ngữ và xuất hiện cả trong thơ của Chế Lan Viên ( trích dẫn hai câu thơ trên).
2. Thân bài:
a. Giải thích hai câu thơ:
- Mặc dù có lớn khôn có trưởng thành thì ta vẫn là đứa con bé bỏng của mẹ. Cho dù ở hoàn cảnh nào hay phải đi hết cả con đường đời dài đằng đặng ta vẫn luôn được mẹ dõi theo, luôn được mẹ ủng hộ.
b. Cảm nhận từ hai câu thơ:
- Hai câu thơ như một lời tâm sự của người mẹ với con. Ta hiểu được tình cảm mà mẹ dành cho chúng ta. Trong đó có lẫn cả sự hy vọng, tin tưởng và khích lệ mỗi bước đi nhỏ bé trên đường đời.
- Mẹ luôn là người ủng hộ ta, tiếp sức cho mỗi bước chân mệt nhoài và trái tim bé bỏng.
- Cả cuộc đời lòng mẹ luôn hướng về con, về trái tim non nớt của đứa con bé bỏng.
- Tình cảm mẹ dành cho ta bao la vô tận, ko gì có thể cân đong đo đếm đc tình cảm ấy. ( dẫn chứng ở một số câu ca dao, tục ngữ)
- Liên hệ từ thực tế đời sống.
c. Bài học rút ra cho bản thân từ câu thơ và liên hệ bản thân:
- Bạn nhận đc từ mẹ tình cảm thân thương ấy và đáp lại nó như thế nào?
- Là một người con bạn phải làm gì?
- Có thể đưa ra một số trường hợp con cá bất hiếu với cha mẹ nữa ( tớ thấy như vậy sẽ thực tế và xác thực hơn:)
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề:
+ Tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, đáng chân trọng.

(Dàn ý này mình lập mong có thể giúp đc bạn. Mọi người sửa và góp ý giúp mình nha):-*
 
S

star9x9a

tớ chỉ góp ý nhỏ là: trong phần liên hệ thực tế cần nêu cả những biểu hiện tốt giống như 2 câu thơ và những biểu hiện chưa đúng đắn... và theo mình nghĩ nên có phần những người con mồ côi mẹ từ sớm=>có nhiều thiệt thòi=>>đề cao tình mẫu tử cao cả..
theo các bạn thì sao??
 
H

hongtuyen70

mí bạn giúp dùm mình cái nha. bài viết số 6 khó we' nhưng thứ 6 tuần này mình phãi nộp ùi. đề bài: cãm nhận của em về đoạn trích truyện" chiếc lược ngà" của nguyễn quang sáng. nghị luận về một tác phẫm trích. giúp mình zới nh0a. tk nhiu`:D
 
N

nhilinh_9x

đề bài : đạo lý " Uống nước nhớ nguồn" lập dàn y' dùm em với !! cảm ơn nhìu nhìu:)
 
L

lylac

các bạn giúp tui đề này với hãy chứng minh có mốt dòng sông truyền thống trong nhưng đứa con trong gia đình của NGUYỄN THI
 
N

nhocsieuquay95

box văn hùi trc vui, sao h bùn thế!!
cho một cái:Giải thích ý nghĩa :Núi Thái Sơn là một quả núi đồ sộ trên đất nước Trung Quốc, ở đây chỉ công đức vô cùng lớn lao của cha .Nước trong nguồn chảy ra chẳng bao giờ dứt, ở đây chỉ tình nghĩa hết sức dài lâu của mẹ . Cả hai ca dao trên có ý nói : kẻ làm con biết được công ơn vô cùng lớn lao và dài lâu của cha mẹ và đã có ý nhấn mạnh vào công ơn, tình nghĩa vô cùng lớn lao của cha mẹ và gián tiếp khuyên kẻ làm con phải cố lo tròn chữ hiếu
Giải thích lý do :Các nước Á Đông chúng ta tự ngàn xưa đã tổng kết được công ơn của cha mẹ trong “ chín chữ cù lao “. Đó là sinh (sinh ra ta ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve),súc (bú mớm),trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ) , cố (trông nom ), phục (che chở) , phúc( khuyên răn)cho con cái . Để hiếu thảo với cha mẹ ,ta không những phải biết ơn, kính yêu , vâng lời , giúp đỡ, phụng dưỡng ,thực hiện hoài bão, ước mơ của cha mẹ luôn khiến cho cha mẹ vui lòng , làm rạng danh cha mẹ mà có phải hết lòng lòng thương yêu anh chị em, kính yêu ông bà, quí trọng họ hàng ,kính trọng tổ tiên.

