Câu 1:
1. Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và kinh tế xã hội cho sự phát triển kinh tế ở đồng bằng duyên hải nam trung bộ
Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và biển Đông.
=> tạo điều kiện cho vùng phát triển kinh tế và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài nước.
- Tự nhiên:
+ Lãnh thổ hẹp ngang, đồng bằng nhỏ hẹp, có nhiều bán đảo, vũng vịnh, nhiều bãi biển đẹp.
+ Khoáng sản không nhiều, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, cát làm thủy tinh (Khánh Hòa), vàng (Bồng Miêu), dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung bộ).
+ Có khả năng xây dựng các nhà máy thủy điện có công suất trung bình và nhỏ.
+ Khí hậu có sự phân hóa: phía bắc có mưa lớn vào thu-đông, mùa hạ có gió phơn Tây Nam; phía nam mưa ít, khô hạn kéo dài (đặc biệt Ninh Thuận, Bình Thuận).
- Về xã hội:
+ Trong vùng đã có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
+ Vùng có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Có các di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn
Khó khăn:
- Khoáng sản không nhiều.
- Nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, gió phơn khô nóng.
- Diện tích đồng bằng nhỏ, đất nghèo chất dinh dưỡng chủ yếu là đất pha cát.
- Người dân có mức sống thấp, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ.
- Còn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh.
-Tập trung nhiều dân tộc ít người.
2.Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và kinh tế xã hội cho sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
+Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).
+Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật
Câu 2:
-Thế mạnh về kinh tế biển: Đây là tài nguyên lớn nhất và đặc trưng của vùng, bao gồm: Nguồn lợi hải sản: Vùng chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 60.000 ha, có thể nuôi trồng các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) trên các loại thuỷ vực: mặc, ngọt, lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế: Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường “xuyên Á”. Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.
- Thế mạnh về du lịch: Vùng này có những bờ biển đẹp như Quy Nhơn, Ninh Chữ, Sa Huỳnh và nhiều suối nước nóng. Ngoài khơi nhiều đảo đá lớn, nhỏ. Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng du lịch dồi dào, với sự kết hợp hài hoà giữa biển và núi, có nhiều vịnh đẹp như Dung Quất, Đại Lãnh, Văn Phong. Nơi đây có nhiều di tích như thành cổ Trà Bàn và các tháp Chàm. Đặc biệt, Đà Nẵng - Quảng Nam là vùng đất gắn liền với văn hoá Sa Huỳnh, có nhiều cung điện, đền đài, thành quách uy nghi, tráng lệ, vẫn còn để lại nhiều dấu tích ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu... Ngoài ra còn các danh lam thắng cảnh Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm, đèo Hải Vân,... các bãi biển Mỹ An, Non Nước với dải cát trắng mịn kéo dài.
-Thế mạnh về giao thông:
+ Có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.
+ Hiện đã có các cảng tổng hợp lớn do trung ương quản lý như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất, đặc biệt vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.