Dựa vào đoạn trích: " Trong lòng mẹ " của nhà văn Nguyên Hồng em hãy thuyết minh về thể loại hồi kí.:r3
mình cho bn dàn bài , bạn tự làm nhé !:
Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể tài ký, là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả (tôi tác giả, không phải là tôi hư cấu ở một số tiểu thuyết, truyện ngắn), kể về những sự kiện trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến.
MB :
Hồi ký rất gần với nhật ký ở hình thức giải bày, không dùng các thủ pháp cốt truyện, cách kể theo thứ tự thời gian, chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử.
TB :
Về mặt chất liệu, về tính xác thực không có yếu tố hư cấu thì hồi ký rất gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học, ký sự tư liệu lịch sử. Tuy nhiên, khác với các sử gia và các nhà nghiên cứu tiểu sử, người viết hồi ký chỉ tái hiện phần hiện thực thường nằm trong tầm nhìn của mình, căn cứ chủ yếu vào những ấn tượng và hồi ức của bản thân mình. Do vậy trong toàn bộ tác phẩm có sự nổi trội của bản thân người viết hoặc cái nhìn của người viết vào tất cả những gì được kể lại, miêu tả lại.
Hồi ký mang đậm tính chủ quan. Các sự kiện được kể lại không khỏi chịu tác động bởi các quy luận quên lãng, làm méo lệch của cơ chế hồi ức. Tính chủ quan khiến cho hồi ký không thể so bì với các tư liệu gốc, các chứng tích, về tính xác thực. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sự kiện, thông tin hay sự phiến diện về đối tượng miêu tả trong hồi ký lại được bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả.
Hồi ký là một hình thức văn học viết nhằm ôn lại một hoặc nhiều sự thật của quá khứ, mà tác giả của nó là người trong cuộc, hoặc là người chứng kiến. Vì vậy tính chất sống của hồi ký rất quan trọng để phân biệt với việc ghi chép quá khứ thông qua những sử liệu đã thành văn hay truyền miệng.
Với ý nghĩa như trên, gần đây, trong đời sống văn học Việt Nam, hồi ký xuất hiện quá nhiều, dù người ta có đưa ra những cái tên khác nhau, như: ký ức, hồi ức, kỷ niệm...
Hồi ký góp phần xác minh, khôi phục sự thật lịch sử, liên quan đến một thời đại, một cộng đồng lớn hoặc nhỏ, cho đến một nhóm người hoặc một cá nhân. Trong những trường hợp nào đó, chúng ta không loại trừ khả năng và ý đồ một thiên hồi ký nhằm đính chính lại những sai lầm về nhận thức quá khứ.
Hồi ký là một phương tiện hữu hiệu để con người bày tỏ quan điểm một cách công khai về chính bản thân mình cũng như về người khác, để thực hiện trên diễn đàn công khai sự minh oan chính đáng hay cho những người thân, người gần gũi hay người mà mình cảm phục.
Xét dưới góc độ một sản phẩm văn học, hồi ký còn là nơi để người viết giãi bày tâm sự, bộc lộ những suy ngẫm của mình, có thể là những tâm sự, suy ngẫm liên quan đến cuộc đời, lẽ sống, và cả đến những vấn đề lớn của số phận nhân loại, tiến trình lịch sử, tương lai đất nước từng làm băn khoăn nhiều thế hệ.
Một thiên hồi ký có thể góp phần cho tâm hồn người đọc hướng tới cái đẹp, cái thiện, làm quen với sự buông thả, thói vô trách nhiệm và cả tội ác. Như vậy, ta thấy rằng trong hồi ký, vị trí của cái tôi là rất nổi bật; cái tôi tham dự, cái tôi chứng kiến, cái tôi trần thuật, cái tôi xúc cảm, cái tôi diễn đạt và nchuyển đạt...
Những yêu cầu đối với một tác phẩm thuộc thể loại hồi ký:
- Sự trung thực, nghĩa là yêu cầu nói lên sự thật như nó đã diễn ra, như người viết được biết một cách có kiểm chứng, như người viết tin chắc rằng đó là sự thật với tất cả lương tri của người đang thực hiện giao lưu với công chúng. Lúc này tác giả cần luôn luôn ý thức được rằng mình đang nói chuyện với độc giả của một thế hệ và nhiều thế hệ, những người đang muốn biết và cần biết sự thật. Nếu yêu cầu này không được tính đến thì chức năng khôi phục sự thật của quá khứ cũng như các chức năng khác sẽ chẳng còn ý nghĩa gì. Tuy vậy, yêu cầu này thường gặp thách thức lớn vì những động cơ tất nhiên là không tuyên bố của người viết hồi ký, như việc tự đánh bóng “công lao”, tự “sáng tạo” công lao bản thân của người viết hoặc giả vì quá yêu một ai đó mà người viết có thái độ thiên lệch.
Khi sự thật đó được tung ra trước công chúng rộng rãi , thì không phải chỉ là chuyện “quyền được nói”, “quyền được biết”... Ở đây ta không nói đến yêu cầu phải che dấu sự thật do động cơ ích của một thế lực, một nhóm người hay một cá nhân nào đấy. Mà điều cần nhấn mạnh là không thể đưa ra chiêu bài “sự thật trên hết”, “sự thật lên tiếng” để quên mất hậu quả xã hội của nó. Chẳng hạn hồi ký của một tên tướng cướp hay của một tay trác táng vô độ, tuy có thể làm thỏa mãn một số kẻ tò mò hay méo mó nhân cách nào đó, nhưng ắt hẳn có nhiều yếu tố kích thích tội ác, cổ vũ cho lối sống buông thả hay cách ứng xử thiếu tình người.
KB :
Thể loại hồi ký là một thể loại đang thu hút nhiều người viết và người đọc và có vai trò không nhỏ trong sự phát triển văn học và văn hóa của đất nước ta.
Nguồn :internet
-- Chúc bạn học tốt ! --