sưu tầm thôi!!!hi`hi`
ki~ hơn:http://www.tusachvietthuong.org/pdf/Cong_Cha_Nhu_Nui_Thai_Son-070507.pdf
mod ơi em chỉ mún xây dựng thoy nhé, đừng xoá ba`i hay ban nick em nhé!!!!!
 
Last edited by a moderator:
N

nikki.tk

chuẩnm pị làm pài văn số 6 òy mà ko pik' làm sa0 đây mong các pạn dúp đỡ!
 
D

datthancong97

em tki` bị ốm liên miên nên đc làm ở nhà!!! có ai làm hộ em đề số 2 về ông Hai đc hok ạ****************************///
 
P

phuongtuanprovip

Có ai có thể viết bài văn lớp 9 ko? đề :suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn ''Làng'' của Kim Lân ai giúp mình với mình cảm ơn nhiều mai mình phải nộp rồi
Chú ý bài viết phải có dấu
Cảnh cáo lần 1.
Chú ý.Đã sửa!
Thân!
 
Last edited by a moderator:
C

c0_p3_dang_iu

tham khảo nhé! hay thì mọi người thank nha!

mí bạn giúp dùm mình cái nha. bài viết số 6 khó we' nhưng thứ 6 tuần này mình phãi nộp ùi. đề bài: cãm nhận của em về đoạn trích truyện" chiếc lược ngà" của nguyễn quang sáng. nghị luận về một tác phẫm trích. giúp mình zới nh0a. tk nhiu`:D

Chúng ta đang sống trong một đất nước hoà bình, được sự dìu dắt, yêu thương của cha mẹ, được đùa vui dưới mái trường đầy ắp tiếng ca. Chúng ta có thể quên được chăng những trang sử hào hùng ấy, ngày các lớp cha anh đi trước đã hi sinh cả tính mạng. Máu của các anh đã nhuộm màu phì nhiêu cho đất nước, sự hi sinh tươi đẹp cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Các anh đã hi sinh cả thể xác lẫn tinh thần, hi sinh cả những hạnh phúc mà lẽ ra các anh phải được hưởng. Chiến tranh, vùng trời của tan thương và chết chóc. Trong mưa bom lửa đạn, trong chất cay xè của mùi thuốc súng, tình cảm cao đẹp nhất của tình đồng chí đồng đội trào dâng. Những bùi ngùi dấu tận đáy lòng của những người cha lên đường chiến đấu gởi lại quê hương đứa con thân yêu nhất của mình để rồi trong giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành quân nỗi nhớ con không còn dấu được. Tình cảm thiêng liêng ấy càng mãnh liệt hơn trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1945, tập kết ra Bắc Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thuộc nhiều thể loại : Truyện ngắn có “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Người đàn bà đức hạnh”, “Vẽ lại bức tranh xưa”…
Các tiểu thuyết “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu” được nhiều độc giả biết đến và đặc biệt là kịch bản phim nổi tiếng “Một thời để nhớ một thời để yêu”. Có lẽ vì sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một truỵên ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích SGK đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử .
“Chiếc lược ngà ” được viết vào năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Nội dung văn bản trong SGK là cuộc gặp gỡ của anh Sáu - một người xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu - con gái anh không nhận cha , trái lại đã đối xử lạnh nhạt, có lúc vô lễ với cha. Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng tình cha con ruột thịt. Sau vài ngày ngắn ngủi sum họp gia đình, anh Sáu phải ra đi. Đến lúc ấy Bé Thu bỗng thay đổi thái độ. Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau .Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt. Thì ra mấy ngày trước do nhìn thấy trên mặt anh Sáu có vết sẹo lớn, bé Thu thấy anh không giống cha chụp chung ảnh với mẹ. Nhờ bà ngoại giảng giải, Thu đã hiểu ra mọi chuyện, em cất tiếng gọi “Ba…ba!..” và hẹn “Ba mua cho con một cây lược nghe!”. Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm yêu quí nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để mang về tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng trong một cuộc chiến đấu anh đã ngã xuống. Trước lúc nhắm mắt anh còn kịp trao cây lược cho người bạn, gửi về tận tay cho con. Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba - nhân vật xưng tôi. Tuy đây là một đề tài khá phổ biến trong văn chương nhưng chính vì thế mà giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.
Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá ấy là chiếc lược ngà. Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha!. Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu. Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.
Cũng như bao người khác anh Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người vợ và đứa con thân yêu. Sự xa cách càng làm dâng lên trong anh nỗi nhớ nhung tha thiết đứa con gái mà khi anh đi nó chưa đầy một tuổi. Nỗi nhớ ấy đã trở thành niềm khao khát, mơ ước cháy bỏng trong lòng anh. Chính vì vậy mỗi lần vợ lên thăm là một lần anh hỏi “Sao không cho con bé lên cùng ?’’. Không gặp được con anh đành ngắm con qua ảnh vậy … Mặc dầu tấm ảnh đó đã rách nát, cũ kĩ lắm rồi, nhưng anh luôn giữ gìn nó vô cùng cẩn thận, coi nó như một báu vật. Còn đối với con gái Thu của anh thì sao? Từ nhỏ đến hồi tám tuổi nó chỉ được biết ba nó qua ảnh và qua lời kể của bà ngoại và má. Dù được sống trong tình yêu thương của mọi người nhưng có lẽ Thu cũng cảm thấy thiếu hụt một tình thương, sự che chở của người cha. Chắc bé Thu từng giờ từng phút trông chờ ba nó lắm nhỉ? Và tám năm trời là những năm tháng dài đằng đẳng ấy cũng làm tăng lên trong lòng hai cha con anh sáu nỗi nhớ nhung, mong chờ, anh Sáu ao ước gặp con, còn bé Thu ao ước găp bố.
Thế rồi niềm ao ước ấy đã trở thành hiện thực. Anh Sáu được nghỉ phép. Ngày về thăm con, trên xuồng mà anh Sáu cứ nôn nao cả người. Anh đang nghĩ tới đứa con, nghĩ tới giây phút hai cha con gặp nhau như thế nào. Những điều ấy choáng hết tâm trí khiến anh không còn biết mình đang ngồi trên xuồng với người bạn. Khi xuồng vừa cập bến, anh Sáu đã nhón chân nhảy thót lên bờ. Người bạn đi cùng cũng rất hiểu anh nên không hề trách. Tôi không thể quên được giây phút vô cùng thiêng liêng và trọng đại của anh Sáu, là giây phút người cha mong chờ đứa con sẽ chạy tới ôm xiết lấy mình, là bước trở về sau bao xa cách…
Hẳn vì quá xúc động nên lúc ấy anh Sáu đã có những cử chỉ mà ngay cả người bạn của anh cũng không ngờ tới “giọng anh tập bập run run”, anh dang hai tay chờ đó con và sải những bước dài đến gần con. Tưởng rằng con bé sẽ chạy tới nhào vào lòng anh nhưng không ngờ bỗng nó hét lên “má…má” và bỏ chạy. Tại sao Thu lại có những hành động như vậy ? Nó yêu ba nó lắm cơ mà ? Nó mong ba về từng ngày từng giờ. Vậy mà tất cả đều lật ngược với nó. Ba nó thật đây, sao nó không nhận ? Hành động của con bé khiến anh sững sờ. Bao yêu thương, mong chờ mà anh dồn nén bấy lâu dường như tan biến hết chỉ còn lại trong anh là nỗi đau khổ vô bờ
.
 
Top Bottom